QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thí nghiệm PDA, lựa chọn năng lượng búa thích hợp?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thí nghiệm PDA, lựa chọn năng lượng búa thích hợp?

    Xin chào các Bác.
    Em đang muốn tìm hiểu về thí nghiệm PDA, em có băn khoăn là tại sao trong nhiều đề cương thí nghiệm với cọc nhồi, sau khi chọn được trọng lượng búa người ta lại tiến hành thả búa rơi tự do với các chiều cao rơi búa rất khác nhau.
    Ví dụ búa 8 tấn, chiều cao dơi các nhát búa là: 0.5m, 1m, 1.5m, 2.5m
    Và như vậy thì ta nên chọn chiều cao nào ạ?

    Câu hỏi này quả là thực khó với em, các sách ở VN hình như cũng chưa thấy nói đến, Bác nào nghiên cứu về PDA giúp em với.

    Cám ơn các Bác nhiều!

  • #2
    Ðề: Thí nghiệm PDA, lựa chọn năng lượng búa thích hợp?

    Trả lời bạn thế này nhé:

    Độ cao để rơi ban đầu thường nhỏ để giúp người vận hành đánh giá được tâm lực tác động, độ đồng trục giữa búa và cọc, độ phân bố đều của lực tác dụng, từ đó có điều chỉnh phù hợp với khung dẫn hướng. Sau khi điều chỉnh xong, người ta chỉnh độ cao của búa cho tới khi cọc lún 2,5mm cho mỗi nhát búa, hoặc khi đã đạt được sức chịu tải tính toán của cọc hoặc cọc bị phá hoại. Nếu độ lún của cọc dưới 2,5mm cho mỗi nhát búa thì kết quả chỉ ở mức khiêm tốn, bởi phần cọc dưới và mũi cọc không dịch chuyển và sức kháng mũi chưa được sử dụng tới. Lúc này, sức chịu tải tính toán chỉ là lực ma sát ở phần cọc trên và kết quả tính toán chỉ có tính cầm chừng. Thế nên để có tính toán chính xác hơn thì cần tăng lực tương tác, hoặc tăng khối lượng búa hoặc tăng chiều cao rơi.

    Ghi chú

    Working...
    X