Gỗ công nghiệp – Lựa chọn gỗ nội thất nhà bạn
Gỗ công nghiệp ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến nhờ giá thành hợp lý, đa dạng về mẫu mã và thân thiện với môi trường. Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất bao gồm:
Gỗ nội thất MFC (viết tắt của Melamine Faced Chipboard)
Đây là loại gỗ công nghiệp có cốt gỗ chủ yếu là gỗ rừng trồng ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su… ép lại và được phủ bề mặt bằng chất liệu Melamine. Lớp Melamine giúp chống trầy xước, chống thấm và tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt. Ưu điểm của gỗ MFC là màu sắc phong phú, nhẹ, dễ gia công, tuy nhiên hạn chế về độ dày và không liền lạc, chống ẩm kém. Gỗ MFC thích hợp làm độ nội thất gia đình và văn phòng ở khu vực khô ráo như tủ quần áo, tủ đầu giường, bàn học,…
Gỗ MDF (viết tắt của Medium Density Fiberboard)
Là ván sợi mật độ trung bình, được tạo ra từ liên kết các sợi gỗ cùng với các chất phụ gia ép lại. Gỗ MDF có lượng gỗ dăm trung bình cao hơn gỗ MFC, bề mặt mịn, liên kết keo và ốc vít tốt. Quy trình sản xuất gỗ MDF hiện nay thường có quy trình khô và quy trình ướt để tạo ra các loại gỗ MDF khác nhau.
Loại gỗ MDF thường sẽ được dùng cho nội thất trong nhà như bàn ghế, tủ hồ sơ, tủ quần áo, giường ngủ,… Loại gỗ MDF xanh chống ẩm tốt, thường được sử dụng được ở những nơi ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước như tủ bếp, tủ và vách toilet,… Gỗ MDF đỏ có khả năng chống cháy, nên thường được sử dụng ở những văn phòng, chung cư…
Gỗ HDF (viết tắt của High Density Fiberboard)
Được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Gỗ có bề mặt mịn, nhẵn, chống ẩm, chống trầy xước tốt. HDF có khả năng bắt ốc vít rất tốt, độ cứng cao, chịu được tải trọng khá lớn cùng khả năng bám ốc vít tốt luôn cho ra những đồ nội thất có độ bền cao. Gỗ HDF được ứng dụng rộng rãi trong việc làm sàn, làm cửa đi và các đồ nội thất cao cấp của gia đình như tủ bếp, tủ quần áo, các quầy kệ văn phòng. Giá của gỗ HDF cao hơn hẳn so với gỗ MFD và MFC.
Gỗ ép (Plywood)
Gỗ ép được tạo thành từ nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày từ 0.6mm đến 3mm. Các lớp này thường được làm từ các loại gỗ cứng hoặc gỗ mềm như bạch đàn, thông, sồi, và keo. Các lớp ván mỏng được dán với nhau bằng keo phenolic hoặc keo urea-formaldehyde, giúp tạo độ bền và chống ẩm. Các lớp ván mỏng được xếp chồng lên nhau với hướng vân gỗ ngược nhau để tăng khả năng chịu lực và hạn chế tình trạng cong vênh, nứt nẻ.
Khối lượng riêng của Plywood thường dao động từ 500 kg/m³ đến 700 kg/m³, tùy thuộc vào loại gỗ sử dụng và số lượng lớp gỗ.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Gỗ ép (Plywood) là một lựa chọn đa năng và tiết kiệm chi phí trong nhiều ứng dụng khác nhau nhờ vào độ bền, khả năng chịu lực tốt, và dễ dàng thi công. Tuy nhiên, cần lựa chọn loại gỗ ép phù hợp với môi trường sử dụng để đảm bảo độ bền và tính an toàn.
Gỗ tự nhiên – Vẻ đẹp cổ điển và đẳng cấp cho nội thất nhà bạn
Nội thất gỗ tự nhiên luôn được yêu thích bởi vẻ đẹp ấm cúng và sang trọng.
Mỗi loại gỗ đều có những nét đẹp riêng, ưu điểm và nhược điểm đặc trưng. Do đó, khi lựa chọn gỗ tự nhiên để thiết kế, bạn cần phải hiểu rõ về chúng và lựa chọn loại gỗ phù hợp với môi trường sử dụng và tính năng của nội thất. Dưới đây là các loại gỗ tự nhiên phổ biến và đặc điểm của từng loại:
Gỗ sồi
Gỗ sồi là loại gỗ được ưa chuộng bậc nhất trong văn hóa phương Tây bởi chất lượng và độ bền cao. Một trong những nét đặc trưng và được xem là cách để nhận biết gỗ sồi là đường vân gỗ. Đường vân của gỗ sồi là đường vân sọc, thẳng, vân núi, với nhiều hình đốm, dát gỗ có màu vàng nhạt, nhẹ nhàng.
Gỗ sồi được chia làm hai loại:
Gỗ sồi trắng: Gỗ trắng có màu từ nâu nhạt đến nâu sẫm, dát gỗ màu sáng, khả năng chống thấm tốt và vân gỗ đa dạng hơn gỗ sồi đỏ. Tuy nhiên, so với gỗ sồi đỏ, nó có trọng lượng nặng hơn (769kg/m³) và có độ cứng thấp hơn (6049N)
Gỗ sồi đỏ: Gỗ có màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ. So với gỗ sồi trắng, gỗ sồi đỏ có trọng lượng nhẹ hơn (753 kg/m³) và có độ cứng cao hơn (6583N)
Ưu điểm
Chính vì những ưu-nhược điểm trên, gỗ sồi thường được dùng để sản xuất những món đồ nội thất như sàn nhà, bàn, ghế, giường, tủ quần áo, hộp trang sức,….Ngoài ra, gỗ còn được dùng để làm lớp phủ Veneer cho một số loại ván công nghiệp
Gỗ tần bì
Gỗ tần bì là loại gỗ chất lượng cao thuộc nhóm IV. Có khối lượng trung bình (độ ẩm 8-13%) vào khoảng 673kg/m³ được ấn tượng bởi sự đa dạng về màu sắc: dát gỗ có màu từ nhạt đến gần trắng, tâm gỗ có màu nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu. Đường vân của gỗ tần bì có dạng giống hình elip đồng tâm, thẳng và to.
Có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa gỗ tần bì và gỗ sồi. Bởi vì cả hai loại gỗ trên đều là gỗ có nguồn gốc nhập khẩu. Hơn nữa, về màu sắc thì hai loại gỗ này lại gần giống nhau.
Tuy nhiên, về cấu tạo, gỗ tần bì (gỗ Ash) và gỗ sồi khác nhau hoàn toàn.
Ưu điểm
Gỗ tần bì có chất lượng tuyệt vời và màu sắc, vân gỗ cực thẩm mỹ. Hơn nữa, gỗ tần bì lại có giá khá lý tưởng cho nên nó rất được thị trường ưa chuộng và được dùng phổ biến trong thiết kế nội thất.
Gỗ xoan đào
Tại Việt Nam, gỗ xoan đào (gỗ Cáng lò, Sapele) được nhập khẩu từ một số nước lân cận, thường là Lào và Campuchia. Đây là loại gỗ có tâm màu nâu vàng và khi độ tuổi gỗ càng cao, tâm gỗ dần chuyển sang nâu đỏ và có xu hướng tối dần. Đường vân của loại gỗ này thường là vân hình núi hoặc vân lượn sóng, xếp chồng lên nhau và không đều. Gỗ có khối lượng riêng vào khoảng 550kg/m³ đến 650kg/m³
Ưu điểm
Gỗ xoan đào được xem là một trong những chất liệu phổ thông, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Gỗ thường được dùng để sản xuất tủ, bàn ghế, sàn gỗ, thuyền, trần nhà, giường ngủ, cửa, cột đình,…
Gỗ óc chó
Gỗ óc chó được xem là một trong những loại gỗ cao cấp, thượng hạng trong thiết kế nội thất. Hệ thống đường vân của loại gỗ này rất đa dạng, phong phú và không có sự đồng nhất. Gỗ óc chó mang một nét đẹp độc đáo, cuốn hút, tạo cảm giác mơ mộng, huyền ảo cho không gian. Gỗ có khối lượng riêng vào khoảng 600kg/m³ đến 700kg/m³
Ưu điểm
Gỗ óc chó mang đến cảm giác thoải mái, gần gũi và được xem là mang đến sự sung túc, may mắn trong công việc và cuộc sống. Do đó, gỗ óc chó không chỉ là nguyên liệu để sản xuất đồ nội thất, nó còn được dùng để chế tác những món đồ phong thủy.
Gỗ đinh hương
Đây là một loại gỗ quý, có màu đỏ vàng đẹp mắt, mùi hương đặc trưng nhẹ nhàng. Màu sắc của gỗ có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện môi trường: gỗ có màu vàng khi ngâm vào nước và màu xám khi để khô trong môi trường bình thường. Vân gỗ đinh hương đều và thưa, mang nét đẹp tinh tế. Gỗ có khối lượng riêng vào khoảng 800kg/m³ đến 900kg/m³
Ưu điểm
Chính những đặc điểm trên, gỗ đinh hương thường được dùng làm đồ nội thất cao cấp. Những món nội thất này luôn được chạm khắc tỉ mỉ, sắc sảo, mang đến một không gian sang trọng, thanh lịch. Lựa chọn các sản phẩm được làm từ gỗ đinh hương trong thiết kế nội thất cũng là một cách thể hiện sự giàu sang, đẳng cấp của gia chủ.
Gỗ hương xám
Gỗ hương xám (gỗ dáng hương) được đánh giá là loại gỗ có màu sắc, đường vân đẹp, mùi thơm. Đây là một loại gỗ quý hiếm, có màu đỏ đậm (đối với gỗ già và khô) hoặc màu vàng nâu (đối với gỗ mới). Đường vân gỗ nhỏ, đa dạng màu sắc. Gỗ có khối lượng riêng vào khoảng 850kg/m³ đến 950kg/m³
Ưu điểm
Từ lâu, gỗ hương xám được xem là một chất liệu nội thất cao cấp. Gỗ không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất mà còn được dùng để tạo những món đồ phong thủy, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Gỗ Teak
Gỗ Teak là loại gỗ có tên khoa học là Tectona Grandis thuộc nhóm III, hay thường gọi là gỗ Tếch, gỗ Giá tỵ hay sồi Ấn Độ… Loại gỗ này thường được sử dụng để làm bàn, ghế, giường, tủ và cả làm sàn gỗ. Đôi khi, gỗ Teak còn được sử dụng để làm báng súng nên nhiều người hay gọi gỗ Teak là gỗ báng súng. Gỗ có khối lượng riêng vào khoảng 650kg/m³ đến 750kg/m³
Ưu điểm
Chính nhờ những ưu điểm trên mà gỗ Teak còn được sản xuất để làm ván lót sàn và thường được sử dụng ở những vị trí yêu cầu độ chịu lực cao như lót sàn gỗ hồ bơi tuy nhiên vân gỗ không thực sự nổi bật nên không phù hợp để sản xuất các dòng nội thất cao cấp và khả năng chống trầy xước kém
Gỗ công nghiệp ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến nhờ giá thành hợp lý, đa dạng về mẫu mã và thân thiện với môi trường. Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất bao gồm:
Gỗ nội thất MFC (viết tắt của Melamine Faced Chipboard)
Đây là loại gỗ công nghiệp có cốt gỗ chủ yếu là gỗ rừng trồng ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su… ép lại và được phủ bề mặt bằng chất liệu Melamine. Lớp Melamine giúp chống trầy xước, chống thấm và tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt. Ưu điểm của gỗ MFC là màu sắc phong phú, nhẹ, dễ gia công, tuy nhiên hạn chế về độ dày và không liền lạc, chống ẩm kém. Gỗ MFC thích hợp làm độ nội thất gia đình và văn phòng ở khu vực khô ráo như tủ quần áo, tủ đầu giường, bàn học,…
Gỗ MDF (viết tắt của Medium Density Fiberboard)
Là ván sợi mật độ trung bình, được tạo ra từ liên kết các sợi gỗ cùng với các chất phụ gia ép lại. Gỗ MDF có lượng gỗ dăm trung bình cao hơn gỗ MFC, bề mặt mịn, liên kết keo và ốc vít tốt. Quy trình sản xuất gỗ MDF hiện nay thường có quy trình khô và quy trình ướt để tạo ra các loại gỗ MDF khác nhau.
Loại gỗ MDF thường sẽ được dùng cho nội thất trong nhà như bàn ghế, tủ hồ sơ, tủ quần áo, giường ngủ,… Loại gỗ MDF xanh chống ẩm tốt, thường được sử dụng được ở những nơi ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước như tủ bếp, tủ và vách toilet,… Gỗ MDF đỏ có khả năng chống cháy, nên thường được sử dụng ở những văn phòng, chung cư…
Gỗ HDF (viết tắt của High Density Fiberboard)
Được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Gỗ có bề mặt mịn, nhẵn, chống ẩm, chống trầy xước tốt. HDF có khả năng bắt ốc vít rất tốt, độ cứng cao, chịu được tải trọng khá lớn cùng khả năng bám ốc vít tốt luôn cho ra những đồ nội thất có độ bền cao. Gỗ HDF được ứng dụng rộng rãi trong việc làm sàn, làm cửa đi và các đồ nội thất cao cấp của gia đình như tủ bếp, tủ quần áo, các quầy kệ văn phòng. Giá của gỗ HDF cao hơn hẳn so với gỗ MFD và MFC.
Gỗ ép (Plywood)
Gỗ ép được tạo thành từ nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày từ 0.6mm đến 3mm. Các lớp này thường được làm từ các loại gỗ cứng hoặc gỗ mềm như bạch đàn, thông, sồi, và keo. Các lớp ván mỏng được dán với nhau bằng keo phenolic hoặc keo urea-formaldehyde, giúp tạo độ bền và chống ẩm. Các lớp ván mỏng được xếp chồng lên nhau với hướng vân gỗ ngược nhau để tăng khả năng chịu lực và hạn chế tình trạng cong vênh, nứt nẻ.
Khối lượng riêng của Plywood thường dao động từ 500 kg/m³ đến 700 kg/m³, tùy thuộc vào loại gỗ sử dụng và số lượng lớp gỗ.
Ưu điểm:
- Độ bền cao: Cấu trúc chồng lớp giúp gỗ ép có khả năng chịu lực tốt, ít bị cong vênh, co ngót hay nứt nẻ so với gỗ tự nhiên.
- Kháng ẩm và chịu nước: Gỗ ép có khả năng chống ẩm tốt, đặc biệt là loại ván ép sử dụng keo phenolic hoặc được xử lý chống thấm.
- Dễ dàng thi công: Nhẹ hơn so với gỗ tự nhiên, dễ dàng cắt, ghép, và gia công. Thích hợp cho nhiều ứng dụng trong xây dựng và sản xuất nội thất.
- Giá thành hợp lý: Gỗ ép thường có giá rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Nhược điểm:
- Độ thẩm mỹ: Bề mặt gỗ ép không đẹp tự nhiên như gỗ nguyên khối, cần phủ thêm lớp veneer, melamine, hoặc laminate để tăng tính thẩm mỹ.
- Độ bền khi tiếp xúc với nước: Mặc dù có khả năng chống ẩm, nhưng gỗ ép vẫn có thể bị phân rã hoặc hỏng khi tiếp xúc trực tiếp với nước trong thời gian dài (đặc biệt là loại không dùng keo chống nước).
Gỗ ép (Plywood) là một lựa chọn đa năng và tiết kiệm chi phí trong nhiều ứng dụng khác nhau nhờ vào độ bền, khả năng chịu lực tốt, và dễ dàng thi công. Tuy nhiên, cần lựa chọn loại gỗ ép phù hợp với môi trường sử dụng để đảm bảo độ bền và tính an toàn.
Gỗ tự nhiên – Vẻ đẹp cổ điển và đẳng cấp cho nội thất nhà bạn
Nội thất gỗ tự nhiên luôn được yêu thích bởi vẻ đẹp ấm cúng và sang trọng.
- Gỗ bền, cứng và chắc chắn: Gỗ được dùng là chất liệu nội thất được chọn lọc kỹ càng, cứng và chắc chắn. Trước khi được đưa vào chạm khắc và tạo hình, nếu gỗ được tẩm, sấy, xử lý chất liệu cẩn thận, đúng quy trình thì tuổi thọ của gỗ tự nhiên có thể lên đến vài năm, thậm chí vài chục năm. Những vật dụng nội thất được làm từ gỗ tự nhiên chất lượng và được xử lý đúng kỹ thuật sẽ có khả năng chống mối mọt, không bị cong vênh, biến dạng khi tiếp xúc với nước.
- An toàn cho sức khỏe người dùng: Gỗ sau thu hoạch được đưa trực tiếp vào sản xuất. Các công đoạn chạm khắc, cắt xẻ được thực hiện trực tiếp trên gỗ và không sử dụng bất kì loại hóa chất độc hại nào nên các sản phẩm được làm từ chất liệu này rất thân thiện với người dùng.
- Tính thẩm mỹ cao: Gỗ tự nhiên có màu sắc và những đường vân gỗ đẹp mắt tạo nên nét đẹp đặc trưng cho từng loại gỗ. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm được làm từ gỗ tự nhiên luôn mang một nét đẹp tinh tế, độc đáo, riêng biệt. Ngoài ra, màu sắc nguyên bản của gỗ mang đến cảm giác ấm áp, gần gũi.
- Dễ sử dụng, phù hợp với nhiều không gian: Gỗ không chỉ có thể là chất liệu sản xuất hầu hết các sản phẩm nội thất mà còn có thể kết hợp với hầu hết mọi đồ nội thất mang đến vẻ đẹp hài hòa, sang trọng cho cả căn phòng hay căn nhà.
- Tính phong thủy cao: Nhiều loại gỗ tự nhiên được đánh giá là có khả năng thu hút vượng khí, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Do đó, chúng luôn được ưa chuộng và thường xuất hiện trong các phòng họp, hội nghị, đặc biệt trong nhà của những người làm kinh doanh.
Mỗi loại gỗ đều có những nét đẹp riêng, ưu điểm và nhược điểm đặc trưng. Do đó, khi lựa chọn gỗ tự nhiên để thiết kế, bạn cần phải hiểu rõ về chúng và lựa chọn loại gỗ phù hợp với môi trường sử dụng và tính năng của nội thất. Dưới đây là các loại gỗ tự nhiên phổ biến và đặc điểm của từng loại:
Gỗ sồi
Gỗ sồi là loại gỗ được ưa chuộng bậc nhất trong văn hóa phương Tây bởi chất lượng và độ bền cao. Một trong những nét đặc trưng và được xem là cách để nhận biết gỗ sồi là đường vân gỗ. Đường vân của gỗ sồi là đường vân sọc, thẳng, vân núi, với nhiều hình đốm, dát gỗ có màu vàng nhạt, nhẹ nhàng.
Gỗ sồi được chia làm hai loại:
Gỗ sồi trắng: Gỗ trắng có màu từ nâu nhạt đến nâu sẫm, dát gỗ màu sáng, khả năng chống thấm tốt và vân gỗ đa dạng hơn gỗ sồi đỏ. Tuy nhiên, so với gỗ sồi đỏ, nó có trọng lượng nặng hơn (769kg/m³) và có độ cứng thấp hơn (6049N)
Gỗ sồi đỏ: Gỗ có màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ. So với gỗ sồi trắng, gỗ sồi đỏ có trọng lượng nhẹ hơn (753 kg/m³) và có độ cứng cao hơn (6583N)
Ưu điểm
- Độ cứng cao, chịu lực tốt
- Dễ uốn cong, tạo hình
- Độ bám vít cao
- Khả năng chịu ẩm tốt
- Ít bị nứt nẻ, cong vênh khi tiếp xúc với ánh nắng
- Chống mối mọt và mài mòn tốt
- Giá trị thẩm mỹ cao
Chính vì những ưu-nhược điểm trên, gỗ sồi thường được dùng để sản xuất những món đồ nội thất như sàn nhà, bàn, ghế, giường, tủ quần áo, hộp trang sức,….Ngoài ra, gỗ còn được dùng để làm lớp phủ Veneer cho một số loại ván công nghiệp
Gỗ tần bì
Gỗ tần bì là loại gỗ chất lượng cao thuộc nhóm IV. Có khối lượng trung bình (độ ẩm 8-13%) vào khoảng 673kg/m³ được ấn tượng bởi sự đa dạng về màu sắc: dát gỗ có màu từ nhạt đến gần trắng, tâm gỗ có màu nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu. Đường vân của gỗ tần bì có dạng giống hình elip đồng tâm, thẳng và to.
Có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa gỗ tần bì và gỗ sồi. Bởi vì cả hai loại gỗ trên đều là gỗ có nguồn gốc nhập khẩu. Hơn nữa, về màu sắc thì hai loại gỗ này lại gần giống nhau.
Tuy nhiên, về cấu tạo, gỗ tần bì (gỗ Ash) và gỗ sồi khác nhau hoàn toàn.
- Gỗ Sồi (OAK) màu gỗ sồi tối hơn gỗ tần bì, tom gỗ mịn và sọc. Vân gỗ sồi có nhiều vân nhỏ sẫm màu giữa thớ gỗ sáng màu chạy dọc theo thớ gỗ như hạt mưa rơi. Gỗ sồi lâu khô, dễ cong vênh khi phơi khô, dễ bị uốn cong với hơi nước. Thường được ứng dụng trong các sản phẩm như: Chậu ngâm chân, bồn tắm gỗ,…
- Tần Bì (ASH): Màu sắc: gỗ tần bì có màu sáng và ngả trắng nhiều hơn. Tom gỗ to và đều. Vân gỗ có nhiều vân. Vân loại gỗ này dạng 1 nửa elip. Gỗ tần bì dễ khô, ít bị biến dạng khi đã sấy đạt tiêu chuẩn. Rất phù hợp làm cửa gỗ, sàn nhà, trần nhà,…
Ưu điểm
- Khả năng chịu lực, chống va đập tốt
- Dễ uốn cong bằng hơi nước
- Khả năng chống cong vênh, co ngót tốt
- Độ bám vít, bám keo cao
- Dễ tạo màu và đánh bóng
Gỗ tần bì có chất lượng tuyệt vời và màu sắc, vân gỗ cực thẩm mỹ. Hơn nữa, gỗ tần bì lại có giá khá lý tưởng cho nên nó rất được thị trường ưa chuộng và được dùng phổ biến trong thiết kế nội thất.
Gỗ xoan đào
Tại Việt Nam, gỗ xoan đào (gỗ Cáng lò, Sapele) được nhập khẩu từ một số nước lân cận, thường là Lào và Campuchia. Đây là loại gỗ có tâm màu nâu vàng và khi độ tuổi gỗ càng cao, tâm gỗ dần chuyển sang nâu đỏ và có xu hướng tối dần. Đường vân của loại gỗ này thường là vân hình núi hoặc vân lượn sóng, xếp chồng lên nhau và không đều. Gỗ có khối lượng riêng vào khoảng 550kg/m³ đến 650kg/m³
Ưu điểm
- Gỗ cứng, chắc, chịu lực và chịu nén tốt
- Độ bền cao, khi dùng lâu, gỗ ít bị cong vênh, co ngót, mối mọt
- Có khả năng chịu nhiệt và chịu nước
- Giá cả hợp lý
Gỗ xoan đào được xem là một trong những chất liệu phổ thông, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Gỗ thường được dùng để sản xuất tủ, bàn ghế, sàn gỗ, thuyền, trần nhà, giường ngủ, cửa, cột đình,…
Gỗ óc chó
Gỗ óc chó được xem là một trong những loại gỗ cao cấp, thượng hạng trong thiết kế nội thất. Hệ thống đường vân của loại gỗ này rất đa dạng, phong phú và không có sự đồng nhất. Gỗ óc chó mang một nét đẹp độc đáo, cuốn hút, tạo cảm giác mơ mộng, huyền ảo cho không gian. Gỗ có khối lượng riêng vào khoảng 600kg/m³ đến 700kg/m³
Ưu điểm
- Độ bền cực cao, cứng và chịu lực tốt
- Khả năng chống mài mòn tốt
- Khả năng chịu nhiệt và chịu ẩm cao
Gỗ óc chó mang đến cảm giác thoải mái, gần gũi và được xem là mang đến sự sung túc, may mắn trong công việc và cuộc sống. Do đó, gỗ óc chó không chỉ là nguyên liệu để sản xuất đồ nội thất, nó còn được dùng để chế tác những món đồ phong thủy.
Gỗ đinh hương
Đây là một loại gỗ quý, có màu đỏ vàng đẹp mắt, mùi hương đặc trưng nhẹ nhàng. Màu sắc của gỗ có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện môi trường: gỗ có màu vàng khi ngâm vào nước và màu xám khi để khô trong môi trường bình thường. Vân gỗ đinh hương đều và thưa, mang nét đẹp tinh tế. Gỗ có khối lượng riêng vào khoảng 800kg/m³ đến 900kg/m³
Ưu điểm
- Gỗ bền, có khả năng chống mối mọt tốt
- Thích ứng với môi trường tốt
- Độ cứng cao, chịu lực tốt
- Chất lượng gỗ tốt, thượng hạng
- Tính thẩm mỹ cao, gỗ càng ngày càng sáng bóng theo thời gian sử dụng
- An toàn với môi trường và sức khỏe người dùng
Chính những đặc điểm trên, gỗ đinh hương thường được dùng làm đồ nội thất cao cấp. Những món nội thất này luôn được chạm khắc tỉ mỉ, sắc sảo, mang đến một không gian sang trọng, thanh lịch. Lựa chọn các sản phẩm được làm từ gỗ đinh hương trong thiết kế nội thất cũng là một cách thể hiện sự giàu sang, đẳng cấp của gia chủ.
Gỗ hương xám
Gỗ hương xám (gỗ dáng hương) được đánh giá là loại gỗ có màu sắc, đường vân đẹp, mùi thơm. Đây là một loại gỗ quý hiếm, có màu đỏ đậm (đối với gỗ già và khô) hoặc màu vàng nâu (đối với gỗ mới). Đường vân gỗ nhỏ, đa dạng màu sắc. Gỗ có khối lượng riêng vào khoảng 850kg/m³ đến 950kg/m³
Ưu điểm
- Gỗ chắc, nặng, cứng
- Độ bền cao, thời gian sử dụng có thể lên đến 50 năm
- Dễ chế tác
- Không bị cong vênh, co ngót, mối mọt
Từ lâu, gỗ hương xám được xem là một chất liệu nội thất cao cấp. Gỗ không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất mà còn được dùng để tạo những món đồ phong thủy, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Gỗ Teak
Gỗ Teak là loại gỗ có tên khoa học là Tectona Grandis thuộc nhóm III, hay thường gọi là gỗ Tếch, gỗ Giá tỵ hay sồi Ấn Độ… Loại gỗ này thường được sử dụng để làm bàn, ghế, giường, tủ và cả làm sàn gỗ. Đôi khi, gỗ Teak còn được sử dụng để làm báng súng nên nhiều người hay gọi gỗ Teak là gỗ báng súng. Gỗ có khối lượng riêng vào khoảng 650kg/m³ đến 750kg/m³
Ưu điểm
- Độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài. Gỗ Teak có khả năng thích nghi cực tốt với những thay đổi của thời tiết, có thể chống chọi lại khí hậu khắc nghiệt của môi trường tự nhiên.
- Dẻo dai, không co ngót, hạn chế giãn nở, chống nấm mốc, chịu lực tốt
- Chống mối mọt, côn trùng: Gỗ Teak có chứa lượng lớn tinh dầu tự nhiên, giúp gỗ có thể chống lại sự phá hoại của các loài côn trùng.
- Bề mặt gỗ có thể vệ sinh dễ dàng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước cũng các chất tẩy rửa thông thường để vệ sinh bề mặt gỗ như chanh, giấm, rượu và xà phòng… mà không phải lo sẽ ảnh hưởng đến độ bền của gỗ.
- Màu sắc đẹp mắt: Gỗ Teak có màu vàng đậm hoặc vàng ngả nâu khá sang trọng. Đặc biệt, là loại gỗ có tuổi thọ cao nên gỗ Teak càng sử dụng sẽ lên màu càng đẹp.
- Không cong vênh, nứt nẻ.
- Rất dẻo dai, có thể uốn cong dễ dàng, khả năng chịu lực tốt.
Chính nhờ những ưu điểm trên mà gỗ Teak còn được sản xuất để làm ván lót sàn và thường được sử dụng ở những vị trí yêu cầu độ chịu lực cao như lót sàn gỗ hồ bơi tuy nhiên vân gỗ không thực sự nổi bật nên không phù hợp để sản xuất các dòng nội thất cao cấp và khả năng chống trầy xước kém