QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Dịch chuyển ngang tỷ đối

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Dịch chuyển ngang tỷ đối

    Em xem ở TCXD 229 thì khi tính gió động Yji là dịch chuyển ngang tỷ đối. Nhưng em xem trong TC 2737 và sách BTCT 2 thì Yji chỉ nói là dịch chuyển ngang. Vậy thực ra Yji là như thế nào, mọi người giải đáp hộ.
    Khi chạy Etabs, ở bảng Center Mass Rigidity khối lượng tầng MassX, MassY phải lấy số liệu đấy nhân thêm với 10 đúng không ạ?

    Nhà của em có tầng hầm 1 nhô lên khỏi cốt 0.00 1 khoảng 0.9m tức là diện đón gió của sàn tầng 1 (theo mặt bằng kiến trúc) đấy gồm 0.9m + 1/2H(tầng 1) và ở dưới tấp như vậy mà do khối lượng tầng hầm lớn quá ( gấp 3 tầng 1) nên giá trị gió động lớn quá. Em cảm thấy như thế không hợp lý mà không biết làm thế nào. Mọi người giải đáp hộ.
    Last edited by cuccitini_19; 05-02-2010, 03:34 AM.

  • #2
    Ðề: Dịch chuyển ngang tỷ đối

    Nguyên văn bởi ksminh
    Yji là dịch chuyển ngang tỷ đối , tức là nó không có thứ nguyên . trong các sách , nó là biên độ dao động . trong tiêu chuẩn nó cũng là biên độ nhưng được chia cho chiều cao từ mặt ngàm đến cao trình tầng nào muốn xét .
    tính gió động thì center of mass có thể nhân cho 10 hay không nhân cho 10 cũng được .
    biên độ tầng hầm nhỏ , giá trị không thể lớn quá mức . xem lại bản tính
    Tôi cũng đang thắc mắc ở chỗ này đây: "Yji là dịch chuyển ngang tỷ đối , tức là nó không có thứ nguyên . trong các sách , nó là biên độ dao động" chỗ này đúng.
    còn chỗ này: "trong tiêu chuẩn nó cũng là biên độ nhưng được chia cho chiều cao từ mặt ngàm đến cao trình tầng nào muốn xét" theo tôi là sai. Bác có thể chỉ ra trong tiêu chuẩn (trang nào) viết thế không. Tôi tìm mãi mà k thấy. Một số sách hướng dẫn dùng SAP và ETABS viết đúng như bác nói. Tôi kiểm tra kỹ phần thiết lập công thức trong 229 thì thấy điều này là sai.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Dịch chuyển ngang tỷ đối

      Theo lời của một số thầy giáo ở khoa XDDDCN trường XD thì tiêu chuẩn của ta có nhiều thứ sai lắm, ngay TC tải trọng 2737 nếu lấy ra tính gió động là không thể được (thiếu dữ liệu). Do vậy anh em không nên tin tưởng 100% mà phải có kiểm chứng đối chiếu đấy.
      Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Dịch chuyển ngang tỷ đối

        Nguyên văn bởi ksminh
        biên độ tầng hầm nhỏ , giá trị không thể lớn quá mức . xem lại bản tính
        Nhưng khối lượng tầng hầm rất lớn, mặt bằng tầng hâm rộng hơn gấp rưỡi các tầng trên. Dầm, cột, sàn cũng có kích thước lớn hơn. Hơn nữa nếu Yji là dịch chuyển ngang tỷ đối bằng biên độ dao động chia cho chiều cao đến mặt ngàm kể từ vị trí dao động thì dù biên độ nhỏ nhưng chiều cao đến mặt ngàm cũng nhỏ, các tầng trên biên độ lớn nhưng chiều cao đến mặt ngàm cũng lớn, thế thì Yji còn chênh nhau là mấy.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Dịch chuyển ngang tỷ đối

          Nguyên văn bởi haikcvncc
          Có thể một số sách nói khác nhưng vẫn phải làm theo tiêu chuẩn thôi bác ạ
          Nhưng vấn đề là TC 2737 thì Yji có thứ nguyên, còn TC 229 thì Yji không có thứ nguyên :-ss

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Dịch chuyển ngang tỷ đối

            Nguyên văn bởi haikcvncc
            phải dùng tiêu chuẩn "nguồn" xuất phát điểm phải là 2737-1995
            Tôi không nói là tiêu chuẩn sai đâu mà chỉ muốn nói một số sách lấy chuyển vị tỉ đối tại 1 điểm bằng biên độ dao động tại điểm đó chia cho độ cao của điểm đó là sai.
            Trong cả 2 tiêu chuẩn thì Yji đều phải hiểu là có thứ nguyên là đơn vị dài khi nó được sử dụng trong bài toán này. Người ta thường nói không thứ nguyên là vì nó được hiểu theo nghĩa là biên độ dao động.
            Trở lại với việc phân tích bằng SAP hoặc ETABS, kết quả phân tích dao động cho ra là PHI chứ không phải là Yji bởi vì PHI đã được chuẩn hóa theo điều kiện: PHIT*M*PHI=1. Nhưng vẫn có thể dùng PHI như Y được trong công thức tính thành phần động của tải trọng gió (A.21 TCXD 229 trang 17) vì thực ra Y=A*PHI trong đó A là một hệ số nào đó và khi ta giảm Y đi A lần thì SI (công thức A.20 trang 17 TCXD 229) tăng lên A lần và ngược lại. Kết quả là dùng Y hay PHI thì giá trị thành phần động cũng k đổi.

            Ghi chú

            Working...
            X