Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Về sức chịu tải quy ước

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Về sức chịu tải quy ước

    Nguyên văn bởi David Giang
    Bác nói cũng đúng đó nhưng người Việt mình thì muốn làm việc nhiều lấy số lượng chứ không có lấy chất ,Em có tham qan một số nơi kiểm định thấy mấy ông mang mẫu về vứt đó sau rùi kiển định sau thế gọi gì là ''Chất'' nữa.nói không hay ra mấy ông này còn kiếm thêm chút ìt từ sản phẩm này.
    Bác ah`, nếu quả như lời bác nói thì ở chổ bác tư vấn vẽ đường chạy rồi, chủ đầu tư yếu rồi. Thật ra nếu làm theo đúng luật xây dựng thì trong giai đoạn này GS A của chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm theo chân mấy anh thí nghiệm của tư vấn đến phòng thí nghiệm kiểm tra. Tất nhiên là em đang nói theo luật, còn thực tế ngoài cuộc sống kia thì chẳng có anh GS A nào lại "làm khó" như vậy! Luật thì vẫn bài bản đầy đủ đấy bác, nếu có chuyện xãy ra bác sẽ thấy tính chặt chẽ của luật mình!

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Về sức chịu tải quy ước

      Nguyên văn bởi civilbd
      Nếu ko có nó em cũng ko ngại gì, vì thật ra nếu bác tính cho móng nông thì bác sẽ nghĩ đến Rtc, kèm theo nó là bác kiểm tra lại độ sệt B, C, ma sát. Còn nếu bác tính cho móng cọc thì ngoài các đại lượng đó để ra được SCT 1 cọc, tính lún cho khối móng quy ước thì bác có thể áp dụng cách SPT để ra thêm 1 con số nữa. Từ đó bác sẽ kiểm chứng lại SCT 1 cọc theo cách tính nào an toàn rồi làm cho bài thiết kế của mình. Nói chung Rqu chẳng có tác dụng gì.
      Em chưa từng bao giờ dòm ngó đến con số Rqu này!
      Thí nghiệm trong phòng cho độ chính xác cao, SPT là thí nghiệm được xem là kém chính xác nhất trong các loại thí nghiệm hiện trường. Khi bác dùng hai loại thông số có được từ hai nguồn thí nghiệm để so sánh độ chính xác để có con số an toàn theo tôi là không đúng. Chẳng qua là chọn giá trị min để an toàn hơn thôi, còn hệ số an toàn thật sự thì....
      nhờ bác giải thích làm rỏ.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Về sức chịu tải quy ước

        Nguyên văn bởi betameo
        Thí nghiệm trong phòng cho độ chính xác cao, SPT là thí nghiệm được xem là kém chính xác nhất trong các loại thí nghiệm hiện trường. Khi bác dùng hai loại thông số có được từ hai nguồn thí nghiệm để so sánh độ chính xác để có con số an toàn theo tôi là không đúng. Chẳng qua là chọn giá trị min để an toàn hơn thôi, còn hệ số an toàn thật sự thì....
        nhờ bác giải thích làm rỏ.
        1) Thí nghiệm theo PP nào cũng chỉ là "dự báo" SCT thôi, ko có cách nào chính xác đến 100% hết. Trên thế giới này có đến... mấy chục cách tính "dự báo" SCT bác ah. Ng kí sư thiết kế bây giờ "quyền" to lắm, có thể tính theo nhiều cách để ra được SCT. Miễn sao chọn 1 con số "an toàn". Em ví dụ như: nội trong TCXDVN 205:1998 đã có đến mấy cách dự báo ra SCT; em bên cầu thì còn thêm QT79 theo Nga xưa kia, 22TCN 272-05 theo ASSHTO Mỹ, mà trong 272-05 đã có 3 cách tính, rồi còn cho phép tham khảo 1 số quy chuẩn khác nữa, hóa ra sơ sơ gần ... 10 cách.
        2) An toàn nhất là cách khi đưa ra thi công, khi đã "dự báo" ra chiều dài cọc để đạt SCT "dự báo" đó. Nếu bên nhà thì thữ tĩnh cọc. Còn bên cầu thì luôn luôn lúc đóng cọc thử thì KS thiết kế phải có mặt để quyết định chiều dài thực tế của cọc. Hệ số an toàn là ở chổ đó đó bác.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Về sức chịu tải quy ước

          Nguyên văn bởi civilbd
          1) Thí nghiệm theo PP nào cũng chỉ là "dự báo" SCT thôi, ko có cách nào chính xác đến 100% hết. Trên thế giới này có đến... mấy chục cách tính "dự báo" SCT bác ah. Ng kí sư thiết kế bây giờ "quyền" to lắm, có thể tính theo nhiều cách để ra được SCT. Miễn sao chọn 1 con số "an toàn". Em ví dụ như: nội trong TCXDVN 205:1998 đã có đến mấy cách dự báo ra SCT; em bên cầu thì còn thêm QT79 theo Nga xưa kia, 22TCN 272-05 theo ASSHTO Mỹ, mà trong 272-05 đã có 3 cách tính, rồi còn cho phép tham khảo 1 số quy chuẩn khác nữa, hóa ra sơ sơ gần ... 10 cách.
          .
          Bác nói rỏ thêm nội dung:
          Trong nhiều cách tính SCT , với nhửng công trình bác tham gia có tình trạng giá trị min thường là giá trị tính từ số SPT không?

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Về sức chịu tải quy ước

            Nguyên văn bởi civilbd
            Nếu ko có nó em cũng ko ngại gì, vì thật ra nếu bác tính cho móng nông thì bác sẽ nghĩ đến Rtc, kèm theo nó là bác kiểm tra lại độ sệt B, C, ma sát. Còn nếu bác tính cho móng cọc thì ngoài các đại lượng đó để ra được SCT 1 cọc, tính lún cho khối móng quy ước thì bác có thể áp dụng cách SPT để ra thêm 1 con số nữa. Từ đó bác sẽ kiểm chứng lại SCT 1 cọc theo cách tính nào an toàn rồi làm cho bài thiết kế của mình. Nói chung Rqu chẳng có tác dụng gì.
            Em chưa từng bao giờ dòm ngó đến con số Rqu này!
            Giá trị SPT rất quan trọng trong thiết kế và trong xác định độ chặt, trạng thái của đất. Nhưng sai số SPT do nguyên nhân khách quan thường xảy ra. Nên cần kết hợp với kết quả thí nghiệm trong phòng , không nên phủ nhận kết quả thí nghiệm trong phòng.
            Giá trị sức chiu tải trong dân dụng hầu như người thiết kế không cần mà chỉ là giá trị tham khảo. bởi vì các số liệu khác người thiết kế sẽ tính toán lai.
            Trong giao thông TCN còn đưa ra sức chịu tải ứng với các loại đất khác nhạu giá trị này rất quan trọng trong thiết kế đường vì nó giúp cho người thiết kế có cách nhìn tổng quan nhất và đưa ra phương án đào đắp sau đó sẽ kiểm toán ổn định của nền. do đó bạn nói giá trị sưc chiu tai ko can thiêt??? có gi ban chi giao them nhe!!!
            Nơi sinh sống và làm việc: Thành phố Đà Nẵng

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Về sức chịu tải quy ước

              Nguyên văn bởi khiemdcctk41
              Trong giao thông TCN còn đưa ra sức chịu tải ứng với các loại đất khác nhạu giá trị này rất quan trọng trong thiết kế đường vì nó giúp cho người thiết kế có cách nhìn tổng quan nhất và đưa ra phương án đào đắp sau đó sẽ kiểm toán ổn định của nền. do đó bạn nói giá trị sưc chiu tai ko can thiêt??? có gi ban chi giao them nhe!!!
              Thông thường trong quá trình thiết kế đường thì thông qua cột địa tầng và số búa SPT nhảy, tất nhiên kết hợp với TN trong phòng để cho ra độ sêt, C, fi... để đánh giá chất lượng đất (từ đó cũng cho phép gọi tên đất) và từ đó tìm ra biện pháp xữ lý nền (đào, xữ lý vãi địa, đắp cát hay hơn nữa là dùng cọc cát... nếu cấp đường quan trọng và chiều sâu lớp bùn sâu quá). Chứ ko ai nhìn vào Rqu 1x1m để đánh giá là đất này yếu hay ngon cả.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Về sức chịu tải quy ước

                Nguyên văn bởi betameo
                Bác nói rỏ thêm nội dung:
                Trong nhiều cách tính SCT, với những công trình bác tham gia có tình trạng giá trị min thường là giá trị tính từ số SPT không?
                Nói chung ko biết bên bạn thì sao chứ bên mình thì tự có luôn máy khoan địa chất nên ngay từ giai đoạn ban đầu này mình đã "bám" rất sát mấy anh bên tổ khoan từ chất lượng khoan, cách đếm búa SPT cho đến công tác lấy mẫu, chiều sâu từng lớp địa chất (liên tục gọi điện để quyết định chiều sâu hố khoan). Thì mình thấy rằng giá trị SPT nếu được đếm đàng hoàng thì khi tính ra kết quả (theo 272-05) là ổn định hơn các PP tính trong phòng TN, giá trị SCT tính ra gần xít sát so với SCT thực tế. Chiều dài cọc thường thì tính ra chỉ "dư" hơn thực tế 1, 2m (tính từ ngày mình làm cái cầu đầu tiên tới tháng 01/08). Nói chung là ko bị phát sinh tăng, ko bị chủ đầu tư la.
                Vài lời góp ý cùng bạn!

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Về sức chịu tải quy ước

                  các bác cho tôi tham khảo:
                  Số SPT đưa vào tính toắn các bác hiệu chỉnh bao nhiêu phần trăm năng lượng hữu ích.
                  Ngoằi ra cần hiệu chỉnh gì nữa không.
                  Hơi lạc đề mong mọi người bỏ qua.
                  Thân.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Về sức chịu tải quy ước

                    Có một số bác chưa hiểu ý nghĩa của sức chịu tải quy ước được nêu trong các tài liệu địa chất. Ví dụ: có bác thì cho là vì sức chịu tải tính cho móng 1mx1m nên gọi là quy ước, có bác lại không rõ đây là thuộc trạng thái giới hạn 1 hay giới hạn 2.

                    Thực ra, theo tiêu chuẩn tính toán của Liên Xô cũ (trước đây Việt Nam thường áp dụng) có một đại lượng là Rtc (Liên Xô là RH)được gọi là "áp lực tiêu chuẩn của nền đất" hay "áp lực tính toán quy ước".

                    Ý nghĩa của Rtc: là giới hạn đảm bảo rằng dưới áp lực này, ứng suất trong nền còn khá nhỏ (cụ thể là vùng biến dạng dẻo chỉ mới phát triển tới độ sâu b/4 kể từ đáy móng, với b là chiều rộng móng), và do vậy có thể chấp nhận giả thiết nền biến dạng tuyến tính. Đây là điều kiện để có thể tính ứng suất trong nền đất theo lý thuyết đàn hồi và có thể áp dụng tính lún theo phương pháp cộng lún.

                    Công thức tính Rtc này cũng phụ thuộc vào C, phi, gamma. Nhưng cách tính thì khác với cách tính sức chịu tải của nền đất (trạng thái giới hạn 1) mà được tiếp cận theo lý thuyết cân bằng giới hạn (ví dụ công thức của Tezaghi, Mayerhof...).

                    Tuy nhiên, qua áp lực Rtc này cũng phần nào đánh giá được sức chịu tải của nền. Thường khi áp lực tiêu chuẩn dưới dáy móng < Rtc, thì nền cũng đảm bảo TTGH 1, nhưng không luôn như vậy.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Về sức chịu tải quy ước

                      Các bác đều đúng cả và hết sức... cẩn thận !
                      Như bác company đã nói, sức chịu tải quy ước của đất là Rtc được tính với móng "chuẩn" (bề rộng móng 1m và độ sâu đáy móng "?"); Có thể nói sức chịu tải quy ước là sức chịu tải tính tóan của nền tương ứng với móng "chuẩn" (vì là sức chịu tải của nền !);
                      Đối với "dân tay ngang" như tôi thì sức chịu tải quy ước cũng rất hữu ích đấy, vì những công trình quy mô nhỏ thì không cần phải khảo sát địa chất (có sai Luật XD không nhỉ?), nếu có thì mất một khoẳng tiền (dân tôi gọi là... lãng phí) vả lại đối với từng loại đất có đặc trưng sức chịu tải quy ước riêng (tương đối) mà có thể nhận xét bằng... mắt thường ! Còn việc móng có kích thước và độ sâu chôn móng khác với móng "chuẩn" thì dùng công thức... quy đổi !
                      Tôi quên mất độ sâu chôn móng "chuẩn" là bao nhiêu, nhờ các bác đính chính giùm, cám ơn !
                      Các bác bình luận thêm !
                      Last edited by vinhhoa74; 09-01-2008, 11:39 AM.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Về sức chịu tải quy ước

                        Nguyên văn bởi vinhhoa74
                        Các bác đều đúng cả và hết sức... cẩn thận !
                        Như bác company đã nói, sức chịu tải quy ước của đất là Rtc được tính với móng "chuẩn" (bề rộng móng 1m và độ sâu đáy móng "?"); Có thể nói sức chịu tải quy ước là sức chịu tải tính tóan của nền tương ứng với móng "chuẩn" (vì là sức chịu tải của nền !);
                        Mình có nói thế đâu!
                        Áp lực tính toán quy ước Rtc không phải được tính cho móng chuẩn 1mx1m. Nó được tính toán cho móng có kích thước bất kỳ. Các báo cáo khảo sát địa chất thường cung cấp Rtc cho móng 1mx1m.
                        Độ sâu để tính Rtc cho lớp đất phụ thuộc độ sâu của lớp đất đó, chứ không có độ sâu chuẩn nào cả.

                        Nguyên văn bởi vinhhoa74
                        Đối với "dân tay ngang" như tôi thì sức chịu tải quy ước cũng rất hữu ích đấy, vì những công trình quy mô nhỏ thì không cần phải khảo sát địa chất (có sai Luật XD không nhỉ?), nếu có thì mất một khoẳng tiền (dân tôi gọi là... lãng phí) vả lại đối với từng loại đất có đặc trưng sức chịu tải quy ước riêng (tương đối) mà có thể nhận xét bằng... mắt thường ! Còn việc móng có kích thước và độ sâu chôn móng khác với móng "chuẩn" thì dùng công thức... quy đổi !
                        !
                        Những công trình lán trại tạm, nhà nhỏ 1 tầng thì có thể không cần khảo sát, mà đánh giá đất bằng mắt bằng tay.

                        Nhưng xây dựng công trình mà không có khảo sát đia chất chắc chắn là sai luật. Bộ xây dựng còn có cả chỉ thị để nhắc nhở các bên thực hiện công tác kháo sát theo luật:
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Về sức chịu tải quy ước

                          Bác Company ơi, cái Rtc mà bác gọi là quy ước đó tụi này gọi nó là SCT tiêu chuẩn (tính cho hố móng bất kỳ). Còn cái Rqu thì tụi này hiểu nó là SCT quy ước cho hố móng "quy ước" 1mx1m.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Về sức chịu tải quy ước

                            Nguyên văn bởi civilbd
                            Bác Company ơi, cái Rtc mà bác gọi là quy ước đó tụi này gọi nó là SCT tiêu chuẩn (tính cho hố móng bất kỳ). Còn cái Rqu thì tụi này hiểu nó là SCT quy ước cho hố móng "quy ước" 1mx1m.
                            Thật sự định nghĩa về sức chịu tải quy ước trong sách không rỏ. Tôi hiểu như sau: với một lớp đất bất kỳ trong hố khoan xuyên qua, được xem là ở độ cao tại MĐTN ( có 0.0) và tính sức chịu tải cho móng tiêu chuẩn về hình dạng (1x1m) ở độ sâu tiêu chuẩn ( tôi không nhớ cụ thể là 1m hay 2 m). Tức là bỏ qua sự đè của các lớp đất phía trên nếu có và xem nó đủ dày để tính ( dù lớp có thể < 1 m).
                            Còn Rtc thì dể hiểu rồi.
                            Bác gì ở trên nói không cần khảo sát mà chỉ cần Rqước thì chắc bác chưa tham gia thiết kế hợac thi công CT.
                            Nếu có người cầm cục đất mà phán được thì sẽ có 50% kỹ sư thất nghiệp.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Về sức chịu tải quy ước

                              Nguyên văn bởi betameo
                              Thí nghiệm trong phòng cho độ chính xác cao, SPT là thí nghiệm được xem là kém chính xác nhất trong các loại thí nghiệm hiện trường. Khi bác dùng hai loại thông số có được từ hai nguồn thí nghiệm để so sánh độ chính xác để có con số an toàn theo tôi là không đúng. Chẳng qua là chọn giá trị min để an toàn hơn thôi, còn hệ số an toàn thật sự thì....
                              nhờ bác giải thích làm rỏ.
                              Chào bác Batameo! Thí nghiệm trong phòng là thí nghiệm có độ chính xác cao. Điều đó là hiển nhiên rôi , còn thí nghiệm SPT độ chính xác là kém chính xác nhất. Rất đúng thí nghiệm này còn phụ thuộc tay nghề của công nhân khoan, địa tầng và chiều sâu thí nghiệm có đúng với chiều sâu đáy lỗ khoan hay ko? Do vậy thí nghiệm này đồi hỏi tây nghề của kỹ sư giám sát và người đứng máy khoan. Cho nên thực tế chúng ta ko nên nói rằng thí nghiệm này kém chính xác và nói chung ko dùng được là hoàn toàn ko đúng bới bản chất của thí nghiệm này. nếu vậy thì cần gì thí nghiệm nữa nói chung thí nghiệm này đã được kiểm chứng và có tính đánh giá địa tầng khả quan vì vậy trong môi trường khảo sát của Việt nam do tay nghề người thực hiện và quy trình áp dụng chưa chuẩn nên ko có độ tin cậy cao. Vì vậy, khi các số liệu SPT đã đựoc thực hành chuẩn và kết hợp với số liệu trong phòng thì số liệu sẽ rất tốt. Cho nên mong rằng chúng ta cần xây dựng thương hiệu Địa kỹ thuật nên nhé chứ đừng ép giá quá mà ngành chúng ta sẽ ko phát triển được. Đơn giá đừng down quá thấp để nhận được việc mà khi thi công bỏ qua nhiều khâu quan trọng trong quá trình khoan nhé. Mong các bác chỉ giao thêm.
                              Nơi sinh sống và làm việc: Thành phố Đà Nẵng

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Về sức chịu tải quy ước

                                Nguyên văn bởi civilbd
                                Thông thường trong quá trình thiết kế đường thì thông qua cột địa tầng và số búa SPT nhảy, tất nhiên kết hợp với TN trong phòng để cho ra độ sêt, C, fi... để đánh giá chất lượng đất (từ đó cũng cho phép gọi tên đất) và từ đó tìm ra biện pháp xữ lý nền (đào, xữ lý vãi địa, đắp cát hay hơn nữa là dùng cọc cát... nếu cấp đường quan trọng và chiều sâu lớp bùn sâu quá). Chứ ko ai nhìn vào Rqu 1x1m để đánh giá là đất này yếu hay ngon cả.
                                Trong giao thông không tính toán nền sức chịu tải quy ước theo Rqu 1x1m để đánh giá mà có bảng tra theo tiêu chuẩn ngành trong đó phụ thuộc hệ số rỗng, độ sệt B và chỉ số deo. nên từ số liệu này sẽ đưa cho người thiết kế cách nhìn tổng quan nhất là đào đi hay đắp nên....
                                Nơi sinh sống và làm việc: Thành phố Đà Nẵng

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X