Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

    Nguyên văn bởi TL2007
    Tôi có bài toán như sau, nhờ các anh em giúp đỡ:
    Nền nhà xưởng công ngiệp ở Hải Dương, tải trọng 5t/m2. Địa chất như sau:
    Lớp 1: đất san nền dày 1,5m.
    Lớp 2: sét màu xám vàng, dày 1,6m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau:
    Calculation strength R=1.3kg/cm2; Oedometer module E=98kg/cm2; SPT=5.
    Lớp 3: Bùn sét, trạng thái dẻo chảy chiều dày tương đối lớn 10m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau: R=0.4kg/cm2; E=15kg/cm2; SPt N30=0-2.
    Lớp 4: Sét pha màu vàng nâu, trạng thái dẻo vừa đến nửa cứng dày 7,4m. Các chỉ tiêu như sau: R=1.7kg/cm2; E=163.0kg/cm2; SPT=7-21.
    Lớp 5: Cát pha màu vàng, nâu hồng, trạng thái dẻo vừa, nửa cứng, dày 6.5m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau: R=1,5kg/cm2; E=122kg/cm2; SPT=6-9.
    Lớp 6: Đất sét màu vàng, nâu vàng, trạng thái cứng; Các chỉ tiêu như sau: R=1,5kg/cm2; E=135kg/cm2; SPT=12-34.
    Phương án của em là dùng cọc BTCT 250x250 dài 18m nhưng vẫn chưa chắc chắn lắm. Bác nào đã gặp trường hợp như trên thì giúp em với. Cho em hỏi thêm, Nếu dùng cọc cát gia cố xi măng thì có khả thi không?
    Bạn không nói rõ đất nền sàn lấp lâu chưa? Hoạt tải 5t/m2, Tải trọng bản thân nền BT + lót = 0.8t/m2, Tải trọng đất đắp : 1.5m x 1.8t/m3 --Ứng suất gây lún 8.5t/m2 Chiều sâu gây lún : 8-12m(tùy theo bề rộng nền) Như vậy phương án móng cọc bạn chọn là ổn.Vì lớp đất thứ 3 rất yếu.
    Cọc 250x250 có thể chịu lực 50 tấn. TT + HT ~ 7t/m2 (kể cả hệ số vượt tải) Như vậy cứ 7m2 bạn cần 01 cọc có lẽ hơi dày. Bạn có thể chọn cọc lớn hơn (cọc 300x300 hay cọc ống ƯLT d400...) để sức chịu tải khoảng 100 tấn như vậy se kinh tế hơn.
    Vài dòng để bạn tham khảo

    Ghi chú


    • #17
      gửi chú TL2007

      ĐỂ an toàn chú dặt cọc vào lớp 6.
      Hồ sơ địa chất của chú làm điêu quá. Người viết báo cáo cũng kém ( cát pha chỉ có các trạng thái sau "cứng, dẻo, chảy. Đã thế trong 1 lớp mà SPT thay đổi từ 7 -:- 23 thì anh cũng Pó tay).

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

        Nguyên văn bởi TL2007
        Tôi có bài toán như sau, nhờ các anh em giúp đỡ:
        Nền nhà xưởng công ngiệp ở Hải Dương, tải trọng 5t/m2. Địa chất như sau:
        Lớp 1: đất san nền dày 1,5m.
        Lớp 2: sét màu xám vàng, dày 1,6m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau:
        Calculation strength R=1.3kg/cm2; Oedometer module E=98kg/cm2; SPT=5.
        Lớp 3: Bùn sét, trạng thái dẻo chảy chiều dày tương đối lớn 10m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau: R=0.4kg/cm2; E=15kg/cm2; SPt N30=0-2.
        Lớp 4: Sét pha màu vàng nâu, trạng thái dẻo vừa đến nửa cứng dày 7,4m. Các chỉ tiêu như sau: R=1.7kg/cm2; E=163.0kg/cm2; SPT=7-21.
        Lớp 5: Cát pha màu vàng, nâu hồng, trạng thái dẻo vừa, nửa cứng, dày 6.5m. Các chỉ tiêu cơ lý như sau: R=1,5kg/cm2; E=122kg/cm2; SPT=6-9.
        Lớp 6: Đất sét màu vàng, nâu vàng, trạng thái cứng; Các chỉ tiêu như sau: R=1,5kg/cm2; E=135kg/cm2; SPT=12-34.
        Phương án của em là dùng cọc BTCT 250x250 dài 18m nhưng vẫn chưa chắc chắn lắm. Bác nào đã gặp trường hợp như trên thì giúp em với. Cho em hỏi thêm, Nếu dùng cọc cát gia cố xi măng thì có khả thi không?
        SPT=12-34 là sao vậy? Lớp 6 có SPT max = 34 sao xếp vào trạng thái cứng được. Nếu là nhà phân xưởng ngoài tính toán cho tải trọng tĩnh chác còn phải đề cập đến tải trọng động do các máy làm việc nữa. Nếu SPT=12-34 kiểu này mà tựa cọc lên e rằng hơi mạo hiểm
        Khảo sát xây dựng chuyên nghiệp:
        www.khaosatxaydung.com.vn

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

          Nguyên văn bởi anh17d4
          SPT=12-34 là sao vậy? Lớp 6 có SPT max = 34 sao xếp vào trạng thái cứng được. Nếu là nhà phân xưởng ngoài tính toán cho tải trọng tĩnh chác còn phải đề cập đến tải trọng động do các máy làm việc nữa. Nếu SPT=12-34 kiểu này mà tựa cọc lên e rằng hơi mạo hiểm
          Đôi lúc tớ cũng thấy nhiều hồ sơ khảo sát thể hiện trong một lớp đất là chỉ số SPT biến thiên nhiều quá(hay là do bốc thuốc cũng không biết nữa ), nên tớ thích tính toán cọc theo chỉ tiêu cơ lý hơn (W, C, E, tang(fi)), còn cách tính theo SPT chỉ để tham khảo thui.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

            Nguyên văn bởi nguyenngoc74
            Đôi lúc tớ cũng thấy nhiều hồ sơ khảo sát thể hiện trong một lớp đất là chỉ số SPT biến thiên nhiều quá(hay là do bốc thuốc cũng không biết nữa ), nên tớ thích tính toán cọc theo chỉ tiêu cơ lý hơn (W, C, E, tang(fi)), còn cách tính theo SPT chỉ để tham khảo thui.
            Tính theo chỉ tiêu cơ lý là cơ bản, tuy nhiên một vài bài toán mà ko có SPT thì cũng gay, ví dụ như tính modum tổng biến dạng E của đất cát, dăm sạn. Theo mình nghĩ giá trị SPT là phương pháp rất hay,vừa dễ thực hiện, lại rất chính xác.
            Khảo sát xây dựng chuyên nghiệp:
            www.khaosatxaydung.com.vn

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

              theo em nghỉ thi anh xem xét lại phần tính toán móng nổi thử

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

                Nguyên văn bởi pmdc
                Cọc 250x250 có thể chịu lực 50 tấn.
                Chủ quan quá, mất an toàn, tôi chưa thấy cọc 25 mà chịu đến 50 T.
                Thí nghiệm SPT trong đất dính thì chỉ có ý nghĩa tham khảo thôi. Kết quả TN SPT phụ thuộc nhiều vào thành phần của đất và phương pháp tiến hành. Nhưng SPT lại có hiệu quả trong đất rời và khó lấy được mẫu nguyên dạng.

                Còn tải trọng của CT không lớn lắm. Bạn cư tính toán về điều kiện sức chịu tải của nền đất và biến dạng có đạt yêu cầu kỹ thuật không rồi mới chuyển sang trường hợp móng coc.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

                  Nguyên văn bởi PhanTuHuong
                  Chủ quan quá, mất an toàn, tôi chưa thấy cọc 25 mà chịu đến 50 T.
                  Thí nghiệm SPT trong đất dính thì chỉ có ý nghĩa tham khảo thôi. Kết quả TN SPT phụ thuộc nhiều vào thành phần của đất và phương pháp tiến hành. Nhưng SPT lại có hiệu quả trong đất rời và khó lấy được mẫu nguyên dạng.

                  Còn tải trọng của CT không lớn lắm. Bạn cư tính toán về điều kiện sức chịu tải của nền đất và biến dạng có đạt yêu cầu kỹ thuật không rồi mới chuyển sang trường hợp móng coc.
                  Vấn đề ở đây là bạn chưa thấy chứ không phải là không có. Tui nói ở đây là đề thực (tui đã làm) chứ không phải nói cho vui. Ở đây là 01 nhà xưởng mặt bằng rộng , có thể thi công với lực ép là 100t dễ dàng.
                  Về đất nền có thể tính cọc 250x250 chịu tải 50 tấn. Về vật liệu cũng có thể tính Pvl>100t(phù hợp thi công)
                  Về đất nền Ok, vật liệu OK, điều kiện thi công OK cọc 250 chịu tải 50 tấn là bình thường. Còn chiều dài cọc bao nhiêu là tuỳ vào người thiết kế nếu Lcọc/Bcọc<120 là được.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

                    Nguyên văn bởi vanchuong
                    Cám ơn các bạn cho lời khuyên!
                    Cuối cùng thì tôi chọn phương án móng băng trên nền gia cố cừ tràm vì mực nước ngầm ở vị trí ct cao đảm bảo độ bền của cừ.
                    Nguồn http://structdesignpro.s2.bizhat.com...ftopic336.html

                    Sử dụng cọc tràm trong thiết kế quả là một việc làm không chuẩn mực, nhưng không phải vậy mà không sủ dụng đến, thực tế nó vẫn sử dụng tốt cho những nơi có điều kiện thích hợp, thậm chí cho cả những nhà cao 5 tầng.
                    Dưới đây là kết quả thí nghiệm của nhóm nghiên cứu của trường đại học BK TPHCM.
                    Ứng suất trung bình:
                    Rnén(kg/cm2): Gốc : 260 Thân : 374 Ngọn: 290
                    Rkéo(kg/cm2): Gốc: 369 Thân: 513 Ngọn: 296
                    Ruốn(kg/cm2): Gốc: 57 Thân: 81 Ngọn: 79

                    Nhà nước đã bỏ ra rất nhiều tiền cho các nhà khoa học nước ta nghiên cứu về vấn đề này, hầu hết đều cố gắng tìm một lý thuyết nào đó hay một quan điểm để áp dụng cho việc tính toán này, cách đây 5 năm có một hội thảo khoa học cấp bộ để đưa ra các tiêu chuẩn về cọc tràm nhưng tới giờ vẫn chưa được công bố. Thậm chí còn dự định đưa thành TIÊU CHUẨN Thiết Kế và nghiệm thu MÓNG CỪ TRÀM (đã có bản Dự Thảo ) Thật may mà nó không hình thành..!!!
                    Đa phần thiết kế móng cọc tràm thì theo kinh nghiệm chứ không có một tiêu chuẩn nào về nó, nên dù có khả thi thì hiếm có người thiết kế nào áp dụng biện pháp thi công cọc tràm (trừ mấy công trình nhà dân).
                    Cọc tràm là vật liệu gỗ nên không thể xem là vật liệu có tính truyền lực đẳng hướng, đặc thù cây tràm có cây cong, cây thẳng, tuổi đời khác nhau.
                    Rồi việc sử dụng cọc tràm còn phụ thuộc rất nhiều vào mực nước ngầm trong năm, mà mực nước ngầm thì thay đổi theo mùa, từng vùng cũng có sự thay đổi về mực nước ngầm khác nhau.
                    Chính vì vậy khó có thể đưa ra một tiêu chuẩn chung về móng cọc tràm.
                    Thực tế thiết kế và thi công móng cừ tràm mà chính bản thân tôi từng làm (Tk, thi công, thử tải, theo dỏi lún....) cho tôi nhiều bài học đáng gía như sau:
                    - Một số công trình ổn định rất tốt trong điều kiện thích hợp.
                    - Một số công trình có độ lún rất lớn trên 30cm, nguyên nhân không hòan tòan do móng LÚN MÓNG TRONG NỀN mà chủ yếu do NỀN tòan khu vực bị lún, mang công trình lún theo !!!

                    Hầu hết là khu vực trước kia là đầm lầy ruộng lúa, sau đó được san lấp với chiều dầy trung bình 2 mét , cho dù lớp này có được lèn chặt bao nhiêu đi nữa (Khu Đinh Bộ Lĩnh F26, Khu Bắc Van Thánh, Khu Nguyễn Hữu Cảnh F22 Q BT,Khu Đô thị Q6, Q7 Nhà Bè vv..), tất cả chỉ sau 2 năm có độ lún trên 30 cm, do đó nhà nào xây dựng đầu tiên thì bản thân nó sẽ được "hưởng" trên 30cm lún của khu vực này.

                    Đó là điều thứ nhất mà các nhà thiết kế ta chưa đề cập đến, và đó cũng là đồng hiệu ứng ma sát âm xẩy ra sẽ làm giảm khả năng chịu tải này

                    Thứ hai với quan điểm đóng cừ tràm trong đất bùn, đến gọi đó là gia cố nền làm cho bản chât vật lý của nền tốt hơn, để từ đó tính ra sức chịu tải mới thì tôi thấy hoàn toàn không có... bởi vì đất bùn giống như là chất dẻo, đóng chỗ này thì xì lên chỗ khác,..Khi ta đóng xong hố cừ tràm với đầu cừ còn ló lên khỏi đáy hố khoảng 15cm thì sáng hôm sau không còn thấy đầu cừ đâu nữa giống như ai đó đã nhổ đi vậy. Thật ra đó là do bùn xì lên lấp cả đầu cừ, mà ngay như khi ta đã đổ xong lớp bê tông.lót, bùn vẫn cứ theo khe hở mà xì lên, Thực tế cho thấy 25 năm sau khi XD chung cư Thanh Da khảo sát lại (Tài liệu Công Ty Kiểm định TP HCM) cho thấy Bùn vẫn là lớp BÙN như ngày nào...

                    Thứ ba là đi tìm một lý thuyết nào đó cho việc Thiết kế cừ tràm là không phù hợp thực tế. Ở Sài Gòn trước năm 1975 ông Thầy của tôi là TS Phan Ngọc Thể (Nay đã là người thiên cổ) chỉ đơn giản khi xem nhóm cừ tràm như là một nhóm, bó, và tính toán như là khối móng trong Nền Sét (góc ma sát = 0) như tụi Mỹ tính toán (Sách NỀN và MÓNG của toi đã trình bày) thì rất đơn gỉan và phù hợp. và cũng từ cách tính này một điều cực kỳ quan trọng mà có thể xem là kinh khủng là " KÍCH THƯỚC MÓNG CỪ TRÀM CÀNG LỚN THÌ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI TRÊN 1 MÉT VUÔNG CÀNG GIẢM" như 1m2 cừ tràm có thể chịu 80 kPa nhưng khi tăng lên 2m2 có thể chỉ còn 70 Kpa và nếu làm thành cái bè thi có khi giảm còn 50 Kpa, Thực tế tôi thấy là như vậy mà chẳng có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến !!!!?????
                    Thứ tư là nếu bỏ qua không xét đến độ lún > 20cm do toàn bộ khu vực bị lún (và còn lún còn kéo dài cho vài năm sau nửa) mà chỉ xét đến cục bộ giữa móng và nền thì có thể suy đoán được độ lún này nhưng vẫn không thể lấy đó để khẳng định được, do hiện tượng lún thứ cấp, hiện tượng trồi đất vv mà có thể xẩy ra rất lớn mà ta chưa có cơ sở giải quyết.

                    Cuối cùng theo tôi chuẩn mực mà nói thì không nên dùng cừ tràm và cũng chẳng nên nghiên cứu gì thêm về vấn đề này. Nếu phải làm thì chỉ nên dùng cho nhà dưới 3 tầng (do kích thước móng không lớn) nhưng phải có biện pháp gíam sát thật kỹ ( kích thước, mật độ đóng, coi chường bị bẻ cừ,vv và vv rất là nhiêu khê) Sử dụng tốt nhất là bên dưới có một lớp đất tốt hơn mà mũi cừ có thể cắm vào được, khi đó cừ tràm có thể làm việc theo vật liệu cừ, và ta có thể xây nhà 5 tầng trên đó.

                    (Sưu tầm)

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

                      Nhờ các pro giúp đỡ, pro nào có tài liệu "tính toán móng bè trên nền đất đắp, share cho t với.đag gặp vấn đề chưa bít xử lý sao cả.
                      Thanks các pro nhìu!!!

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Tính Toán Nền Móng Trên đất Yếu

                        bác nào có tài liệu tính toán móng hộp không cho em xin tham khảo với?Thanks các bác.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Cọc dùng tiết diện (250x250)mm nhỏ quá . Tăng lên tiết diện (350x350)mm mũi đặt tại lớp số 4 là đạt.

                          Ghi chú

                          casino siteleri bahis siteleri
                          erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                          deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                          bahis siteleri
                          bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                          hd sex video
                          Mobilbahis
                          antalya escort bayan
                          gaziantep escort
                          betpas gncel link
                          gaziantep escort
                          pinbahis pinbahis dizitune.com
                          bostanci escort pendik escort
                          ?stanbul Escort
                          Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                          betbonusking.com deneme bonusu
                          deneme bonusu veren siteler deneme bonusu betist goranda.com betist betist betist giri? takipi sat?n al
                          Working...
                          X