Thảm bê-tông tự chèn đan lưới cho các công trình chống lũ (24-10-2004) (theo NTNN)
Lần đầu tiên Tiến sĩ Phan Đức Tác (Hội Sở hữu công nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công một loại thảm bê-tông chống lũ mới - thảm bê-tông tự chèn đan lưới (P.Đ.TAC-M4414) chuyên dùng để bảo vệ các bờ sông, bờ biển không bị sạt lở. Loại thảm bê-tông này bước đầu đã được thử nghiệm tại Long Xuyên (An Giang) (ảnh bên) và mang lại hiệu quả rất cao.
Thay thế dần thảm đá
Để chống lại hiện tượng xói lở xảy ra tại các bờ sông, bờ biển trong mùa lũ, thông thường, các địa phương dùng thảm đá đê kè. Loại thảm này được thiết kế theo hình chiếc rọ, từng khối (viên) đá ở đây liên kết với nhau bằng các sợi dây thép.
Theo Tiến sĩ Phan Đức Tác, thảm đá có rất nhiều hạn chế vì đường kính của dây thép liên kết rất nhỏ (2cm), nên dễ bị rỉ, đứt khi nước mặn xâm nhập; kích thước thảm nhỏ (trung bình rộng 2m, dài 5-10m), nếu muốn tạo thành một khối thảm có bề mặt rộng phải lắp ghép nhiều đoạn lại với nhau, tạo nên trọng lượng lớn dẫn đến lún, sụt mặt nền: thảm dễ bị lún sụt vì trọng lượng của các viên đá khác nhau, phần đế không có các chân đanh, dễ bị nước cuốn trôi, thẩm mỹ xấu. Đặc biệt tuổi thọ của thảm đá rất kém (trung bình chỉ kéo dài được hai năm), hay bị sạt mái, chóng hư hỏng...
Để khắc phục các hạn chế đó một số nơi đã mua và nhập các công nghệ từ nước ngoài về như thảm bê-tông móc của Trung Quốc, thảm Betomat của Hà Lan... Tuy nhiên, cả hai loại thảm trên phần vì các khe hở còn lớn, phần do diện tích nhỏ và không phù hợp với điều kiện nền đất tại Việt Nam, do vậy cũng không được dùng phổ biến. Trước tình trạng trên, từ nhiều năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã quyết định đầu tư dự án: "Sản xuất thử nghiệm công trình khoa học công nghệ bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai" do Tiến sĩ Phan Đức Tác chủ trì để thay thế dần thảm đá.
Sẽ là một công trình vĩnh cửu!
Tiến sĩ Phan Đức Tác cho biết: "Thảm bê-tông tự chèn đan lưới có kết cấu gồm ba lớp chính: lớp trên là tâm bản che chắn, lớp hai là lớp lưới thép liên kết các viên thảm, lớp ba là hệ chân định vị tự chèn làm nhiệm vụ chống trượt. Lớp thứ hai và ba có tác dụng thay cho lớp đệm đá có diện tích 4x6m, dày 10m, làm giảm lưu tốc dưới nền hạn chế hiện tượng xói mòn nền. Ngoài ra, do được cấu tạo theo hình lục lăng, nên những khe hở khi được lắp ghép với nhau phân bố rất đều...".
So với các loại thảm được sử dụng trước đây, thảm P.Đ.TAC- M có cấu tạo rộng và dài hơn với chiều rộng mặt thảm trung bình 3,2m, độ dày 5-6m, đặc biệt chiều dài đã đạt tới 78m ở mức tối thiểu (là loại thảm có chiều dài nhất trên thế giới hiện nay). Do được cấu tạo như trên nên thảm có khả năng che kín hết bề mặt bờ sông, bờ biển, kéo dài từ phía trên của bờ xuống tận đáy hồ, đủ trọng lượng để chống chịu dòng chảy với vận tốc 7m/giây. Giữa các khối thảm được liên kết với nhau bằng hệ thống sợi dây thép có đường kính 6mm, do đó khe hở được phân bố rất đều giúp cho việc phân tiêu thoát nước thuận lợi.
Về khả năng chống lún sụt, theo Tiến sĩ Tác, thảm tự chèn có thể chống sụt lún rất tốt đối với chân đất mềm, yếu ở ĐBSCL bởi bề mặt dưới của thảm có một hệ thống chân đanh bảo vệ rất tốt với 3 chân/viên. Với các ưu điểm trên, theo tính toán thảm P.Đ.TAC-M có tuổi thọ tối thiểu sáu năm, nếu được bảo vệ, tu sửa tốt có thể kéo dài trên 10 năm, thậm chí có thể trở thành vĩnh cửu bởi ngay cả khi các sợi thép bị đứt thì thảm vẫn còn hệ thống định vị chân đanh bảo vệ.
Có thể ứng dụng đại trà?
Công trình thảm bê-tông tự chèn đan lưới của Tiến sĩ Phan Đức Tác đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp bằng độc quyền sáng chế số 4414 ngày 6-7-2004.
Từ năm 2001 thảm P.Đ.TAC-M đã được lắp đặt thử nghiệm tại xã An Hòa, TP Long Xuyên (An Giang) với chiều dài 310m dọc sông Hậu. Kết quả tính đến nay cho thấy, mặc dù đã trải qua ba mùa lũ nhưng thảm vẫn chống chịu rất tốt, chưa bị hư hỏng gì.
Theo Tiến sĩ Tác, giá thành của thảm cũng chỉ ngang bằng các thảm gavion thép bọc nhựa (một loại thảm có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay), nhưng hiệu quả công trình lại không hề thua kém.
Giáo sư - Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cũng nhận xét: "Thảm P.Đ.TAC-M là giải pháp phù hợp với điều kiện bờ sông ngập sâu dưới nước mà các công nghệ khác không ứng dụng được, do đó cần tiếp tục mở rộng loại thảm này ra nhiều địa điểm khác". Được biết, hiện TP Hồ Chí Minh đang chuẩn bị tiến hành dùng loại thảm này làm kè cho công trình Mương Chuối tại huyện Nhà Bè hay kè chống sạt cho bán đảo Thanh Đa...
Để phục vụ cho nhu cầu kè ngày càng cao, Tiến sĩ Tác đã nghiên cứu và sản xuất hoàn thiện được dây chuyền sản xuất thảm này với công suất 1.000-3.000 viên/ngày (thủ công) và 50 viên/giờ (sản xuất bằng máy móc).
(Nông thôn ngày nay)
Lần đầu tiên Tiến sĩ Phan Đức Tác (Hội Sở hữu công nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công một loại thảm bê-tông chống lũ mới - thảm bê-tông tự chèn đan lưới (P.Đ.TAC-M4414) chuyên dùng để bảo vệ các bờ sông, bờ biển không bị sạt lở. Loại thảm bê-tông này bước đầu đã được thử nghiệm tại Long Xuyên (An Giang) (ảnh bên) và mang lại hiệu quả rất cao.
Thay thế dần thảm đá
Để chống lại hiện tượng xói lở xảy ra tại các bờ sông, bờ biển trong mùa lũ, thông thường, các địa phương dùng thảm đá đê kè. Loại thảm này được thiết kế theo hình chiếc rọ, từng khối (viên) đá ở đây liên kết với nhau bằng các sợi dây thép.
Theo Tiến sĩ Phan Đức Tác, thảm đá có rất nhiều hạn chế vì đường kính của dây thép liên kết rất nhỏ (2cm), nên dễ bị rỉ, đứt khi nước mặn xâm nhập; kích thước thảm nhỏ (trung bình rộng 2m, dài 5-10m), nếu muốn tạo thành một khối thảm có bề mặt rộng phải lắp ghép nhiều đoạn lại với nhau, tạo nên trọng lượng lớn dẫn đến lún, sụt mặt nền: thảm dễ bị lún sụt vì trọng lượng của các viên đá khác nhau, phần đế không có các chân đanh, dễ bị nước cuốn trôi, thẩm mỹ xấu. Đặc biệt tuổi thọ của thảm đá rất kém (trung bình chỉ kéo dài được hai năm), hay bị sạt mái, chóng hư hỏng...
Để khắc phục các hạn chế đó một số nơi đã mua và nhập các công nghệ từ nước ngoài về như thảm bê-tông móc của Trung Quốc, thảm Betomat của Hà Lan... Tuy nhiên, cả hai loại thảm trên phần vì các khe hở còn lớn, phần do diện tích nhỏ và không phù hợp với điều kiện nền đất tại Việt Nam, do vậy cũng không được dùng phổ biến. Trước tình trạng trên, từ nhiều năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã quyết định đầu tư dự án: "Sản xuất thử nghiệm công trình khoa học công nghệ bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai" do Tiến sĩ Phan Đức Tác chủ trì để thay thế dần thảm đá.
Sẽ là một công trình vĩnh cửu!
Tiến sĩ Phan Đức Tác cho biết: "Thảm bê-tông tự chèn đan lưới có kết cấu gồm ba lớp chính: lớp trên là tâm bản che chắn, lớp hai là lớp lưới thép liên kết các viên thảm, lớp ba là hệ chân định vị tự chèn làm nhiệm vụ chống trượt. Lớp thứ hai và ba có tác dụng thay cho lớp đệm đá có diện tích 4x6m, dày 10m, làm giảm lưu tốc dưới nền hạn chế hiện tượng xói mòn nền. Ngoài ra, do được cấu tạo theo hình lục lăng, nên những khe hở khi được lắp ghép với nhau phân bố rất đều...".
So với các loại thảm được sử dụng trước đây, thảm P.Đ.TAC- M có cấu tạo rộng và dài hơn với chiều rộng mặt thảm trung bình 3,2m, độ dày 5-6m, đặc biệt chiều dài đã đạt tới 78m ở mức tối thiểu (là loại thảm có chiều dài nhất trên thế giới hiện nay). Do được cấu tạo như trên nên thảm có khả năng che kín hết bề mặt bờ sông, bờ biển, kéo dài từ phía trên của bờ xuống tận đáy hồ, đủ trọng lượng để chống chịu dòng chảy với vận tốc 7m/giây. Giữa các khối thảm được liên kết với nhau bằng hệ thống sợi dây thép có đường kính 6mm, do đó khe hở được phân bố rất đều giúp cho việc phân tiêu thoát nước thuận lợi.
Về khả năng chống lún sụt, theo Tiến sĩ Tác, thảm tự chèn có thể chống sụt lún rất tốt đối với chân đất mềm, yếu ở ĐBSCL bởi bề mặt dưới của thảm có một hệ thống chân đanh bảo vệ rất tốt với 3 chân/viên. Với các ưu điểm trên, theo tính toán thảm P.Đ.TAC-M có tuổi thọ tối thiểu sáu năm, nếu được bảo vệ, tu sửa tốt có thể kéo dài trên 10 năm, thậm chí có thể trở thành vĩnh cửu bởi ngay cả khi các sợi thép bị đứt thì thảm vẫn còn hệ thống định vị chân đanh bảo vệ.
Có thể ứng dụng đại trà?
Công trình thảm bê-tông tự chèn đan lưới của Tiến sĩ Phan Đức Tác đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp bằng độc quyền sáng chế số 4414 ngày 6-7-2004.
Từ năm 2001 thảm P.Đ.TAC-M đã được lắp đặt thử nghiệm tại xã An Hòa, TP Long Xuyên (An Giang) với chiều dài 310m dọc sông Hậu. Kết quả tính đến nay cho thấy, mặc dù đã trải qua ba mùa lũ nhưng thảm vẫn chống chịu rất tốt, chưa bị hư hỏng gì.
Theo Tiến sĩ Tác, giá thành của thảm cũng chỉ ngang bằng các thảm gavion thép bọc nhựa (một loại thảm có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay), nhưng hiệu quả công trình lại không hề thua kém.
Giáo sư - Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cũng nhận xét: "Thảm P.Đ.TAC-M là giải pháp phù hợp với điều kiện bờ sông ngập sâu dưới nước mà các công nghệ khác không ứng dụng được, do đó cần tiếp tục mở rộng loại thảm này ra nhiều địa điểm khác". Được biết, hiện TP Hồ Chí Minh đang chuẩn bị tiến hành dùng loại thảm này làm kè cho công trình Mương Chuối tại huyện Nhà Bè hay kè chống sạt cho bán đảo Thanh Đa...
Để phục vụ cho nhu cầu kè ngày càng cao, Tiến sĩ Tác đã nghiên cứu và sản xuất hoàn thiện được dây chuyền sản xuất thảm này với công suất 1.000-3.000 viên/ngày (thủ công) và 50 viên/giờ (sản xuất bằng máy móc).
(Nông thôn ngày nay)