QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhân việc Campuchia đào kênh Phù Nam techo

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhân việc Campuchia đào kênh Phù Nam techo


    Nhân việc Campuchia đào kênh Phù Nam techo tôi xin chép lại câu chuyện đào kênh Vĩnh Tế của nhà Nguyễn để thấy tầm nhìn của các vị vua nhà Nguyễn lớn thế nào, và chúng ta sẽ phải ứng xử ra sao với Campuchia khi họ đào kênh Phù Nam Techo vào sang năm, dự báo sẽ ảnh hưởng lớn tới đồng bằng sông Cửu Long.
    Năm 1816, khi thành Châu Đốc được đắp xong, vua Gia Long xem địa đồ miền đất này liền truyền: Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi.
    Mục đích đào sông phát triển giao thông từ Hà Tiên đến Châu Đốc chỉ là lý do thứ yếu. Lý do quan trọng nhất của nhà Nguyễn đó là xây dựng tuyến biên giới tự nhiên bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ phía dưới. Cách Hà Tiên không xa là vùng Campot một vùng đất đông dân, tương đối trù phú của người khmer. Nếu không có một biên giới vững chắc thì lâu dài Châu đốc - Tịnh Biên - Hà Tiên sớm muộn cũng bị người Khrmer tràn xuống.
    Tháng 9/1819 Vua Gia Long ra lệnh đào sông Vĩnh Tế dài 87 Km, rộng 30 mét có độ sâu trung bình 2.5 mét. Công việc đào sông diễn ra trong 5 năm được chia làm 3 giai đoạn. Với số dân binh được lịch sử ghi lại lúc cao điểm huy động 90.000 người trong đó phần lớn là dân binh người Việt. Số còn lại là người Khmer khoảng 16.000-20.000 người. Chúng ta phải nói rõ rằng, số người Khmer tham gia đào kênh Vĩnh Tế không phải là tù binh chiến tranh, hay lao động khổ sai, mà đó là lao động được thuê do triều Nguyễn trả công cho các thủ lĩnh địa phương một dạng như nhà thầu phụ ngày nay.
    Sử sách còn ghi chép rõ nhà Nguyễn thuê các thủ lĩnh Đồng Phù, Nhâm Lịch Đột, làm cai đốc người Khmer, cấp lương thực cho họ, cũng như phân công việc nhẹ nhàng hơn người Việt. Sách Gia Định thành thông chí ghi. "bùn đất khô cứng là phần việc của người Việt, còn đất bùn nhão là phần việc của dân Khmer"
    Đào một con kênh dài 87 Km ngay cả thời nay cũng là công việc khó khăn chứ đừng nói cách đây 200 năm. Riêng việc tổ chức lao động với quy mô lớn như vậy đòi hỏi phải có bộ máy tổ chức kỷ luật cực cao, tất nhiên là chết chóc là điều không thể tránh khỏi. Nhất là vùng An Giang- Châu Đốc hồi đó còn hoang sơ. Trong văn hóa Campuchia người ta khắc ghi mối thù này với cộng đồng người Việt. Họ cho rằng người Việt bắt người Khmer lao động khổ sai để xây dựng sông biên giới phân chia lãnh thổ của Chân Lạp và Việt Nam( Quốc hiệu chính thức của Việt Nam thời đó do Gia Long đặt từ 1804.)
    Thực tế thì công trình này xây dựng xong , vùng biên giới này được giữ yên ổn cho đến khi người Pháp vào Đông Dương. Vua Gia Long hiểu quá rõ về chính sách đông tiến của người Chân Lạp với giấc mơ thu phục lại những vùng đất trong lịch sử. Kênh Vĩnh Tế đóng vai trò như một con hào giao thông khổng lồ, một phòng tuyến kiên cố rất khó vượt qua cũng là phòng tuyến chấm dứt tư tưởng đông tiến của dân Khmer.
    Quay lại câu chuyện Campuchia đào kênh Phù Nam đưa nước sông Mê Kông ra vịnh Thái Lan với lý do để phát triển kinh tế, đây là tuyến đường thuỷ ngắn nhất nối liền cảng Phnom Penh với biển đông.
    Cái tên Phù Nam gợi cho người Khmer nhớ tới vùng đất lịch sử của vương quốc Phù Nam trước thế kỷ thứ 7. Vương quốc này phát triển rực rỡ với nền văn minh óc eo mà trung tâm của nó chính là châu thổ sông Đồng Nai hiện nay thuộc lãnh thổ Việt Nam. Vương quốc Phù Nam trong lịch sử có diện tích bao gồm miềm nam Việt Nam, Cambodia, Thái Lan , Lào , và một phần của Malaysia.
    Không hiểu sao lãnh đạo Campuchia đặt tên con kênh là như vậy. Vì vương quốc Phù Nam sau này bị tiểu quốc Chân Lạp của người khmer tiêu diệt để lập ra nhà nước Angko sau này. Dân tộc Khmer chỉ là một trong nhiều dân tộc sinh sống ở vùng châu thổ sông Mê kông. Vùng đất này liên tục thay đổi chủ quản lý thuộc các quốc gia khác nhau trong lịch sử. Đã có lúc là lãnh thổ của người Chăm, Người Malay, Người Xiêm, người Lào, và cả người Việt.
    Đối với người Việt Nam , Óc Eo là một nền văn minh nổi tiếng ở Nam Bộ, nền văn minh đó gắn liền với lịch sử của vương quốc Phù Nam, một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam. Cho nên đặt tên kênh Phù Nam, tên một quốc gia trong lịch sử hiện là vùng lãnh thổ của Việt Nam là một việc làm không khôn khéo. Tuy nhiên dù muốn hay không chính quyền Campuchia cũng không thể thay đổi thực tế lịch sử nam bộ là vùng đất gắn bó với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, giấc mơ phục quốc chỉ là việc hão huyền.
    Vấn đề xây dựng kênh Phù Nam của Campuchia chủ yếu xuất phát từ mục tiêu kinh tế và mục tiêu thứ 2 làm suy yếu nền kinh tế đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Nhưng mục tiêu đó sẽ không đem lại kết quả nào hết. Theo các chuyên gia kinh tế, khoản vay của Campuchia xây dựng kênh Phù Nam hầu như không thể hoàn vốn. Hàng hóa của Campuchia vẫn phụ thuộc vào cảng Cái Mép Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ và các nước Nhật bản , Hàn Quốc. Vì nếu đi đường vòng qua vịnh Thái Lan chi phí chạy thêm 900 km đường biển đắt hơn nhiều là quá cảnh qua Mộc Bài và tới cảng Cái Mép. 95 % hàng hóa của Campuchia xuất khẩu theo hướng đông, chỉ có 5 % đi qua eo biển Malaysia vào Châu Âu, vậy thì giải quyết vấn đề giao thông hàng hóa là vô nghĩa.
    Một mục tiêu thứ hai của Campuchia xây dựng kênh đào Phù Nam để phát triển Thuỷ điện. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới người ta bỏ phát triển thủy điện, thay vào đó tập trung vào năng lượng mặt trời và năng lượng gió, chi phí sản xuất ra điện từ thủy điện không hề rẻ do mức đầu tư ban đầu quá lớn. Quốc gia láng giềng là Lào đang thừa điện xuất khẩu với giá rẻ. Việt Nam cũng không có nhu cầu mua điện của Campuchia vậy thì mục tiêu này cũng không đem lại hiệu quả kinh tế cho họ. Còn vấn đề quân sự thì sao ? Việc đào kênh Phù nam chỉ có ý nghĩa quân sự nếu đây là biên giới với Việt Nam, nhưng nó lại nằm sâu trong đất liền Campuchia . Vậy Campuchia cần kênh Phù nam để làm gì ?
    Xưa nay Trung Quốc luôn sử dụng Campuchia làm con bài liên quan tới lợi ích của Trung Quốc ở Asian. Con bài đó luôn hưởng lợi từ những chính sách địa chính trị mà Trung Quốc giật dây. Nhưng nếu tính toán nhầm, Campuchia sẽ là nạn nhân của chính sách này khi các nước lớn thỏa hiệp được với nhau thì quyền lợi của nước nhỏ luôn bị bỏ qua.
    Campuchia bị kẹp giữa Thái Lan và Việt Nam, trong lịch sử hai quốc gia này mới là đối tượng ảnh hưởng tới sự phát triển và tồn vong của dân tộc Khmer chứ không phải là người Trung Quốc. Người Việt Nam có câu bán anh em xa mua láng riêng gần. Việt Nam sẽ không can thiệp vấn đề nội bộ Campuchia một khi vấn đề nội bộ đó không ảnh hưởng tới mình. Nhưng khi bị dồn vào thế sinh- tử, hành động của Việt Nam luôn quyết đoán và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
    Chỉ cần Việt Nam chặn 20 triệu tấn hàng hoá quá cảnh của Campuchia , kinh tế Campuchia ngay lập tức đổ vỡ, làm ăn kinh tế phải nghĩ tới lợi nhuận, nếu chỉ biết quyền lợi của mình mà quên của bạn hậu quả nhãn tiền sẽ ập tới. Tôi tin rằng vấn đề kênh Phù Nam sớm muộn cũng được giải quyết làm sao đảm bảo lợi ích Việt Nam- Campuchia , nếu không người thiệt thòi là Campuchia chứ không phải Việt Nam. Vì Trung Quốc, Mỹ, Nga hay bất kỳ quốc gia nào khác, họ sẽ chọn Việt Nam chứ không chọn Campuchia vì lợi ích của họ lớn hơn nhiều so với Campuchia.
    Giấc mộng làm suy yếu Việt Nam và đông tiến phục quốc chỉ là hão huyền. 200 năm trước đã không làm được thì ngày nay giấc mộng Phù Nam chỉ là viển vông .




    Nguyễn Hiếu và những người khác
Working...
X