Trạm trộn bê tông rất phổ biến trong ngành xây dựng, thường được lắp đặt tại công trình xây dựng hoặc các công ty bê tông thương phẩm. Tùy vào khối lượng sử dụng của công trình hoặc nhu cầu sử dụng bê tông của khách mà mà lắp đặt trạm trộn bê tông có cấu hình cho phù hợp.


Vậy trạm trộn bê tông là gì?


Trạm trộn bê tông là máy dùng cho ngành xây dựng dùng để sản xuất ra bê tông để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài cách trộn thủ công hoặc trộn bằng những máy trộn nhỏ (1 lần trộn 1,2 bao xi măng) thì đối với những công trình xây dựng hoặc khu vực có nhu cầu sử dụng bê tông thì sẽ lắp đặt trạm trộn bê tông với công suất phù hợp.
Trạm trộn bê tông tươi có hai dạng chính: trạm trộn cố định và trạm trộn di động
  1. Trạm trộn bê tông cố định là dạng trạm trộn thường được công ty bê tông thương phẩm hoặc những công ty sản xuát cọc bê tông sử dụng.
  2. Trạm trộn bê tông di động là dạng trạm trộn thường được sử dụng để phục vụ những công trình ngắn hạn, dễ dàng di chuyển từ nơi này đến nơi khác đẻ phục vụ những công trình xây dựng
Dù trạm trộn bê tông xi măng có công suất lớn hay nhỏ thì vẫn có những yêu cầu chính sau:
  • Hoạt động trên cơ chế: tự động, bán tự động và thủ công, tùy vào thời điểm mà có chế độ trộn thích hợp
  • Kết cấu cơ khí đủ chắc chắc để có thể sử dụng bền bỉ theo ngày tháng.
  • Phần mềm điều khiển ổn định, thân thiện dễ sử dụng, đảm bảo sự liền mạch trong quá trình hoạt động
  • Đảm bảo được chất lượng của bê tông, điều chỉnh được mác và độ sụt bê tông để tùy vào mục đích sử dụng mà chọn được cấp phối khác nhau.
  • Sử dụng những thiết bị trạm trộn chất lượng.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của trạm trộn bê tông

Cấu tạo cơ bản của một trạm trộn bê tông xi măng
  • Cụm cấp cốt liệu bao gồm: silo chứa xi măng, phểu chứa cát đá
  • Bộ phận chuyển cốt liệu (cát, đá, xi măng) lên cối trộn bê tông
  • Hệ thống cân cốt liệu bao gồm: Cân xi măng, nước, cân cát, đá. Chúng hoạt động độc lập với nhau có thể điều chỉnh khối lượng tùy theo cấp phối.
  • Cối trộn bê tông: là trung tâm sản xuất bê tông và xả toàn bộ bê tông xuống xe bồn.
  • Hệ thống điều khiển hoạt động của trạm trộn bao gồm: hệ thống điện, tủ điều khiển, máy in, máy tính và phần mềm điều khiển.
  • Kết cấu sắt thép toàn trạm.



Hình ảnh: Trạm trộn bê tông 150m3/h và 120m3/h
nguyên lý hoat động của trạm trộn bê tông


Trạm trộn bê tông phải được hoạt động đồng bộ tất cả các vị trí với nhau và điều điều khiển thông qua phần mềm điều khiển.
  • Trước khi vận hành trạm phải kiểm tra toàn bộ trạm xem gặp vấn đề nào không. kiểm tra các vị trí: bên trong cối trộn bê tông, vị trí tải liệu đến cối trộn (băng tải hoặc skip) và các phểu chứa cốt liệu xe mcos vật thể lạ không.
  • Khởi động máy và nhập cấp phối. Thông thường cấp phối sẽ được lưu sẵn trong hệ thống
  • Điều chỉnh lại vị trí xe bồn vào đúng miệng xả bê tông.
  • Đối với trạm hoạt động tự động thì toàn bộ hoạt động sẽ được diễn ra tự động theo đúng số liệu đã cung trong phần mềm điều khiển
  • Cân cốt liệu cát đá theo nguyên tắc cộng dồn hoặc cân độc lập tùy theo kết cấu trạm.\
  • Cân xi măng, cân phụ gia và cân nước: khi vít tải xi măng, động cơ bơm nước cấp đủ lượng xi măng vào thùng cân xi và nước vào thùng cân nước sẽ tự động ngắt. Cân phụ gia thường sử dụng thùng chứa độc lập hoặc sau khi cân phụ gia xong sẽ đẩy toàn bộ phụ gia vào thùng cân nước
  • Toàn bộ số cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia sẽ được cho vào cối trộn bê tông.
  • sau một thời gian nhất định, toàn bộ hỗn hợp bê tông sẽ được xả vào xe bồn.
  • Chu kỳ sẽ lặp lại liên tục cho đến mẻ trộn cối cùng.
  • sau khi hoạt động sản xuất phải vệ sinh sạch sẽ trạm trộn nhất là vị trí bên trong cối trộn bê tông
  • Lưu ý: thường xuyên kiểm tra nhớt, mỡ các vị trí quan trọng của trạm trộn như: động cơ, hộp sô, 4 đầu trục của cối trộn mà một số vị trí khác.
Xem thêm tại https://toannanggroup.com.vn/