Phải lòng nét đẹp thanh lịch mà quyến rũ của kiến trúc tân cổ điển, gia đình cô Thủy từ lâu đã ấp ủ về một không gian sống thời thượng được thiết kế hoàn hảo từ ngoại thất đến nội thất. Thấu hiểu mong muốn đó, Kiến trúc An Hưng đã giúp cô xây nên căn biệt thự tân cổ điển mái thái 3 tầng BT2281 “đắt giá” toàn diện từ khoảng không gian, vị trí, cấu trúc và các giá trị sống đi kèm. Hãy cùng dạo quanh một vòng để chiêm ngưỡng thiết kế đẹp tinh tế của căn biệt thự đẹp này nhé!
THÔNG SỐ CHI TIẾT CÔNG TRÌNH
CƠ CẤU CÔNG NĂNG
Nhận thấy biệt thự có thế đất vuông vức, rộng tới 620m2 và lợi thế nằm ngay giao lộ của hai tuyến phố xinh đẹp tại thành phố Đồng Hới, kiến trúc sư An Hưng ngay lập tức nhận diện các lợi thế trong vị trí xây dựng và đề xuất phương án phân bổ, bố trí công năng một cách khoa học, đồng thời hình thành nên ý tưởng tổ chức hình khối, hứa hẹn về một phương án kiến trúc ngoại thất đặc sắc, thu hút mọi ánh nhìn.
Bố trí công năng tầng 1: Là không gian sinh hoạt chung và tiếp khách của cả gia đình với thiết kế sang trọng cùng bố trí công năng hợp lý mang đến tiện nghi cho cả gia đình.
Bố trí công năng tầng 2: Tầng 2 là không gian sinh hoạt, làm việc riêng tư của các thành viên, mỗi phòng đều được thiết kế rộng rãi.
Bố trí công năng tầng 3:
PHỐI CẢNH CÁC GÓC NHÌN BIỆT THỰ
Biệt thự phong cách tân cổ điển của cô Thủy nổi bật với bố cục cân đối, đường nét mạch lạc. Các chi tiết kiến trúc của căn biệt thự 3 tầng như tỉ lệ, màu sắc, chất liệu… đều được KTS An Hưng thiết kế, sắp đặt một cách tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất, tạo cho biệt thự một vẻ đẹp sang trọng và bề thế – một cách tôn vinh địa vị và gia thế của chủ sở hữu.
Màu sắc luôn là yếu tố đầu tiên giúp thu hút mọi ánh mắt người nhìn, đồng thời cũng góp phần nâng cao được sự sang trọng và quyền quý cho biệt thự. Tổ ấm của cô Thủy vẫn là gam màu quen thuộc đặc trưng của phong cách kiến trúc tân cổ điển – gam màu trắng nổi bật kết hợp hoàn hảo cùng màu ghi lịch lãm của hệ cửa nhôm kính cao cấp, mái ngói t, và hoa sắt nghệ thuật nổi bật… Tất cả tạo nên một vẻ đẹp cao sang và cuốn hút. Màu trắng được đánh giá là tone màu rất dễ kết hợp với các tone màu khác để biến công trình nhà ở trở nên nổi bật và đầy sức hấp dẫn.
Ngắm nhìn chi tiết hơn vào thiết kế ngoại thất, có thể thấy kiến trúc sư An Hưng đã sử dụng thức cột Ionic tròn đặc trưng của kiến trúc Tân cổ điển với hàng cột thứ nhất nâng đỡ mái sảnh tầng 2, thiết kế thông từ tầng 1 lên hết tầng 2 và hàng cột thứ 2 thông từ tầng 2 lên hết tầng 3 nâng đỡ mái sảnh tại tầng 3. Hai hàng cột này được bố trí so le với nhau tạo dáng đẩy lên cao t, giúp cho tổng thể căn biệt thự trở nên thanh thoát và cao ráo hơn.
Để công trình trông vững chãi và bề thế hơn, kiến trúc sư An Hưng sử dụng các đế cột vuông hay các cột trụ vuông ở góc, có các đường xẻ rãnh chạy dài theo thân cột các tầng vô cùng tinh tế, tạo thành một kết cấu mạch lạc, logic.
Hoa văn trang trí ngoại thất tuy không sử dụng nhiều nhưng đều được kiến trúc sư chọn lọc kỹ lưỡng, sắp đặt và phối với tỷ lệ mỹ thuật hài hòa tại đầu cột, mái sảnh, khung cửa sổ,… tạo nên những điểm nhấn thu hút, tăng thêm phần duyên dáng cho công trình.
Mong muốn của cô Thủy là tổ ấm của mình sẽ luôn thông thoáng, sáng sủa và tràn đầy ánh nắng mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu đó kiến trúc sư An Hưng đã đưa ra phương án thiết kế có nhiều cửa sổ. Tuy nhiều nhưng vẫn chú trọng phân bổ hợp lý để tránh thừa thãi, hay tốn kém chi phí. Các kiến trúc sư đã bố trí cửa sổ nhỏ tại các phần hông tường, cửa lớn dạng đứng tại phần mặt tiền chính diện để tăng sự tương tác với không gian bên ngoài và phù hợp với không gian nội thất bên trong
Cửa chính làm bằng gỗ tone màu vàng nâu ấm áp từ gỗ nổi bật lên với bề dày chắc chắn, trang trí hoa văn nổi uốn lượn, mềm mại sẽ giúp phần giao giữa bên ngoài với bên trong trông bề thế hơn, kích thích sự tò mò, muốn khám phá bên trong của khách quan.
Phần mái biệt thự cũng là một điểm nhấn không thể bỏ qua trong thiết kế này. Hệ mái thái được chú trọng tạo hình khéo léo bằng lối thiết kế tầng tầng lớp lớp cầu kỳ từ dưới lên trên, từ nhỏ tới lớn, trông như chiếc vương miện chỉ dành tặng cho mỹ nhân đẹp nhất. Nhờ có độ dốc lớn, giúp thoát nước nhanh, đồng thời đạt hiệu quả chống nóng tốt, lại dễ thi công, nên hình thức mái thái khá được ưa chuộng tại Việt Nam.
Có thể nói, căn biệt thự mái thái của cô Thủy – Quảng Bình có vẻ đẹp ngoại thất không quá đồ sộ khiến người ta bị choáng ngợp ngay từ cái nhìn đầu tiên, mà chú trọng tạo điểm nhấn một cách tinh tế, thanh thoát khiến người xem càng nhìn càng đắm say.
Xem thêm về biệt thự BT2281 tại đây: https://kientrucanhung.com/thiet-ke-...ng-binh-bt2281
THÔNG SỐ CHI TIẾT CÔNG TRÌNH
Loại hình: | Biệt thự mái thái |
Số tầng: | 3 tầng |
Diện tích khu đất: | 350m2 |
Kích thước xây dựng: | 11m x 14m |
Tổng diện tích sàn xây dựng: | 620m2 |
Công năng: | Tầng 1: Gara, phòng khách, phòng bếp, phòng ăn, 01 phòng ngủ và 01 wc, thang máy, thang bộ (175m2) Tầng 2: Sảnh sinh hoạt chung, 02 phòng ngủ lớn có không gian thay đồ và wc riêng, 01 phòng làm việc Tầng 3: Phòng thờ, 01 phòng ngủ, phòng karaoke, 01 wc, sân chơi và sân phơi |
Suất đầu tư xây dựng hoàn thiện: | 7,5 – 9 triệu/m2 |
Nhận thấy biệt thự có thế đất vuông vức, rộng tới 620m2 và lợi thế nằm ngay giao lộ của hai tuyến phố xinh đẹp tại thành phố Đồng Hới, kiến trúc sư An Hưng ngay lập tức nhận diện các lợi thế trong vị trí xây dựng và đề xuất phương án phân bổ, bố trí công năng một cách khoa học, đồng thời hình thành nên ý tưởng tổ chức hình khối, hứa hẹn về một phương án kiến trúc ngoại thất đặc sắc, thu hút mọi ánh nhìn.
Bố trí công năng tầng 1: Là không gian sinh hoạt chung và tiếp khách của cả gia đình với thiết kế sang trọng cùng bố trí công năng hợp lý mang đến tiện nghi cho cả gia đình.
- Bước vào từ sảnh chính sẽ bắt gặp không gian phòng khách thiết kế rộng rãi lên đến 42m2 nằm phía bên phải, kết nối với đại sảnh bằng thiết kế mở, có view nhìn ra tiểu cảnh phía trước nhà qua ô cửa kính lớn.
- Sâu hơn vào trong là không gian phòng ăn được ngăn cách với đại sảnh bằng vách ngăn trang trí và kế đến là phòng bếp nấu riêng biệt. Thiết kế sảnh phụ kết nối từ phòng ăn ra mặt tiền bên trái biệt thự tạo ra sự thoáng đãng cho không gian bên trong, đồng thời thuận tiện cho quá trình di chuyển, tổ chức các bữa tiệc ngoài trời hay người nội trợ có thể di chuyển từ bên ngoài vào phòng bếp mà không ảnh hưởng đến hoạt động tiếp đón khách khứa tại phòng khách.
- Kế bên phòng khách sau vách tường ngăn là khu vực cầu thang gồm thang máy và thang bộ. 01 phòng ngủ nhỏ và 01 phòng vệ sinh đặt ở cuối nhà – một vị trí kín đáo và lịch sự
- Gara nằm ở góc cuối mặt tiền phụ, có sức chứa 2 xe xếp song song, khiến cho việc di chuyển lùi đỗ rất thuận tiện. Từ gara tiếp cận vào nhà bằng lối cửa phụ riêng tư phía sau nhà.
Mặt bằng công năng tầng 1 được bố trí khoa học và hợp lý
Bố trí công năng tầng 2: Tầng 2 là không gian sinh hoạt, làm việc riêng tư của các thành viên, mỗi phòng đều được thiết kế rộng rãi.
- Không gian sinh hoạt chung có diện tích 26m2, đây là không gian ấm cúng, nơi cả gia đình cô Thủy có thể quây quần bên nhau.
- 02 phòng ngủ lớn có không gian thay đồ, nhà vệ sinh riêng giúp đảm bảo tính riêng tư và đem đến sự tiện nghi tối đa trong sinh hoạt.
- Ngoài ra còn tại tầng 2 còn bố trí 01 phòng làm việc kết nối với sân chơi rộng, chiếm trọng góc nhìn đẹp phía mặt tiền phụ của công trình, mang đến không gian mở, rất lý tưởng cho gia chủ làm việc và sáng tạo.
Bố trí công năng tầng 3:
- Không gian thờ được đặt ở vị trí mặt tiền trước của căn biệt thự, cách biệt với các không gian khác nhằm đề cao sự tĩnh lặng và trang nghiêm.
- Phòng giải trí được ưu tiên với một diện tích rộng rãi lên đến 30m2. Nơi đây không đơn thuần chỉ là một phòng hát cao cấp tại gia đình, mà còn là không gian thưởng thức rượu đẳng cấp của gia đình cô Thủy.
- Ở tầng này còn có 1 phòng ngủ chờ dành cho khách hoặc người thân họ hàng khi đến thăm nhà.
PHỐI CẢNH CÁC GÓC NHÌN BIỆT THỰ
Biệt thự phong cách tân cổ điển của cô Thủy nổi bật với bố cục cân đối, đường nét mạch lạc. Các chi tiết kiến trúc của căn biệt thự 3 tầng như tỉ lệ, màu sắc, chất liệu… đều được KTS An Hưng thiết kế, sắp đặt một cách tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất, tạo cho biệt thự một vẻ đẹp sang trọng và bề thế – một cách tôn vinh địa vị và gia thế của chủ sở hữu.
Căn biệt thự tân cổ điển mái thái 3 tầng màu trắng nổi bật giữa giao lộ của 2 tuyến phố
Màu sắc luôn là yếu tố đầu tiên giúp thu hút mọi ánh mắt người nhìn, đồng thời cũng góp phần nâng cao được sự sang trọng và quyền quý cho biệt thự. Tổ ấm của cô Thủy vẫn là gam màu quen thuộc đặc trưng của phong cách kiến trúc tân cổ điển – gam màu trắng nổi bật kết hợp hoàn hảo cùng màu ghi lịch lãm của hệ cửa nhôm kính cao cấp, mái ngói t, và hoa sắt nghệ thuật nổi bật… Tất cả tạo nên một vẻ đẹp cao sang và cuốn hút. Màu trắng được đánh giá là tone màu rất dễ kết hợp với các tone màu khác để biến công trình nhà ở trở nên nổi bật và đầy sức hấp dẫn.
Ngắm nhìn chi tiết hơn vào thiết kế ngoại thất, có thể thấy kiến trúc sư An Hưng đã sử dụng thức cột Ionic tròn đặc trưng của kiến trúc Tân cổ điển với hàng cột thứ nhất nâng đỡ mái sảnh tầng 2, thiết kế thông từ tầng 1 lên hết tầng 2 và hàng cột thứ 2 thông từ tầng 2 lên hết tầng 3 nâng đỡ mái sảnh tại tầng 3. Hai hàng cột này được bố trí so le với nhau tạo dáng đẩy lên cao t, giúp cho tổng thể căn biệt thự trở nên thanh thoát và cao ráo hơn.
Để công trình trông vững chãi và bề thế hơn, kiến trúc sư An Hưng sử dụng các đế cột vuông hay các cột trụ vuông ở góc, có các đường xẻ rãnh chạy dài theo thân cột các tầng vô cùng tinh tế, tạo thành một kết cấu mạch lạc, logic.
Hoa văn trang trí ngoại thất tuy không sử dụng nhiều nhưng đều được kiến trúc sư chọn lọc kỹ lưỡng, sắp đặt và phối với tỷ lệ mỹ thuật hài hòa tại đầu cột, mái sảnh, khung cửa sổ,… tạo nên những điểm nhấn thu hút, tăng thêm phần duyên dáng cho công trình.
Căn biệt thự tân cổ điển 3 tầng mang vẻ đẹp tráng lệ vượt thời gian
Mong muốn của cô Thủy là tổ ấm của mình sẽ luôn thông thoáng, sáng sủa và tràn đầy ánh nắng mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu đó kiến trúc sư An Hưng đã đưa ra phương án thiết kế có nhiều cửa sổ. Tuy nhiều nhưng vẫn chú trọng phân bổ hợp lý để tránh thừa thãi, hay tốn kém chi phí. Các kiến trúc sư đã bố trí cửa sổ nhỏ tại các phần hông tường, cửa lớn dạng đứng tại phần mặt tiền chính diện để tăng sự tương tác với không gian bên ngoài và phù hợp với không gian nội thất bên trong
Cửa chính làm bằng gỗ tone màu vàng nâu ấm áp từ gỗ nổi bật lên với bề dày chắc chắn, trang trí hoa văn nổi uốn lượn, mềm mại sẽ giúp phần giao giữa bên ngoài với bên trong trông bề thế hơn, kích thích sự tò mò, muốn khám phá bên trong của khách quan.
Góc nhìn toàn cảnh từ trên cao cho thấy vẻ đẹp hoàn mỹ của căn biệt thự tân cổ điển mái thái
Phần mái biệt thự cũng là một điểm nhấn không thể bỏ qua trong thiết kế này. Hệ mái thái được chú trọng tạo hình khéo léo bằng lối thiết kế tầng tầng lớp lớp cầu kỳ từ dưới lên trên, từ nhỏ tới lớn, trông như chiếc vương miện chỉ dành tặng cho mỹ nhân đẹp nhất. Nhờ có độ dốc lớn, giúp thoát nước nhanh, đồng thời đạt hiệu quả chống nóng tốt, lại dễ thi công, nên hình thức mái thái khá được ưa chuộng tại Việt Nam.
Có thể nói, căn biệt thự mái thái của cô Thủy – Quảng Bình có vẻ đẹp ngoại thất không quá đồ sộ khiến người ta bị choáng ngợp ngay từ cái nhìn đầu tiên, mà chú trọng tạo điểm nhấn một cách tinh tế, thanh thoát khiến người xem càng nhìn càng đắm say.
Xem thêm về biệt thự BT2281 tại đây: https://kientrucanhung.com/thiet-ke-...ng-binh-bt2281