Tòa nhà cao 30 tầng đang trong quá trình xây dựng tại quận Chatuchak, Bangkok, đã sụp đổ sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra ở Myanmar.
- Vị trí tâm chấn của trận động đất tại Myanmar:
Vào ngày 28 tháng 3 năm 2025, vào khoảng 12:50 trưa giờ địa phương, một trận động đất mạnh 7,7 độ richter đã xảy ra gần thành phố Mandalay, miền trung Myanmar. Tâm chấn nằm cách thị trấn Sagaing khoảng 16 km về phía Tây Bắc và ở độ sâu khoảng 10 km.
Hình …. Vị trí tâm chấn của trận động đất
Trận động đất này xảy ra do hoạt động của đứt gãy Sagaing, một đứt gãy trượt ngang chính chạy dọc Myanmar theo hướng Bắc-Nam, giữa các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu.
Trận động đất đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Tính đến ngày 3 tháng 4 năm 2025, số người thiệt mạng đã vượt quá 3.000, với hơn 4.500 người bị thương và 351 người vẫn mất tích. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm Mandalay, Sagaing và Naypyidaw, nơi nhiều tòa nhà, cầu và cơ sở hạ tầng bị hư hại hoặc sụp đổ.
- Dư chấn từ trận động đất với Thái Lan:
Dư chấn từ trận động đất cũng được cảm nhận tại các quốc gia lân cận như Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Tại Thái Lan, một tòa nhà cao 30 tầng đang trong quá trình xây dựng tại quận Chatuchak, Bangkok, đã sụp đổ sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra ở Myanmar. Tòa nhà này được dự kiến làm trụ sở cho Văn phòng Kiểm toán Nhà nước Thái Lan. Sự cố đã khiến ít nhất 29 công nhân thiệt mạng, 33 người bị thương và 77 người khác vẫn mất tích tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2025.
- Tòa nhà 30 tầng đang xây dựng tại quận Chatuchak, Bangkok:
Các tài liệu thiết kế chi tiết của tòa nhà 30 tầng đang xây dựng tại quận Chatuchak, Bangkok, chưa được công bố rộng rãi. Hiện tại, chính quyền Thái Lan đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ sập, tập trung tiến hành điều tra về chất lượng xây dựng công trình, vật liệu sử dụng trong công trình và việc tuân thủ các quy định về thiết kế kháng chấn.
Hình 2. Hiện trường của toà nhà bị sập tại Thái Lan
Đáng chú ý, vào ngày 30 tháng 3, Bộ trưởng Công nghiệp Akanat Promphan cho biết đã phát hiện "những bất thường" trong mẫu cốt thép và vật liệu xây dựng thu thập tại hiện trường. Ngoài ra, một số công nhân Trung Quốc đã bị bắt giữ vì cố gắng lấy các tài liệu từ hiện trường vụ sập, làm dấy lên nghi ngờ về việc che giấu thông tin liên quan đến thiết kế và thi công công trình.
Hình 3. Một số mẫu thép được thu thập từ hiện trường được đưa đi kiểm nghiệm
- Bản vẽ thiết kế của dự án (dựa trên tài liệu tham khảo):
1 | + Cấu tạo địa chất khu vực xây dựng công trình bao gồm các lớp: đất lấp, sét dẻo mềm, cát mịn, sét dẻo mềm đến cứng; cát và các lớp xen kẹp đất sét, cát mịn tới độ sâu -70m; + Nền địa chất có tính tương đồng với nền địa chất của Thành phố Hồ Chí Minh. |
|
2 | Ghi chú cho phần thí nghiệm cọc cho thấy: + Cọc được thí nghiệm theo ASTM D1143 + Tất cả các cọc khoan nhồi phải được kiểm tra tính toàn vẹn khi chịu tải trọng động đất. |
|
3 | + Các cọc khoan nhồi trong dự án đều có cấu tạo cốt thép đai: RB12@300 và được tăng cứng bằng RB12ring@3000 (max) trên suốt chiều dài thân cọc + Hàm lượng thép cọc trên suốt chiều dài thân cọc:
|
|
4 | + Bố trí các đài móng chưa hợp lý. Các đài quá sát nhau; khoảng cách một số cọc không đảm bảo. | |
5 | + Chiều dày đài cọc thang máy khu vực hố pit: 1500mm, để đảm bảo khả năng chống cắt và chọc thủng của khu vực đài này cần kiểm soát kỹ và có biện pháp gia cường. | |
6 | + Cấu tạo cốt thép đài cọc thang máy tại vị trí vết cắt qua khu vực hố pit thang máy (dày 1500mm) không được gia cường nhằm đảm bảo chống chọc thủng cho đài cọc. | |
7 | Mặt bằng kết cấu tầng 2: + Không bố trí dầm khoá cột trục TA-T2-T5; + Không bố trí dầm biên tăng cứng sàn quanh nhà. |
|
8 | Mặt bằng kết cấu tầng 3: + Không bố trí dầm khoá cột trục TA-T2-T5; + Không bố trí dầm biên tăng cứng sàn quanh nhà. + Có hệ dầm sàn conson khoảng 5000mm. |
|
9 | Mặt bằng kết cấu tầng 4 – 18: + Không bố trí dầm khoá cột trục TA-T2-T5; + Không bố trí dầm biên tăng cứng sàn quanh nhà. + Không bố trí dải sàn tăng cứng xung quanh hệ lõi nhà. |
|
10 | Mặt bằng kết cấu tầng 19: + Không bố trí dầm khoá cột trục TA-T2-T5; + Không bố trí dầm biên tăng cứng sàn quanh nhà. + Không bố trí dải sàn tăng cứng xung quanh hệ lõi nhà. + Sơ đồ kết cấu tại khu vực trục TD-T4-T7 có bố trí cột chuyển chịu lực. Cột chuyển này được bố trí “nằm trên” bản dầm kê trên đỉnh vách trục TD. |
|
11 | Mặt bằng kết cấu tầng 20 đến 28: + Không bố trí dầm khoá cột trục TA-T2-T5; + Không bố trí dầm biên tăng cứng sàn quanh nhà. + Không bố trí dải sàn tăng cứng xung quanh hệ lõi nhà. + Không bố trí dải dầm tại trục T3-T4 (sử dụng sàn để “giằng cột” trong mặt phẳng trục T3, T4) |
|
12 | Mặt bằng kết cấu tầng 29: + Không bố trí dầm khoá cột trục TA-T2-T5; + Không bố trí dầm biên tăng cứng sàn quanh nhà. + Không bố trí dải sàn tăng cứng xung quanh hệ lõi nhà. + Không bố trí dải dầm tại trục T3-T4 (sử dụng sàn để “giằng cột” trong mặt phẳng trục T3, T4) + Bố trí một số trụ/cột liên kết trực tiếp trên sàn??? |
|
13 | Mặt bằng kết cấu tầng áp mái: + Không bố trí dải sàn tăng cứng xung quanh hệ lõi nhà. + Không bố trí dải dầm tại trục TC-TD, TE (sử dụng mũ sàn) + Các cột tại trục (T2-T5; TA-TF) đã dừng tại cao độ sàn tầng 29. |
|
14 | Mặt bằng kết cấu tầng mái: + Không bố trí dải sàn tăng cứng xung quanh hệ lõi nhà. + Các cột tại trục (T2-T5; TA-TF) đã dừng tại cao độ sàn tầng 29. + Không bố trí dầm biên tăng cứng sàn quanh nhà. + Bố trí một số trụ được liên kết trực tiếp “dầm bẹt” để đỡ bãi đáp trực thăng |
|
15 | Mặt bằng kết cấu sàn đỗ trực thăng | |
16 | Chi tiết cột kháng chấn (seismic colummns): + Hàm lượng cốt thép dọc khoảng 3% tại cột tầng hầm |
|
17 | Cột chuyển tại tầng 19 trục (TD-T3+T4), cấu tạo cốt thép đai không được tăng cường trong khi ứng suất cắt tại vị trí cột này rất lớn. | |
18 | + Không bố trí dải dầm/ sàn tăng cứng xung quanh hệ lõi + Hệ lõi của toà nhà có chiều dày 300 mm |
|
19 | Chi tiết cốt thép vách 1: + Cốt thép dọc và ngang vách không được bố trí và cấu tạo theo yêu cầu thiết kế kháng chấn ??? |
|
20 | Chi tiết cốt thép vách 2: + Cốt thép dọc và ngang vách không được bố trí và cấu tạo theo yêu cầu thiết kế kháng chấn ??? |
|
21 | Chi tiết cốt thép vách 3: + Cốt thép dọc và ngang vách không được bố trí và cấu tạo theo yêu cầu thiết kế kháng chấn ??? |
|
22 | + Đường kính cốt thép vách (cốt thép dọc + cốt thép ngang) sử dụng DB12 | |
23 | Đối với sàn P.T: + Hệ thống bản vẽ có quy định phần tính toán và triền khai shop drawing phải được đệ trình cho TVTK xem xét và chấp thuận trước khi thi công. |
|
23 | + Số lượng cáp UST được bố trí trong sàn + Phạm vi bố trí cáp UST không được quy định rõ ràng trên mặt bằng. |
- Một số vấn đề cần lưu ý khi thiết kế kháng chấn cho nhà cao tầng tại Việt Nam:
Khi thiết kế kháng chấn cho nhà cao tầng tại Việt Nam, có một số vấn đề quan trọng cần lưu ý do đặc thù về địa chất, khí hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tình hình phát triển đô thị. Dưới đây là những điểm nổi bật cần quan tâm:
- Đặc điểm địa chất và địa hình Việt Nam
- Việt Nam nằm trong khu vực có hoạt động địa chấn trung bình.
- Cần khảo sát địa chất công trình kỹ lưỡng, đặc biệt là khả năng hóa lỏng của đất nền độ lún ướt…..
- Tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn:
- Áp dụng các Tiêu chuẩn thiết kế hiện hành như:
- TCVN 9386:2012 – Thiết kế công trình chịu động đất;
- TCVN về kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép, nền móng công trình, v.v...
- Khi cần thiết, có thể tham khảo thêm các tiêu chuẩn quốc tế như ACI, Eurocode, IBC (Mỹ) để bổ sung.
- Lựa chọn hệ kết cấu chịu lực phù hợp:
- Các hệ kết cấu thường sử dụng trong nhà cao tầng:
- Hệ khung – giằng cứng;
- Hệ khung – lõi cứng;
- Hệ lõi cứng trung tâm;
- Cần tối ưu hóa khả năng phân tán và tiêu tán năng lượng khi có động đất.
- Hạn chế hiện tượng phá hoại do cộng hưởng và chuyển vị tầng mềm (soft story).
- Phân tích động lực học công trình:
- Sử dụng các phương pháp tính toán:
- Phân tích phổ phản ứng (response spectrum)
- Phân tích thời gian thực (time-history analysis) đối với công trình quan trọng hoặc cao tầng đặc biệt
- Cần kiểm soát chuyển vị giữa các tầng (inter-story drift) để đảm bảo an toàn và tiện nghi sử dụng.
- Chất lượng thi công và vật liệu:
- Đảm bảo kiểm soát chất lượng bê tông, cốt thép, liên kết trong quá trình thi công.
- Thi công đúng bản vẽ, đặc biệt ở các vị trí liên kết dầm – cột, lõi – sàn, nơi chịu lực lớn.
- Ưu tiên sử dụng vật liệu có khả năng biến dạng dẻo tốt và độ bền cao.
Ghi chú