QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chà chà, khai mạc cái nhỉ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chà chà, khai mạc cái nhỉ?

    Trong phương pháp phần tử hữu hạn, việc mô hình hóa kết cấu là rất quan trọng. Công tác hỗ trợ phát sinh hay rời rạc hóa kết cấu cũng khá "nặng nhọc" nếu làm bằng thủ công.

    Vậy làm thế nào để phát sinh lưới phần tử hạn hợp lý? Các thuật toán và việc cài đặt trong chương trình.

    Linh,

  • #2
    To tnlinh:
    Có lẽ bác nên đưa một bài toán cụ thể để anh em cùng xem, sau đó mới đưa ra phương pháp tổng quát cho từng trường hợp riêng.
    Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình- Thương mại C.N.C.C
    Email : cncc.jsc@gmail.com

    Ghi chú


    • #3
      Ok!

      Kết cấu nền đất được mọi người trong forum này quan tâm nhiều thì phải. Vậy, trước hết ta hãy tập trung vào việc chia lưới phần tử hữu hạn cho nền đất đi. (có thể áp dụng trong kết cấu đê đập).

      Bác nào có ý kiến gì không?

      Ghi chú


      • #4
        Nguyên văn bởi tnlinh
        Trong phương pháp phần tử hữu hạn, việc mô hình hóa kết cấu là rất quan trọng. Công tác hỗ trợ phát sinh hay rời rạc hóa kết cấu cũng khá "nặng nhọc" nếu làm bằng thủ công.

        Vậy làm thế nào để phát sinh lưới phần tử hạn hợp lý? Các thuật toán và việc cài đặt trong chương trình.

        Linh,
        Hi all,

        Các bác ở đây tham vọng quá ! theo em hiểu thì tnlinh định làm về "mesh generation". Trước đây t@l tưởng nó dễ nên đâm đầu vào, sau đấy lại dội ra vì khó quá (đối với t@l).

        Nếu các bác cần tài liệu thì t@l nhường lại cho mấy cuốn :
        1.
        Numerical Grid Generation, Foundations and Applications, Thompson
        2.
        Handbook of Grid Generation, Thompson, CRC Press (1998)

        t@l có nhưng đụng vào một lần rồi "say bye bye" lâu rùi

        t@l

        Ghi chú


        • #5
          Với tôi thì có 2 thứ. Một là mesh generator như t@l nói, tức là làm cái việc tạo lưới một cái vật thể cho trước, có thể có mật độ khác nhau tại một số vùng đặ biệt nào đó. Hai là mesh refinement hay adaptive meshing, tức là dùng cái thứ nhất tạo lưới, tính toán rồi dựa trên độ tập trung ứng suất hay biến dạng mà refine cái lưới trên từng vùng (ví dụ như tập trung vào mặt trượt trong bài toán đê đập chẳng hạn). Không biết tnlinh định bàn luận về vấn đề gì?

          Nói chung thì tạo lưới thì ai cũng dùng nhưng mà nghiên cứu về nó thì dân kết cấu thường là ngại (tôi cũng thế ), nhất là cái grid generation, vì nó không được "kết cấu" lắm
          Does engineering need science?

          Ghi chú


          • #6
            To Tal: một lần nữa cám ơn bạn về tài liệu. Thông tin của bạn rất quí đấy. Ở Việt Nam kiếm những thứ đó khó lắm. Tôi thường chỉ tìm được một ít nào đó trên mạng thôi.

            To Phuho: như các bạn biết đấy, vì tôi có ý định xây dựng một hệ thống phân tích phần tử hữu hạn nên những thứ có vẻ mang nhiều về toán hơn cơ thì cho dù muốn hay không tôi vẫn phải đối diện. Hai khía cạnh bác nói tôi đều quan tâm cả.

            Tôi sẽ liên tục gửi những mô đun đang viết dở và bà con góp ý nhé. Tất nhiên là chạy được.

            Linh,

            Ghi chú

            Working...
            X