QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán tải trọng khi phân tích dẻo?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Ðề: Tính toán tải trọng khi phân tích dẻo?

    Gửi bác wuyen va phuho,
    Các bac nghien cứu chuyên sâu về động đất, đề nghị các bác viết một bài về tính động đất theo UBC, giải thích từng hệ số, cách áp dụng trong tính toán thực hành một cách chi tiết cho anh em học hỏi có được không. Nếu có ví dụ tính toán động đất một công trình BTCT nhà cao tầng của nước ngoài thì tốt quá.
    Các bác có thể giải nghĩa thêm về cách chọn dạng dao động (từ kết quả tính phần mềm ) để tính toán động đất cho công trình cao tầng. Vì vấn đề này TCVN không nói rõ. Cám ơn các bác trước.

    Ghi chú


    • #62
      Ðề: Tính toán tải trọng khi phân tích dẻo?

      to bác wuyen: tôi cũng chỉ có hardcopy thôi chứ lab tôi cũng không có access vào cái journal này. Để tôi thử hỏi loanh quanh xem có nhà ai có access thì sẽ xin cho bác. Hoặc là bác cho xin cái địa chỉ, tôi photo rồi tôi gửi cho (scan thì hơi ngại vi tận 70 trang cơ bác ạ)

      to bác hacidmember: thú thực với bác là tôi làm về dao động toàn lý thuyết giời ơi đất hỡi chẳng dùng vào được việc gì bác a UBC tôi cũng chưa bao giờ xem nữa, nên cái chuyện này tôi chịu bác ạ Nhưng trong này chắc thế nào cũng có nhiều bác thành thạo cái này chứ nhỉ ?

      (nhân đây, không biết có ai có UBC dưới dạng pdf không cho tôi xin với ? tôi cảm ơn nhiều )
      Does engineering need science?

      Ghi chú


      • #63
        Ðề: Tính toán tải trọng khi phân tích dẻo?

        Gửi bác wuyen va phuho,
        Các bac nghien cứu chuyên sâu về động đất, đề nghị các bác viết một bài về tính động đất theo UBC, giải thích từng hệ số, cách áp dụng trong tính toán thực hành một cách chi tiết cho anh em học hỏi có được không. Nếu có ví dụ tính toán động đất một công trình BTCT nhà cao tầng của nước ngoài thì tốt quá.
        Các bác có thể giải nghĩa thêm về cách chọn dạng dao động (từ kết quả tính phần mềm ) để tính toán động đất cho công trình cao tầng. Vì vấn đề này TCVN không nói rõ. Cám ơn các bác trước.
        Cảm ơn bác hacidmember. Cũng như phuho nói, wuyên cũng chưa bao giờ đụng đến UBC cả. Mà hiện tại cũng không có thời gian để xem và làm như bác gợi ý đâu. Hẹn sau này khi có dịp vậy. Tuy nhiên, wuyen có thể trao đổi với bác nào quan tâm ngay về Eurocode 8.

        Trong diễn đàn này wuyen biết có nhiều chuyên gia về chuyện đó lắm, như anh Thuật và anh Tuấn đó.. ah mà dạo này bác Tuấn đi đâu không thấy nhỉ. Bác Tuấn giải thích bản chất và cơ sở tính động đất, thuật ngữ của tiêu chuẩn tính động đất thì hết chê luôn! bác đâu rồi...

        to phuho,

        nhân đây, không biết có ai có UBC dưới dạng pdf không cho tôi xin với ? tôi cảm ơn nhiều
        Tôi có IBC2000 bác cần không?

        Ghi chú


        • #64
          Ðề: Tính toán tải trọng khi phân tích dẻo?

          Chân thành cám ơn các bác đã trả lời, thú thực anh em ở nhà cũng có tài liệu nhưng tiếng anh chuyên môn không tốt nên chưa hiểu rõ lắm. Lúc nào các bác có thời gian thì giúp anh em một chút thông tin.
          Mời bác phuho vào trang : http://jan.ucc.nau.edu/~dsl/erg437/c.../seismic/ubc97

          Ở nhà dạo này động đất ghê quá , vừa ở thành phố Hồ Chí Minh xong lại Lào cai, Yên bái, Hà nội, may không có vấn đề gì.

          Ghi chú


          • #65
            Ðề: Tính toán tải trọng khi phân tích dẻo?

            Chân thành cám ơn các bác đã trả lời, thú thực anh em ở nhà cũng có tài liệu nhưng tiếng anh chuyên môn không tốt nên chưa hiểu rõ lắm. Lúc nào các bác có thời gian thì giúp anh em một chút thông tin.
            bác hacidmember ơi, ở nhà dùng tiêu chuẩn nào để tính động đất cho công trình vậy bác? loại công trình nào thì bắt buộc phải thiết kế chống động đất? nhờ bác hay những ai biết cập nhật cho anh em biết với.

            Ghi chú


            • #66
              Ðề: Tính toán tải trọng khi phân tích dẻo?

              Nguyên văn bởi hacidmember
              Chân thành cám ơn các bác đã trả lời, thú thực anh em ở nhà cũng có tài liệu nhưng tiếng anh chuyên môn không tốt nên chưa hiểu rõ lắm. Lúc nào các bác có thời gian thì giúp anh em một chút thông tin.
              Mời bác phuho vào trang : http://jan.ucc.nau.edu/~dsl/erg437/c.../seismic/ubc97

              Ở nhà dạo này động đất ghê quá , vừa ở thành phố Hồ Chí Minh xong lại Lào cai, Yên bái, Hà nội, may không có vấn đề gì.
              Bác kiểm tra lại dùm chứ link này không chạy bác ạ
              Does engineering need science?

              Ghi chú


              • #67
                Ðề: Tính toán tải trọng khi phân tích dẻo?

                hi phuho,
                Đúng rồi cái đó không được
                chỉ cần vào home page http://jan.ucc.nau.edu/
                và search "UBC" sẽ ra thôi

                Ghi chú


                • #68
                  Ðề: Tính toán tải trọng khi phân tích dẻo?

                  Chào wuyen,
                  Hiện nay ở nhà anh em vẫn đang dùng phổ biến hai tiêu chuẩn tính động đất là Snip và UBC97(phương pháp tựa tĩnh).Theo qui định công trình dân dụng cao 9 tầng trở lên là phải tính động đất mặc dù chưa có TCVN. Vì là dân thực hành nên việc sử dụng cũng còn nhiều vấn đề chưa rõ nên muốn có thêm thông tin từ các bác nghiên cứu sâu,
                  nhất là đối với các công trình có mặt bằng kiến trúc phức tạp.

                  Ghi chú


                  • #69
                    Ðề: Tính toán tải trọng khi phân tích dẻo?

                    Hiện nay ở nhà anh em vẫn đang dùng phổ biến hai tiêu chuẩn tính động đất là Snip và UBC97(phương pháp tựa tĩnh).Theo qui định công trình dân dụng cao 9 tầng trở lên là phải tính động đất mặc dù chưa có TCVN. Vì là dân thực hành nên việc sử dụng cũng còn nhiều vấn đề chưa rõ nên muốn có thêm thông tin từ các bác nghiên cứu sâu,
                    nhất là đối với các công trình có mặt bằng kiến trúc phức tạp.
                    Cảm ơn bác cung cấp thông tin. SNiP là tiêu chuẩn của Russia phải không bác. wuyen không biết cái SNiP này đâu.

                    Bàn loạn ra ngoài chút cho vui nhé bác: theo wuyen nghĩ thì nếu vietnam đề cập đến thiết kế chống động đất như là yêu cầu bắt buộc đối với nhiều công trình, thì mình nhất thiết phải bỏ tiền làm tiêu chuẩn riêng dựa vào các phổ thiết kế (design spectra) xây dựng từ điều kiện địa chất, địa hình của từng vùng cụ thể của vietnam. Dùng các tiêu chuẩn nước ngoài sẽ không sát với điều kiện mình và vô hình sẽ rất lãng phí tiền bạc và công sức cho thiết kế chống động đất, và cứ thế cứ thế cho các công trình sau này! Việc xây dựng tiêu chuẩn riêng ban đầu tuy tốn kém nhưng mình sẽ có một tiêu chuẩn chính xác và tin cậy và sẽ tiết kiệm rất rất nhiều money and time về sau. Các bác thấy thế nào?

                    Ghi chú


                    • #70
                      Ðề: Tính toán tải trọng khi phân tích dẻo?

                      Nguyên văn bởi hacidmember
                      Hiện nay ở nhà anh em vẫn đang dùng phổ biến hai tiêu chuẩn tính động đất là Snip và UBC97(phương pháp tựa tĩnh).Theo qui định công trình dân dụng cao 9 tầng trở lên là phải tính động đất mặc dù chưa có TCVN. Vì là dân thực hành nên việc sử dụng cũng còn nhiều vấn đề chưa rõ nên muốn có thêm thông tin từ các bác nghiên cứu sâu, nhất là đối với các công trình có mặt bằng kiến trúc phức tạp.
                      Em đọc được ở đâu lại có cái quy định "công trình dân dụng cao 9 tầng trở lên là phải tính động đất" vậy? Thế thấp hơn 9 tầng thì coi là không "quan trọng" và không cần phải tính động đất à!!! Ngay cả có kể đến đặc điểm nền đất rất yếu của HN thì cũng khó có thể có cái quy định đó được. Không biết những KS thiết kế khác có làm như vậy không? Nếu cũng vậy thì mọi người nên ở những nhà chung cư cao 9 tầng trở nên nhé! Về nguyên tắc cơ bản công trình nhà thực tế càng it tầng (chu kỳ dao động cơ bản càng ngắn) thì tải trọng động đất tác dụng vào (dưới dạng gia tốc) nói chung càng lớn. Có lẽ nếu động đất cấp 7 hay 8 mà xảy ra ở HN (theo như dự báo của Viện VLĐC?) thì khả năng sẽ có rất nhiều nhà dân (thường cao từ 2-5 tầng) và nhiều nhà chung cư cao 9 tầng trở xuống sẽ bị hư hỏng rất nặng hoặc bị sụp đổ! đấy là tôi đã giả thiết các nhà chung cư cao hơn 9 tầng đã được thiết kế, cấu tạo chống động đất và hơn nữa đã không bị rút ruột!
                      E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                      Ghi chú

                      Working...
                      X