UB TDTT rút kinh nghiệm về sai phạm ở KLHTT Quốc gia SVĐ Mỹ Đình.
10:32' 27/01/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Ngày 26/1 Uỷ ban TDTT đã trình Thủ tướng Chính phủ văn bản báo cáo kết quả kiểm điểm, xử lý sai phạm tại Khu liên hợp thể thao Quốc gia. Ủy ban này tự nhận hình thức kỷ luật là... kiểm điểm và rút kinh nghiệm.
Như VietNamNet đã đưa tin, đầu tháng 1/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận về kết quả thanh tra các dự án thuộc Khu liên hợp thể thao quốc gia (KLHTTQG) Mỹ Đình (Hà Nội). Theo kết luận, có tới 6,78 triệu USD thiết bị lắp đặt tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình và Khu thể thao dưới nước (TTDN) không rõ nguồn gốc xuất xứ. Dự án Khu TTDN sử dụng vốn ngân sách với tổng mức đầu tư 199,6 tỷ đồng.
Thế nhưng, trong quá trình chuẩn bị đầu tư, dự án đã hai lần được điều chỉnh tăng quy mô và khối lượng xây dựng, nâng tổng mức đầu tư lên 239,2 tỷ đồng. Vì vậy, từ một dự án thuộc nhóm B đã dự án này đã chuyển thành nhóm A nhưng Uỷ Ban TDTT không kịp thời báo cáo Thủ tướng xin điều chỉnh dự án như quy định. Đây là việc làm trái với quy định về quản lý đầu tư xây dựng. Thủ tướng yêu cầu Uỷ ban TDTT, Ban QLDA phải nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm trước Thủ tướng về việc làm sai trái này.
Sau một thời gian tự kiểm điểm, ngày 26/1, Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ Ban TDTT Nguyễn Danh Thái đã ký văn bản số 153, báo cáo kết quả kiểm điểm, xử lý sai phạm lên Thủ tướng Chính phủ. Tuy vậy báo cáo của Uỷ ban TDTT chỉ nặng về phần giải trình, và không đưa ra hình thức xử lý cụ thể đối với cán bộ, cơ quan nào.
Đối với sai phạm về nguồn gốc xuất xứ của thiết bị, Uỷ ban TDTT cho rằng các thiết bị đã được kiểm tra qua hai bước trên giấy tờ và thực tế thiết bị. Do đó chủ đầu tư đã xác nhận toàn thiết bị đó là đúng quy định của hợp đồng nên đã đưa vào lắp đặt.
Trên thực tế là đoàn thanh tra đã phát hiện hàng loạt thiết bị không rõ nguồn gốc xuất xứ. Sai sót này, theo Bộ trường Nguyễn Danh Thái là bởi tiến độ thi công rất khẩn trương và năng lực, kinh nghiệm hạn chế của cán bộ trực tiếp tham gia. Trách nhiệm cụ thể đối với các sai sót trên thuộc về Liên danh Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và Công ty Wright Out Comes (Úc) và Viện Khoa học Công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng). Mặt khác sai sót này cũng có phần trách nhiệm của chủ đầu tư là Ban quản lý dự án KLHTTQG. Tuy vậy, Uỷ ban TDTT cho rằng, vấn đề xử lý đối với sai sót nghiêm trọng trên mới chỉ dừng ở mức "Ban quản lý dự án KLHTTQG đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, coi đây là bài học".
Về dự án Khu TTDN, Uỷ ban TDTT cho rằng việc điều chỉnh nâng vốn đầu tư là "nhằm nâng cao chất lượng của công trình, bảo đảm tính đồng bộ của dự án, đáp ứng tiêu chuẩn thi đấu". Việc thiếu sót, không kịp thời báo cáo Thủ tướng tiếp tục được Uỷ ban TDTT biện bạch rằng, nguyên nhân là "do tư tưởng cầu toàn và do sức ép về tiến độ công trình phục vụ SEA Games 22".
Theo Uỷ ban TDTT, trách nhiệm với những thiếu sót trên "trước hết thuộc về BQL dự án KLHTTQG". Về phần mình, Uỷ ban TDTT tuy nhận khuyết điểm là "việc đôn đốc, nhắc nhở còn thiếu kiên quyết" nhưng mặt khác, cũng trong báo cáo này, UBTDTT lại khẳng định là "đã thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở chủ đầu tư". Biện pháp xử lý cũng chỉ là "nghiêm túc kiểm diểm, rút kinh nghiệm sâu sắc"!
Trong văn bản này, Uỷ ban TDTT cũng cho biết, để khắc phục những thiếu sót trên, Uỷ ban TDTT đã chỉ đạo, yêu cầu nhà thầu chứng minh thêm nguồn gốc xuất xứ của thiết bị. Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, nhà thầu phải thay thế thiết bị.
L.Linh
10:32' 27/01/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Ngày 26/1 Uỷ ban TDTT đã trình Thủ tướng Chính phủ văn bản báo cáo kết quả kiểm điểm, xử lý sai phạm tại Khu liên hợp thể thao Quốc gia. Ủy ban này tự nhận hình thức kỷ luật là... kiểm điểm và rút kinh nghiệm.
Như VietNamNet đã đưa tin, đầu tháng 1/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận về kết quả thanh tra các dự án thuộc Khu liên hợp thể thao quốc gia (KLHTTQG) Mỹ Đình (Hà Nội). Theo kết luận, có tới 6,78 triệu USD thiết bị lắp đặt tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình và Khu thể thao dưới nước (TTDN) không rõ nguồn gốc xuất xứ. Dự án Khu TTDN sử dụng vốn ngân sách với tổng mức đầu tư 199,6 tỷ đồng.
Thế nhưng, trong quá trình chuẩn bị đầu tư, dự án đã hai lần được điều chỉnh tăng quy mô và khối lượng xây dựng, nâng tổng mức đầu tư lên 239,2 tỷ đồng. Vì vậy, từ một dự án thuộc nhóm B đã dự án này đã chuyển thành nhóm A nhưng Uỷ Ban TDTT không kịp thời báo cáo Thủ tướng xin điều chỉnh dự án như quy định. Đây là việc làm trái với quy định về quản lý đầu tư xây dựng. Thủ tướng yêu cầu Uỷ ban TDTT, Ban QLDA phải nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm trước Thủ tướng về việc làm sai trái này.
Sau một thời gian tự kiểm điểm, ngày 26/1, Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ Ban TDTT Nguyễn Danh Thái đã ký văn bản số 153, báo cáo kết quả kiểm điểm, xử lý sai phạm lên Thủ tướng Chính phủ. Tuy vậy báo cáo của Uỷ ban TDTT chỉ nặng về phần giải trình, và không đưa ra hình thức xử lý cụ thể đối với cán bộ, cơ quan nào.
Đối với sai phạm về nguồn gốc xuất xứ của thiết bị, Uỷ ban TDTT cho rằng các thiết bị đã được kiểm tra qua hai bước trên giấy tờ và thực tế thiết bị. Do đó chủ đầu tư đã xác nhận toàn thiết bị đó là đúng quy định của hợp đồng nên đã đưa vào lắp đặt.
Trên thực tế là đoàn thanh tra đã phát hiện hàng loạt thiết bị không rõ nguồn gốc xuất xứ. Sai sót này, theo Bộ trường Nguyễn Danh Thái là bởi tiến độ thi công rất khẩn trương và năng lực, kinh nghiệm hạn chế của cán bộ trực tiếp tham gia. Trách nhiệm cụ thể đối với các sai sót trên thuộc về Liên danh Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và Công ty Wright Out Comes (Úc) và Viện Khoa học Công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng). Mặt khác sai sót này cũng có phần trách nhiệm của chủ đầu tư là Ban quản lý dự án KLHTTQG. Tuy vậy, Uỷ ban TDTT cho rằng, vấn đề xử lý đối với sai sót nghiêm trọng trên mới chỉ dừng ở mức "Ban quản lý dự án KLHTTQG đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, coi đây là bài học".
Về dự án Khu TTDN, Uỷ ban TDTT cho rằng việc điều chỉnh nâng vốn đầu tư là "nhằm nâng cao chất lượng của công trình, bảo đảm tính đồng bộ của dự án, đáp ứng tiêu chuẩn thi đấu". Việc thiếu sót, không kịp thời báo cáo Thủ tướng tiếp tục được Uỷ ban TDTT biện bạch rằng, nguyên nhân là "do tư tưởng cầu toàn và do sức ép về tiến độ công trình phục vụ SEA Games 22".
Theo Uỷ ban TDTT, trách nhiệm với những thiếu sót trên "trước hết thuộc về BQL dự án KLHTTQG". Về phần mình, Uỷ ban TDTT tuy nhận khuyết điểm là "việc đôn đốc, nhắc nhở còn thiếu kiên quyết" nhưng mặt khác, cũng trong báo cáo này, UBTDTT lại khẳng định là "đã thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở chủ đầu tư". Biện pháp xử lý cũng chỉ là "nghiêm túc kiểm diểm, rút kinh nghiệm sâu sắc"!
Trong văn bản này, Uỷ ban TDTT cũng cho biết, để khắc phục những thiếu sót trên, Uỷ ban TDTT đã chỉ đạo, yêu cầu nhà thầu chứng minh thêm nguồn gốc xuất xứ của thiết bị. Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, nhà thầu phải thay thế thiết bị.
L.Linh