Thứ Sáu, 22/10/2004, 00:12 (GMT+7)Thứ Sáu, 22/10/2004, 00:12 (GMT+7)
"Tham nhũng toàn cầu gây thất thoát 400 tỉ USD/năm"
TT - "Tham nhũng trong các dự án công ở mức độ cao là một trở ngại lớn đối với phát triển bền vững, gây thất thoát lớn về ngân sách mà các quốc gia phát triển lẫn các quốc gia đang phát triển đang rất cần cho giáo dục, chăm sóc y tế và giảm nghèo" - ông Peter Eigen, chủ tịch Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), tuyên bố với báo giới nhân dịp công bố bảng xếp hạng tham nhũng (IPC) 2004.
Ông khẳng định số tiền thất thoát do tham nhũng trên qui mô toàn cầu hiện ít nhất là 400 tỉ USD/năm.
Dựa theo kết quả đã công bố, ông Eigen cho biết: "Những quốc gia giàu về dầu mỏ như Angola, Azerbaijan, Ecuador, Indonesia, Nigeria, Nga, Venezuela... đều có điểm số rất thấp. Trong các quốc gia này, việc giao thầu khai thác dầu đã khiến thu nhập chuyển vào túi cá nhân của những lãnh đạo các tập đoàn dầu mỏ phương Tây, những kẻ môi giới và các quan chức địa phương".
Vì lẽ đó, ông kêu gọi có biện pháp để các tập đoàn dầu mỏ phải công khai lợi nhuận và những khoản tiền đã chi cho chính phủ hoặc công ty dầu mỏ quốc gia của những nước mà các tập đoàn này đang làm ăn.
Theo xếp hạng của TI đối với 146 quốc gia và lãnh thổ, Phần Lan, New Zealand, Đan Mạch, Iceland, Singapore theo thứ tự xếp từ hạng 1-5 về "tính minh bạch cao"; Mỹ xếp thứ 17, Pháp 22, Malaysia 39, Thái Lan 64, Indonesia 133.
Hai nước xếp cuối bảng (đồng hạng 145) là Bangladesh và Haiti. VN được xếp hạng 102, đồng hạng với Eritrea, Papua New Guinea, Philippines, Uganda, Zambia.
So với bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố tuần trước, có thể thấy các nước được đánh giá "có độ minh bạch cao" đồng thời cũng được xếp hạng cao về sức cạnh tranh. Phần Lan đứng đầu ở cả hai bảng xếp hạng này.
N.QUÂN - CẨM HÀ (Theo Thông cáo báo chí của TI)
"Tham nhũng toàn cầu gây thất thoát 400 tỉ USD/năm"
TT - "Tham nhũng trong các dự án công ở mức độ cao là một trở ngại lớn đối với phát triển bền vững, gây thất thoát lớn về ngân sách mà các quốc gia phát triển lẫn các quốc gia đang phát triển đang rất cần cho giáo dục, chăm sóc y tế và giảm nghèo" - ông Peter Eigen, chủ tịch Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), tuyên bố với báo giới nhân dịp công bố bảng xếp hạng tham nhũng (IPC) 2004.
Ông khẳng định số tiền thất thoát do tham nhũng trên qui mô toàn cầu hiện ít nhất là 400 tỉ USD/năm.
Dựa theo kết quả đã công bố, ông Eigen cho biết: "Những quốc gia giàu về dầu mỏ như Angola, Azerbaijan, Ecuador, Indonesia, Nigeria, Nga, Venezuela... đều có điểm số rất thấp. Trong các quốc gia này, việc giao thầu khai thác dầu đã khiến thu nhập chuyển vào túi cá nhân của những lãnh đạo các tập đoàn dầu mỏ phương Tây, những kẻ môi giới và các quan chức địa phương".
Vì lẽ đó, ông kêu gọi có biện pháp để các tập đoàn dầu mỏ phải công khai lợi nhuận và những khoản tiền đã chi cho chính phủ hoặc công ty dầu mỏ quốc gia của những nước mà các tập đoàn này đang làm ăn.
Theo xếp hạng của TI đối với 146 quốc gia và lãnh thổ, Phần Lan, New Zealand, Đan Mạch, Iceland, Singapore theo thứ tự xếp từ hạng 1-5 về "tính minh bạch cao"; Mỹ xếp thứ 17, Pháp 22, Malaysia 39, Thái Lan 64, Indonesia 133.
Hai nước xếp cuối bảng (đồng hạng 145) là Bangladesh và Haiti. VN được xếp hạng 102, đồng hạng với Eritrea, Papua New Guinea, Philippines, Uganda, Zambia.
So với bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố tuần trước, có thể thấy các nước được đánh giá "có độ minh bạch cao" đồng thời cũng được xếp hạng cao về sức cạnh tranh. Phần Lan đứng đầu ở cả hai bảng xếp hạng này.
N.QUÂN - CẨM HÀ (Theo Thông cáo báo chí của TI)