QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Năm mới mở hàng phát!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Năm mới mở hàng phát!

    Xin phép các cán bộ ketcau được bóc tem cho mục này. Bài này tôi mới viết xong đang chuẩn bị gửi cho ASCE. Các bác làm nghiên cứu có thời gian vào critique cho một phát đặng chuẩn bị tinh thần mà chiến đấu với đám reviewers. Bài này nói về một dạng cọc đá (tên thương mại là Geopier) hiện đang bắt đầu được dùng khá phổ biến ở Mỹ trong gia cố nền đất yếu. Đại khái là có cọc cạch, có PTHH, lại có cả Plaxis nữa... (toàn những chủ đề hot ở trên đây cả ).

    Hôm vừa rồi đọc được một bài của bác già Schmertmann (2005) đăng trên ASCE thấy cuối bài có lời cảm ơn bác Thai Nguyen nào đó chạy hộ cho cái Plaxis. Đúng là ở đâu có Plaxis ở đó có dân cộng ta các bác nhỉ
    Attached Files

  • #2
    Ðề: Năm mới mở hàng phát!

    Cảm ơn đ/c Phạm đã mở hàng cho mục này ! Hy vọng các bác: thuatdv, HNtuạnP, Phu_ho..... và rất nhiều bác khác không nhớ hết tiếp tục post các bài nghiên cứu của mình, kể cả các bài đã đăng lâu lâu ở các tạp chí khác...
    bác "Thai Nguyen" mà Phạm Hà nêu ở trên là ThS. Nguyễn Thái (học K36 Tin-ĐHXD) đang làm NCS ở Mỹ. ThS. Nguyễn Thái đã vào diễn đàn post 01 bài và hẹn 6 tháng sau sẽ quay lại (hay là để dành thời gian đi chạy Plaxis thuê cho các GS. Mỹ ).
    Xem bài cuả Thái ở đây:http://www.ketcau.com/showthread.php?p=2124#post2124
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Năm mới mở hàng phát!

      Cảm ơn bác Phạm Hà về bài viết nhé!!!
      Tôi mới đọc sơ qua bài của bác thôi, chưa hiểu hết nhưng thấy đã lắm.
      Mấy hôm nay bận quá nên ko tham gia post bài đc, cũng hơi buồn
      Thôi đành tranh thủ đọc bài thôi.
      Mong bác sớm có các bài viết mới cho bà con ở nhà đọc nhé.
      THA^N

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Năm mới mở hàng phát!

        Nguyên văn bởi Pham
        Bài này tôi mới viết xong đang chuẩn bị gửi cho ASCE. Các bác làm nghiên cứu có thời gian vào critique cho một phát đặng chuẩn bị tinh thần mà chiến đấu với đám reviewers. Bài này nói về một dạng cọc đá (tên thương mại là Geopier) hiện đang bắt đầu được dùng khá phổ biến ở Mỹ trong gia cố nền đất yếu. Đại khái là có cọc cạch, có PTHH, lại có cả Plaxis nữa... (toàn những chủ đề hot ở trên đây cả ).
        Nói chung tạp chí ASCE hiện nay đứng đầu trong civil eng. về chất lượng, và để có được bài báo đăng ở tạp chí này (nhất là mình lại là first author) thì phải chiến đấu khá mệt đấy! Ha Pham cứ chẩn bị tinh thần chiến đấu và đợi chờ nhé! Mình không phải chuyên nghiên cứu về vấn đề này nhưng vừa rồi có xem lướt qua mấy cái hình vẽ và có vài comments như sau!

        Mục đích của nghiên cứu là khảo sát ứng sử của cọc aggregate piers gì đó chịu tải trong thẳng đứng bằng cả thí nghiệm và phân tích dựa theo FEA? Mô hình sử dụng trong FEA là hardening-soil model mà đựơc đề xuất bởi ông Schanz ... gì đó (Fig. 3). Theo kết quả thí nghiệm ở Fig. 6a thì có hiện tượng degradation hay softening rất lớn, nhưng trong khi đó mô hình sử dụng trong phân tích lại là hardening nên theo mình vấn đề này dẫn đến kết quả tính toán behavior của cọc sẽ sai khác rất lớn so với thực tế (mặc dù có dùng giá trị ở điểm peak)! Điều này phần nào cũng đã thể hiện ở Fig. 7 về sự khác nhau giữa kết quả thí nghiệm và phân tích. Trong lĩnh vực geotechnical eng. hiện nay vẫn chưa có chương trình tính toán nào có model kể đến hiện tượng softening này à? Ngoài ra theo mình thì ở Fig. 13 cũng nên plot cả kết quả của test nữa vì như vậy sẽ dễ so sánh và hình dung sự sai khác... Nghiên cứu hiện nay mới dừng ở mức examination và observation là chủ yếu? nhưng nếu có thể thì nên có thêm một chút proposal và recommendation nào đó, đặc biệt là cho practice!!! ASCE rất coi trọng đến tính thực tiễn! Tạm thế nhé, lúc nào có điều kiện sẽ đọc nghiêm chỉnh và comment tiếp!!!
        E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Năm mới mở hàng phát!

          Cảm ơn bác thuatdv đã quan tâm đọc bài. Tỷ lệ đăng ở ASCE hiện nay hình như vẫn 10-20% (em ko nhớ nguồn). Theo em thì hình như vẫn không tough được bằng geotechnique.

          Bản em gửi lên ketcau là bản draft (hình như lần đầu), sau khi viết xong cũng gửi cho một số bác chung interest để nhờ review trước. Bản hiện thời đã có một số sửa đổi nhưng do tình hình là sẽ còn sửa nữa nên em xin phép không đưa lên đây để đỡ rác phỏm.

          Ý kiến của bác thuatdv về sự hạn chế của hardening-soil model trong việc mô hình hóa softening behavior của aggregate là hoàn toàn chính xác. Thực ra thì ngay từ quá trình chạy chương trình, chúng em (đồng tác giả) cũng đã tính đến chuyện này và đều dự đoán là sẽ got hammered by reviewers ở đây. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế (chỉ đủ tiền mua Plaxis và làm thí nghiêm...) nên không thể có được giải pháp tốt hơn. Theo em biết thì hiện cái cap model của Abaqus đã có thể xử lý được quả softening rồi nhưng chưa dùng bao giờ nên không dám kết luận. Ở trong thân bài, đoạn model verification chúng em cũng có discussed về chuyện này. Đại khái thể hiện là chúng tôi cũng biết về việc đó nhưng do tài hèn sức mọn nên công cuộc mới chỉ dừng lại ở đó mà thôi. Tất nhiên nếu chủ đề bài viết mà lại về constitutive modeling thì nói vậy sẽ rất chi là không ổn. Tuy nhiên bài này không propose một cái new constitutive model nào cả mà chỉ nêu lên một ứng dụng của nó nên chúng em cũng rất hy vọng là sẽ được "đèn giời soi xét".

          Về hình 13, lúc đầu chúng em cũng để cả số liệu đo từ thí nghiệm hiện trường nhưng sau thì thấy thứ nhất là rối mắt quá, thứ hai là đã đưa thông tin đó trong hình 7 rồi, thứ ba nữa là đoạn này chủ yếu nói về parametric study nên không nhất thiết phải so sánh với đo đạc hiện trường làm gì.

          Về phần dự đóan, đề xuất... thì chúng em nghĩ hơi khác. Lâu nay dân làm nghiên cứu về modeling thường quá sa đà vào phần prediction mà phần nào quên đi phần verification và process. Bản thân em cũng nghĩ là ASCE từ lâu đã không còn quan tâm đến prediction nữa rỗi. Những bài thuần tuy parametric study rồi đề xuất này nọ gần như không bao giờ được đăng. Chính vì vạy, chủ định của chúng em ngay từ đầu khi viết bài này là sẽ không predict một cái gì cả. Trong phần introduction cũng đã có nói rõ: mục đích bài này là cũng cấp một số insights về sự ứng xử và tương tác cọc-đất thôi. Gần đây John Krahn (CEO của Geo-Slope) có đăng một bài rất lý thú (bài essay thôi, không phải technical paper) thảo luận về đề tài sử dụng phương pháp số để làm gì. Khi nào rỗi em sẽ dịch bài đó và đưa lên đây sau. Hai lựa chọn mà ông ấy đưa ra khi sử dụng numerical model là: (i) prediction và (ii)process? Hiển nhiên bài này của chúng em thiên về process.

          Về chuyện liên quan đến practice thì bài này phải nói là đẻ ra từ nhu cầu practice. Nói một cách khác là nó được làm theo đơn đặt hàng từ industry. Nếu bác để ý sẽ thấy the last author đến từ industry (cụ thể là đến từ nơi đặt hàng). Ông này ngoài nhiệm vụ review còn có một nhiệm vụ khác rất quan trọng là kiểm duyệt nội dung bài báo. Sa đà vào những gì có tính academic một tí là bác ý xén ngay không thương tiếc.

          Một lần nữa em cảm ơn bác thuatdv và các bác khác đã quan tâm đọc bài. Sự nghiệp chiến đấu chống reviewers chắc sẽ còn dài (em gửi một bài nữa cho ASCE cách đây đã 7-8 tháng nay mà còn chưa có hồi âm cơ). Rất mong được có sự giúp đỡ của các bác.

          Thân,

          HP
          Last edited by Pham; 25-02-2005, 01:57 PM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Năm mới mở hàng phát!

            Nói chung trong bài báo của Hà có cả kết quả thí nghiệm và một số new findings nên chắc là được đăng thôi! Khi nào được published thì báo cho anh em đọc với nhé! Về cái bài essay nói ở trên mình cũng muốn đọc xem nó như thế nào nên nếu có thể Hà gửi hay bảo anh địa chỉ đọc ở đâu nhé!

            Các bác khác nếu có bài thì gửi lên để anh em xúm vào đọc và comment cũng rất hay, vì một mình mình không thể nghĩ hết được các ý! Hơn nữa anh em cũng biết được các bác đang nghiên cứu về cái gì để còn lựa cho đỡ bị chồng chéo, vì còn nhiều vấn đề cần thiết khác có thể không được quan tâm đến! Rồi chẳng hạn khi nói về móng cọc đá gì đó là tôi nghĩ ngay đến Ha Pham chuyên làm về vấn đề này và nếu cần sẽ nhờ vả luôn!!!
            E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Năm mới mở hàng phát!

              Nguyên văn bởi Thuatdv
              Nói chung tạp chí ASCE hiện nay đứng đầu trong civil eng. về chất lượng...
              Nói riêng với dân Geotechnical engieering thì
              1) Geotechnique
              2) Geotechnical and geoenviormental engineering journal (ASCE)
              or Soils and Foundations (Japan)
              4) Others

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Năm mới mở hàng phát!

                Bài essay của bác John Krahn đây ạ. Xin lỗi vì dạo này em bận quá, không có thời gian để chuyển ngữ. Bác Toyota chắc đương ở Nhật bửn phỏng ạ? Theo em thì 3 đại gia hiện nay là Geotechnique, Journal of geotechnical and geoenvironmental engineering (ASCE) với cả Canadian Geotechnical Journal. Tuy nhiên ý kiến này của em cũng hơi bị biased một tí vì em bác cũng từng ở Can một thời gian mà . Ở Mỹ còn có một tạp chí rất uy tín (không chuyên về geotech nhưng đăng nhiều bài về geotech) là Transportation Research Board (TRB). Tuy nhiên thằng này lại không phổ biến ở nước ngoài thì phải.


                --------
                Message from the CEO

                I personally have now been involved with numerical modeling for more than twenty-five years in both academic and professional environments. During this time I have often debated with my friend and colleague Dr. S. Lee Barbour at the University of Saskatchewan, the what, why and how of good geotechnical numerical modeling. Recently, we put some of our thoughts on paper, the result of which appears in an article in the December 2004 issue of Geotechnical News, titled Numerical Modelling – Prediction or Process? A copy of this article is available on our web site.

                There seems to be considerable confusion in the geotechnical community as to what the objective of numerical modeling is, and what constitutes good modeling practice. We argue that modeling is more about process than prediction; and that the real benefit of numerical modeling is that it helps us understand the fundamental engineering process and behavior more than it helps us make quantitative predictions.

                Immediately after we had submitted the article to Geotechnical News, a book came across my desk entitled Geotechnical Modelling, by David Muir Wood (Spon Press, 2004). I was excited to find he has a chapter on this very subject, and that he also advocates the same ideas we put forth in the Geotechnical News article. His chapter titled Envoi hits the nail right on the head in more simple and elegant prose than what we do in the Geotechnical News article.

                Most engineers, when they first start doing numerical modeling, make their models far too complex. This is certainly something we at GEO-SLOPE observe continually through our software support. Intuitively, the idea is that more complexity will lead to more realistic results. However, this is usually not true. The best and most understandable results often come from the least complex models. As Muir Wood points out, “the art of successful modelling is to include just enough detail for the implied simplifications to be reasonable for a particular application.” I wholeheartedly concur. The best guideline in numerical modeling is still to keep the model as simple as possible.

                The engineering books that accompany our software products also have a chapter on this subject, which is available for convenient reference for those who have acquired our latest software.

                I believe that all of you who get involved in geotechnical numerical modeling will enjoy and greatly benefit from contemplating this published information on the “how-to” of numerical modeling. In the end, please remember that numerical modeling is more about process than about prediction.

                John Krahn, Ph.D., P.Eng.
                President and CEO, GEO-SLOPE International Ltd.

                Bài báo mà tác giả đề cập trong bài viết có thể download tại đây:

                http://www.geo-slope.com/NR/rdonlyre...norProcess.pdf

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Năm mới mở hàng phát!

                  Many thanks Ha Pham nhé! Bài báo có rất nhiều thông tin hay đấy, nhưng hơi dài và hơi liên miên nên ngồi đọc một mạch nhức hết cả mắt! Đại khái trong bài viết này tác giả muốn nhắc nhở anh em geotechnical engineers (có khi chung cho cả civil engineers) rằng khi thiết lập mô hình tính toán numerical modelling thì chỉ cần simple thôi, "đủ" để mô phỏng được bản chất vật lý hay ứng sử thực tế của toàn bộ hệ thống! Tức là chỉ cần xem xét đến một số nhân tố ảnh hưởng chính thôi, mặc dù thực tế đất không phải là vật liệu đàn hồi và có quá nhiều nhân tố ảnh hưởng khác. Lý do là ngay cả khi mô hình sử dụng rất là complex, bao gồm rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng, nhưng nếu đầu vào mà là rác rưởi thì đầu ra cũng sẽ nhận được toàn là rác rưởi "garbage in = garbage out"! Ngoài ra việc sử dụng mô hình phức tạp quá trong thực hành tính toán cũng làm khó khăn cho việc judgement! Có lẽ trong thực hành thì simple luôn luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu, nhưng trong nghiên cứu thì không phải lúc nào cũng cần thiết làm như vậy!!! Simple modelling có nghĩa là đi kèm theo việc lờ bỏ một số nhân tố ảnh hưởng (unknown factors) và kết quả có xu hướng too conservative!

                  Và tiếp theo vấn đề đặt ra ở trên là làm sao để biết được như thế nào là "đủ"? đủ là bằng bao nhiêu? Cái này thì tác giả lại khuyên anh em kỹ sư phải chịu khó tích cóp nhiều kinh nghiệm hiểu biết thì mới làm được. Kinh nghiệm không những về vấn đề sử dụng mô hình toán mà còn cả về tất cả các vấn đề ở trong các công đoạn thực hành liên quan khác (entire process of geotechnical engineering practice), từ việc khảo sát ở hiện trường cho đến thí nghiệm ở trong phòng để xác định các đặc trưng tính chất của nền đất... Rồi làm thế nào để có được nhiều kinh nghiệm thì chỉ có cách là hãy học và làm thực hành càng nhiều càng tốt (phải học, học nữa, học mãi!). Nhưng học và thực hành cái gì và như thế nào thì hãy đi mà tìm và hỏi các bác kỹ sư già có kinh nghiệm, old experienced engineers.....

                  Tóm lại ý tác giả muốn khuyên các kỹ sư rằng "đừng tin những gì máy tính nói", tức là đừng có tin cả 100% vào những con số cụ thể (exact values computed or predicted) mà máy tính output cho chúng ta! Các kỹ sư nên có một sự hiểu biết tổng quát về thực tế làm việc của cả hệ thống, và phải thật tỉnh táo, thận trọng, sáng suốt, dựa trên những kinh nghiệm hiểu biết của bản thân có được trong cuộc sống làm việc thực tế để mà ra phán xét cuối cùng cho hợp lý! Kinh nghiệm như vậy rất là quan trọng trong thực tế làm việc!

                  Vừa ngồi đọc qua và bàn loạn vài dòng như vậy thôi! Ha Pham có ý định dịch bài này thật hả? Ý tưởng dịch cũng rất hay đấy vì không phải ai cũng có đủ khả năng đọc hiểu hết bằng tiếng Anh. Bài cũng hơi dài nên nếu cần anh xin góp một tay!
                  E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Năm mới mở hàng phát!

                    Nguyên văn bởi Pham
                    Bài essay của bác John Krahn đây ạ. Xin lỗi vì dạo này em bận quá, không có thời gian để chuyển ngữ. Bác Toyota chắc đương ở Nhật bửn phỏng ạ? Theo em thì 3 đại gia hiện nay là Geotechnique, Journal of geotechnical and geoenvironmental engineering (ASCE) với cả Canadian Geotechnical Journal. Tuy nhiên ý kiến này của em cũng hơi bị biased một tí vì em bác cũng từng ở Can một thời gian mà .

                    Vâng báo cáo bác em cũng cửu vạn mấy năm bên đó, nghe nói thế . Cụ Krahn em gặp rồi, suốt ngày powerful geoslope. Còn cụ Wood nói chuyện hay phết.

                    Ghi chú

                    Working...
                    X