QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin hỏi về cường độ kháng cắt không thoát nước (Su)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin hỏi về cường độ kháng cắt không thoát nước (Su)

    Tôi đang làm số liệu KSĐC một công trình. Theo NVKS,TK được duyệt, các chỉ tiêu cơ lý của đất xác định theo TCVN4195-1995 ~ 4202-1995. Nay do có yêu cầu phải tính toán nền móng công trình theo TCN272-05.
    Tôi gặp khó khăn trong việc xác định Cường độ kháng cắt không thoát nước c (Su). Các bác cho tôi hỏi, từ các chỉ tiêu của đất theo hệ quy trình cũ như trên có cách nào tính được Su không? Chỉ dẫn giúp tôi, chân thành cảm ơn!

  • #2
    Ðề: Xin hỏi về cường độ kháng cắt không thoát nước (Su)

    Hi,
    Thực sự tôi chưa hiểu hết ý: Tính toán su theo "qui trình cũ" nghĩa là gì?

    Có phải ý bạn là: Tính toán Su theo chỉ tiêu vật lý của đất?
    Ngoài cách tính trực tiếp Su từ : Thí nghiệm cắt cánh, ba trục UU, CU, hay nén cực hạn qu, (kẹt quá xài cắt trực tiếp cũng được), cũng có thể dùng một số tương qua từ thí nghiệm hiện trường.
    Không biết trong tay bạn hiện giờ có được thông số gì, rồi mới tính tiếp...
    Last edited by hieunghi; 27-01-2010, 08:37 PM.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Xin hỏi về cường độ kháng cắt không thoát nước (Su)

      Cảm ơn @hieunghi đã quan tâm:
      Trong tay tôi giờ chỉ có các chỉ tiêu cơ lý của đất được xác định theo hệ tiêu chuẩn TCVN4195-1995 ~ 4202-1995 như: độ ẩm (%), khối lượng thể tích (g/cm3), Độ sệt (B), góc nội ma sát (phi: độ), Lực dính đơn vị (c: kg/cm2), hệ số rỗng, hệ số nén lún...và một vài chỉ tiêu khác nhưng mà không có đầy đủ kết quả của các thí nghiệm cắt cánh, cắt ko thoát nước... cũng không có SPT hay CPT hiện trường.
      Tôi nói là "quy trình cũ" ý là các thông số không theo hệ ASTM hay AASHTO. Mong bác hiểu và các bác khác chỉ giáo thêm có cách nào? Cảm ơn.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Xin hỏi về cường độ kháng cắt không thoát nước (Su)

        Có phi và c, vậy là có kết quả thí nghiệm cắt trực tiếp rồi.
        Trong bảng kết quả có ghi:

        Cường độ kháng cắt (tô) ứng với từng cấp áp lực. Nếu tải thiết kế mình gần vớp cấp áp lực nào thì chọn giá trị "tô" đó.

        Hoặc tính lại: tô = sigma tg phi + c.


        Không thể tính các giá trị cơ học bằng các kết quả vật lý (hạt, chảy dẻo, độ sệt).

        Trước đây trong qui trình SNIP có bảng tra phi , c theo độ sệt B. Nhưng qua kinh nghiệm thấy không nên dùng.

        Nếu công trình quan trọng thì nên khảo sát bổ sung, chỉ khoan và lấy mẫu ở những lớp đất mình cần thí nghiệm. Kinh phí không quá lớn mà sau khi thiết kế xong được ngũ ngon, không hồi hộp là OK.

        Chúc vui!

        Ghi chú

        Working...
        X