Doanh nghiệp 'chê' sinh viên mới tốt nghiệp
Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế, kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ văn phòng yếu là nhận định của hầu hết tập đoàn, công ty lớn tại TP HCM về sinh viên mới tốt nghiệp. Nhiều ĐH và doanh nghiệp quyết định "bắt tay" rút ngắn khoảng cách này.
Các ý kiến được đưa ra tại buổi ký kết các văn bản thỏa thuận đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội, do ĐH Kinh tế TP HCM tổ chức, hôm qua.
Theo đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, Công ty Sadaco, Ngân hàng Eximbanhk... sinh viên mới ra trường thường quá hãnh tiến hoặc quá tự ti, mặc cảm do thiếu các kỹ năng "mềm" bổ trợ công tác chuyên môn; khả năng bắt nhịp vào thực tế nghệ nghiệp chậm. Nhiều tân cử nhân không thực hành được những kỹ năng cơ bản như sử dụng các thiết bị, vật dụng văn phòng, soạn thảo văn bản...
Ông Đỗ Đăng Khoa, Giám đốc ngân hàng Eximbanhk phân tích, nội dung và lĩnh vực đào tạo trong nhà trường còn thiếu cụ thể, chưa phù hợp với sự chuyển động của doanh nghiệp. Các ĐH cần nghiên cứu đổi mới chương trình theo chuẩn quốc tế kết hợp thực tiễn tại Việt Nam. "Chương trình ĐH cần nâng cao thời lượng thực hành, giảm lý thuyết, tăng tính ứng dụng", ông Khoa kiến nghị.
Hầu hết đại diện doanh nghiệp đề nghị các ĐH, CĐ nên tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, sắp xếp chương trình thực tập sớm cho sinh viên. Các vị này cho rằng được tiếp xúc với lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sẽ giúp sinh viên có thêm kiến thức không nằm trong chương trình chính khóa. Việc được thực tập sớm sẽ giúp sinh viên dạn dĩ hơn khi đi làm.
Bà Nguyễn Phương Loan, Phó chủ tịch phụ trách nhân sự công ty Unilever ghi nhận thế mạnh của sinh viên là sự nhiệt huyết. Các công ty, tập đoàn dù là của nước ngoài nhưng đặt tại Việt Nam, thì người Việt Nam nên nắm lấy các cương vị quản lý.
"Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, nhà trường và doanh nghiệp nên giúp nhiệt huyết đó thành hành động, tạo điều kiện để các em phát triển", bà Loan nói.
Tiến sĩ Phạm Văn Năng, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP HCM thừa nhận, nội dung đào tạo của nhà trường vẫn còn khoảng cách khá xa với nhu cầu doanh nghiệp.
"Nhiều doanh nghiệp muốn đến với nhà trường và sinh viên nhưng không biết đường đi nước bước thế nào. Trong khi, nhiều trường lại quá tự kiêu với chức năng hàn lâm của cơ sở mình. Nhà trường, doanh nghiệp phải tìm cách gắn kết quan hệ, rút ngắn khoảng cách đó", ông Năng nói.
ĐH Kinh Tế TP HCM đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 18 công ty, ngân hàng doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, để đào tạo theo nhu cầu. Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên của trường sẽ là đầu mối tiếp nhận nhu cầu doanh nghiệp.
các bác cứ thử tính thé này nhé cad m học từ kì 1 năm thứ hai xong đến tận kì 2 năm thứ 3 mới cho vẽ máy , office m học năm thứ nhất dến năm thứ 3 vẫn thuyết min tay viết ,sap m học từ kì 2 năm thứ 2 đến tận kì 2 năm thú 3 mới dùng vậy thì chỉ riêng cái việc này thui thì kĩ năng văn phòng dã bị mai một rùi .
sad
Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế, kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ văn phòng yếu là nhận định của hầu hết tập đoàn, công ty lớn tại TP HCM về sinh viên mới tốt nghiệp. Nhiều ĐH và doanh nghiệp quyết định "bắt tay" rút ngắn khoảng cách này.
Các ý kiến được đưa ra tại buổi ký kết các văn bản thỏa thuận đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội, do ĐH Kinh tế TP HCM tổ chức, hôm qua.
Theo đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, Công ty Sadaco, Ngân hàng Eximbanhk... sinh viên mới ra trường thường quá hãnh tiến hoặc quá tự ti, mặc cảm do thiếu các kỹ năng "mềm" bổ trợ công tác chuyên môn; khả năng bắt nhịp vào thực tế nghệ nghiệp chậm. Nhiều tân cử nhân không thực hành được những kỹ năng cơ bản như sử dụng các thiết bị, vật dụng văn phòng, soạn thảo văn bản...
Ông Đỗ Đăng Khoa, Giám đốc ngân hàng Eximbanhk phân tích, nội dung và lĩnh vực đào tạo trong nhà trường còn thiếu cụ thể, chưa phù hợp với sự chuyển động của doanh nghiệp. Các ĐH cần nghiên cứu đổi mới chương trình theo chuẩn quốc tế kết hợp thực tiễn tại Việt Nam. "Chương trình ĐH cần nâng cao thời lượng thực hành, giảm lý thuyết, tăng tính ứng dụng", ông Khoa kiến nghị.
Hầu hết đại diện doanh nghiệp đề nghị các ĐH, CĐ nên tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, sắp xếp chương trình thực tập sớm cho sinh viên. Các vị này cho rằng được tiếp xúc với lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sẽ giúp sinh viên có thêm kiến thức không nằm trong chương trình chính khóa. Việc được thực tập sớm sẽ giúp sinh viên dạn dĩ hơn khi đi làm.
Bà Nguyễn Phương Loan, Phó chủ tịch phụ trách nhân sự công ty Unilever ghi nhận thế mạnh của sinh viên là sự nhiệt huyết. Các công ty, tập đoàn dù là của nước ngoài nhưng đặt tại Việt Nam, thì người Việt Nam nên nắm lấy các cương vị quản lý.
"Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, nhà trường và doanh nghiệp nên giúp nhiệt huyết đó thành hành động, tạo điều kiện để các em phát triển", bà Loan nói.
Tiến sĩ Phạm Văn Năng, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP HCM thừa nhận, nội dung đào tạo của nhà trường vẫn còn khoảng cách khá xa với nhu cầu doanh nghiệp.
"Nhiều doanh nghiệp muốn đến với nhà trường và sinh viên nhưng không biết đường đi nước bước thế nào. Trong khi, nhiều trường lại quá tự kiêu với chức năng hàn lâm của cơ sở mình. Nhà trường, doanh nghiệp phải tìm cách gắn kết quan hệ, rút ngắn khoảng cách đó", ông Năng nói.
ĐH Kinh Tế TP HCM đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 18 công ty, ngân hàng doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, để đào tạo theo nhu cầu. Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên của trường sẽ là đầu mối tiếp nhận nhu cầu doanh nghiệp.
các bác cứ thử tính thé này nhé cad m học từ kì 1 năm thứ hai xong đến tận kì 2 năm thứ 3 mới cho vẽ máy , office m học năm thứ nhất dến năm thứ 3 vẫn thuyết min tay viết ,sap m học từ kì 2 năm thứ 2 đến tận kì 2 năm thú 3 mới dùng vậy thì chỉ riêng cái việc này thui thì kĩ năng văn phòng dã bị mai một rùi .
sad