QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

ứng suất và mạch nước ngầm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • ứng suất và mạch nước ngầm

    em đọc sách bt của thầy vũ công ngữ.thấy rằng .Nếu trên mực nước ngầm thì dùng gamma thể tích.còn nếu dưới thì dùng gamma đẩy nổi.Có thể hiểu rằng do áp lực nước lỗ rỗng phải ko ạh?Điều này đồng nghĩa với việc mạch nước ngầm làm xuất hiện nước trong lỗ rỗng của các lớp đất dưới nó.Nhưng nếu có lớp đất ở dưới nó thoát khỏi sự ảnh hưởng của mạch nước ngầm tức là trong lỗ rỗng không có nước.ta dùng lại gamma để tính ứng suất bản thân phải ko ạh?mong các sư huynh giúp đỡ.

  • #2
    Ðề: ứng suất và mạch nước ngầm

    chắc bạn đang giải bài tập cơ học đất hả
    Nhưng nếu có lớp đất ở dưới nó thoát khỏi sự ảnh hưởng của mạch nước ngầm tức là trong lỗ rỗng không có nước.ta dùng lại gamma để tính ứng suất bản thân phải ko ạh?
    nếu như bên dưới mực nc ngầm có 1 lớp ngăn cách nước (ví dụ như lớp đất sét cách nước), thì với các tầng đất bên dưới nó ta lại dùng gamma để tính toán.
    Last edited by khoi_xdn; 25-01-2010, 01:29 AM.
    Kiến thức là vô hạn, chỉ có thể biết nhiều hay biết ít, chứ ko thể biết tất cả.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: ứng suất và mạch nước ngầm

      Theo kiến thức mình được học thì gamma được chia làm 3 loại

      gamma_bulk (dùng khi 1 phần void space là không khí, 1 phần là nước)
      gamma_dry (dùng khi 100% void space là không khí)
      gamma_saturated (dùng khi 100% void space là nước)

      Trong tự nhiên, thông thường gamma_bulk hơi nhỏ hơn gamma_saturated một ít.

      Ngoại trừ đất sa mạc với đất bị hạn hán, gamma_dry ít được dùng. Trong phòng thí nghiệm, người ta phải cho đất thông thường vào lò sấy thì mới làm hơi nước bay hết được.

      Nói tóm lại, bạn không nên dùng gamma_dry, tốt hơn là dùng gamma_bulk (nếu biết degree of saturation S), hoặc gamma_saturated.

      Ghi chú

      Working...
      X