QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

13.000 tỷ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản cần xử lý gấp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 13.000 tỷ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản cần xử lý gấp

    13.000 tỷ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản cần xử lý gấp

    Chiếm dụng vốn, nợ quá hạn ngân hàng ngày càng gay gắt ảnh hưởng nghiêm trọng tới đầu tư phát triển cũng như khả năng cân đối ngân sách. Tại hội nghị toàn quốc về xây dựng cơ bản sáng nay, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng, giải quyết dứt điểm nợ đọng trở nên cấp bách hơn lúc nào hết

    Thưa Bộ trưởng, đâu là những nguyên nhân gây ra con số nợ đọng khổng lồ?

    - Trách nhiệm của các bộ, ngành địa phương chưa cao trong việc phê duyệt các dự án đầu tư với việc bảo đảm về nguồn vốn cho dự án được phê duyệt. Bên cạnh đó là tình trạng mất cân đối ngay từ khi xây dựng kế hoạch về nguồn vốn đầu tư phát triển, tạm ứng vốn tràn lan trong khi các tỉnh thành phố còn buông lỏng công tác quản lý đầu tư và xây dựng, công tác tổ chức thanh tra về đầu tư của các địa phương cũng chưa được chú ý đúng mức.

    - Bộ trưởng nghĩ sao về tình trạng "khép kín" khi thực hiện các dự án xây dựng lớn hiện nay?

    - Trong 3 lĩnh vực cần rà soát mạnh trong năm 2005 là xây dựng, giao thông và thủy lợi đều có tình trạng này. Hiện nay, trong các dự án giao thông, từ khảo sát thiết kế, thi công giám sát và chủ đầu tư đều do một Bộ Giao thông làm. Xây sân vận động quốc gia Mỹ Đình là một ví dụ rất đau đớn: tư vấn thiết kế, thi công và giám sát đều cùng một gốc khiến chúng ta không kiểm soát được.

    Hôm nay, chúng tôi sẽ xin ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để ban hành quy định từ năm 2005, các đơn vị thi công và giám sát thi công không cùng một bộ. Mỗi năm làm thêm một bước, sẽ xóa bỏ được khép kín.

    Trước mắt có thể mạnh dạn thực hiện ngay trong năm 2005, khi tổ chức đầu thầu, công trình nào có doanh nghiệp thi công thuộc bộ thì tư vấn thiết kế không trực thuộc bộ. Từ 2007, lực lượng xây dựng trong ngành giao thông không được tham gia thầu các dự án xây dựng cơ bản giao thông.

    Ngoài xóa bỏ tình trạng "khép kín" trong các bộ, tới đây Nhà nước sẽ có chế tài nào đối với người ra quyết định đầu tư sai?

    Sẽ quy rõ trách nhiệm. Khi người ra quyết định đầu tư sai quy hoạch, đầu tư công trình không có hiệu quả thì người ra quyết định phải chịu trách nhiệm tùy theo mức độ cụ thể. Tất nhiên không thể yêu cầu họ bỏ tiền túi ra đền vì số tiền lớn lắm nhưng sẽ có các hình thức kỷ luật thích đáng, nghiêm minh.

    Làm thế nào để ngưng các dự án kém hiệu quả và xử lý trách nhiệm?
    Năm nay, Bộ sẽ lựa chọn khoảng 10 dự án có ý kiến dư luận cho là không hiệu quả hoặc thất thoát, đầu tư không đúng quy trình hoặc dự án quy mô đầu tư lớn vượt dự toán để thanh tra, kết hợp với các nhà tài trợ thanh tra một số dự án sử dụng vốn vay ODA nước ngoài. Lực lượng thanh tra của Bộ quá mỏng, mới được thành lập 1 năm, cần tăng cường biên chế để làm tốt hơn.

    Với những dự án lớn vượt dự toán như đường Hồ Chí Minh sẽ có cách xử lý như thế nào?

    Sẽ rà soát lại chặt chẽ hơn để bảo đảm đầu tư hiệu quả. Những hạng mục vượt dự toán sẽ xem xét lại chỗ nào hợp lý chỗ nào bất hợp lý kiến nghị trình Chính phủ xem xét.

    Trong 13.000 tỷ đồng của 2004, nợ các dự án của ngành giao thông lớn nhất chiếm 35,36%, tiếp theo là nông nghiệp thủy lợi chiếm 11,15%. Các địa phương có số nợ nhiều nhất là Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Bình Thuận, Tiền Giang, Bến Tre... Nhiều địa phương có số nợ xây dựng cơ bản bằng hoặc vượt dự toán chi đầu tư phát triển hằng năm.
Working...
X