Trong tính toán cột , thì tính cột lệch tâm xiên thế nào ? ai biết Post lên cho mọi người cùng thảo luận.
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tính cột lệch tâm xiên
Collapse
X
-
Tai lieu viet tay ve tinh cot lech tam xien
Hiện nay VN chưa ban hành tiêu chuẩn về tính cột chịu nén lệch tâm xiên, mọi người thường dùng BS hoặc ACI, các phần mềm thiết kế cũng đều có cả. Giới thiệu với reivietnam một tài liệu viết tay khá bổ ích do GS. TS. Nguyễn Đình Cống, nguyên trưởng khoa xây dựng trường ĐHXD viết cách đây mươi năm và là cẩm nang của các cựu sinh viên hồi đó. Tài liệu này dựa theo BS 8110-1985 có cải tiến theo TCVN 5574-1991.
-
Ðề: Tính cột lệch tâm xiên
chào các bác
em mới tham gia vao diễn đàn.Em cũng đang tính kết cấu cột của một nhà mái bằng một tầng.nhưng thấy tính M va N không biết xác định theo công thức nào.Các bác chỉ dùm em cái
"thánh kíu "
trước nha
(em đã đọc sách kết cấu nhưng vẫn chưa hiểu lắm.mong các bác chỉ giúp )Last edited by nam_xd44; 26-02-2005, 06:01 PM.
Ghi chú
-
Nhà một tầng thì tính lệch tâm xiên gì cho rối
Nguyên văn bởi nam_xd44chào các bác
em mới tham gia vao diễn đàn.Em cũng đang tính kết cấu cột của một nhà mái bằng một tầng.nhưng thấy tính M va N không biết xác định theo công thức nào.Các bác chỉ dùm em cái
"thánh kíu "
trước nha
(em đã đọc sách kết cấu nhưng vẫn chưa hiểu lắm.mong các bác chỉ giúp )
Không hiểu bác này viết có nhầm không chứ mình thấy mấy công trình một tầng đó thì tính lệch tâm một phương thì nhanh hơn, Và đỡ tốn công hơn , chứ nhà cao tầng thì mới quan tâm đến vấn đề lệch tâm xiên.
Khi tính cột , chúng ta sẽ tính theo 3 trường hợp : Trung tâm , lệch tâm một phương , Lệch tâm theo 2 phương ( Xiên tâm )
Nếu nhà mái bằng một tầng thì theo tôi cho dù bạn tính theo sơ đồ không gian hay sơ đồ phẳng thì tỉ số e=M/N khá nhỏ , do đó , chúng ta tính toán cột theo cấu kiện chịu nén lệch tâm bé thôi.
Về mà đọc lại sách bê tông nha....dễ hiểu lắm mà
To NTTCDC: cảm ơn anh gởi bài hay quá...
Ghi chú
-
Ðề: Tính cột lệch tâm xiên
Có một số chủ đề, mong các các giải quyết dùm, bài hay có thưởng !!!!!!!!!
Cốt chịu lực lệch tâm xiên Tiết diện chữ nhật
Tiết diện chữ I, T, L
Các tiết diện I, T, L bây giờ hay gặp, để giải quyết vấn đề kiến trúc ở các góc tường
Ghi chú
-
Ðề: Tính cột lệch tâm xiên
Cho em hỏi một số vần đề trong công thức tính cột nén lệch tâm xiên của thầy Cống :
1. Chiều dài tính toán của cột : là chiều dài cột ( l ) hay là chiều dài lo = k * l
2. Tại sao sao lại chỉ cường độ chịu nén mẫu lăng trụ của bê tông thấp hơn mác thiết kế ( ví dụ mác 200 chỉ có fc = 190 kg/cm2 )
3.Em có so sánh kết quả tính bằng công thức với kết quả thiết kế thép cột của Etab ( có bản quyền ) thì thấy với các cấu kiện có hàm lượng thép muy <3% thì kết quả gần tương tự, nhưng khi muy >3 % thì sai số bắt đầu lớn, không biết có vấn đề gì không )
Mong các sư phụ sư huynh chỉ giúp.
Thanks.
Ghi chú
-
Ðề: Tính cột lệch tâm xiên
Tôi nhớ là ACI có phát hành một phép tính cột lệch tâm xiên. Các bạn có thể theo đó mà thiết kế.
Các phần mềm có thể cho kết quả khác nhau vì :
1) Dùng phép tính BEAL (Bê-tông tình trạng tới hạn) thay vì phương pháp đàn hồi. Với BAEL thì ta chỉ dùng cường độ chịu nén mẫu hình trụ đáy tròn. Bao giờ khi tính L cũng tính theo khoảng cách giữa hai điểm uốn (longueur de flambement = buckling length).
2) Có nhiều chương trình cho cốt thép đối xứng cho dễ thi công, thì kết quả khác nhiều. Khi tỉ lệ thép thấp, thông thường phải đặt cái minimum, cho nên các phần mềm nó cho kết quả giống nhau.
3) Nêu các bạn gặp một tiết diện không có trong phần mềm như T, I thì phải giả định một tiết diện chứ nhật tương đương.
Ghi chú
-
Ðề: Tính cột lệch tâm xiên
to : QPHUONG Tôi có đọc quyển BS 8110 thì cũng có thấy l0=beta*l. He so beta nay tra bang.Nhưng đây là đối với cột lệch tâm một phương. Bạn tìm đọc quyển BS có bán rất nhiều ở nhà sách rồi. Nhưng viết sơ sài về cột LTX ,Nếu đọc để làm thì không ổn.
Không biết tài liệu anh Thắng thế nào chứ. Lo ấy là chiều cao thông thủy của nhà. Do đó khi đọc tài liệu của BS thì tôi có thấy...không cần phải nhân beta gì nữa.
-----------------------------------------------------
Trong TCVN ( 5571-1995 ) Tôi có thấy
Ntd = 1/( 1/Nx + 1/Ny + 1/ N0 )
Nhưng khi đọc bài giảng nhà cao tầng một số giáo sư lại viết
Ntđ = 1/( 1/Nx + 1/Ny - 1/ N0 )
If N < Ntđ then Ok else Fail
Trong đó : Ntđ : Khả năng chịu tải tương đương.
N : Tải trọng dọc trục của cột tính toán
Nx : Khả năng chịu tải lệch tâm theo phương X
Ny : Khả năng chịu tải lệch tâm theo phương Y
Ai đúng đây ???
Ghi chú
-
Ðề: Tính cột lệch tâm xiên
Nguyên văn bởi reivietnamto : QPHUONG Tôi có đọc quyển BS 8110 thì cũng có thấy l0=beta*l. He so beta nay tra bang.Nhưng đây là đối với cột lệch tâm một phương. Bạn tìm đọc quyển BS có bán rất nhiều ở nhà sách rồi. Nhưng viết sơ sài về cột LTX ,Nếu đọc để làm thì không ổn.
Không biết tài liệu anh Thắng thế nào chứ. Lo ấy là chiều cao thông thủy của nhà. Do đó khi đọc tài liệu của BS thì tôi có thấy...không cần phải nhân beta gì nữa.
-----------------------------------------------------
Trong TCVN ( 5571-1995 ) Tôi có thấy
Ntd = 1/( 1/Nx + 1/Ny + 1/ N0 )
Nhưng khi đọc bài giảng nhà cao tầng một số giáo sư lại viết
Ntđ = 1/( 1/Nx + 1/Ny - 1/ N0 )
If N < Ntđ then Ok else Fail
Trong đó : Ntđ : Khả năng chịu tải tương đương.
N : Tải trọng dọc trục của cột tính toán
Nx : Khả năng chịu tải lệch tâm theo phương X
Ny : Khả năng chịu tải lệch tâm theo phương Y
Ai đúng đây ???
Ghi chú
-
Ðề: Tính cột lệch tâm xiên
Nguyên văn bởi lê văn Minhtheo tôi thì lực dọc chỉ có 1 phương là Nz chứ chẳng có Nx hay Ny gì cạ nhưng ma có thể tạm hiểu Nx; Ny là Ntu với Mx; và Ntu với My; nhưng thực ra Nx=Ny =Ntu; chỉ có thể hiểu rằng Mx cho trường hợp tải nào đó là lớn nhất hay nhỏ nhất về gía trị đại số thì có Ntu cho Mx đó của trường hợp tải đó; với My cũng vậy
N0: Khả năng chịu lực đúng tâm (ex=ey=0)
Nx: khả năng chịu lực dọc của cột khi: ey=0, ex<>0
Ny: khả năng chịu lực dọc của cột khi: ex=0, ey<>0
1/N=1/Nx+1/Ny-1/N0
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú