QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

    Em xin gởi kèm 2 hình về "no-fines concrete" để chứng minh cho các anh thấy về sự tồn tại của loại bê tông này của anh nhduyconcrete

    Em đồng ý với anh nhduyconcrete về vấn đề: độ sụt của loại bt này =0. Nếu là kỹ sư xây nhà thì sẽ hơi thắc mắc không biết BT có độ sụt = 0 thì làm được gì, nhưng nếu là kỹ sư cầu đường thì anh ta sẽ nói : “làm được nhiều thứ lắm đó”.

    Em xin góp vài ý kiến:

    1- Vấn đề quan trọng (tạo lỗ rỗng) của loại BT này ko nằm ở chỗ “no-fines” mà nằm ở chỗ sử dụng cái “coarse aggregate” như thế nào.
    2- Người ta gọi đây là "green concrete".
    3- Tạo lỗ rỗng theo cách này dựa trên cơ sở của phương pháp kết khối tiếp xúc và có liên quan 1 chút tới phương pháp sắp xếp ko chặc chẽ.
    4- Anh Killua có thể san sẻ thêm thông tin về loại cốt liệu nhẹ rẻ tiền mà anh đề cập ko?

    anhvanvlxd@yahoo.com
    Attached Files
    Vân Anh Email: con.tho.ngoc@gmail.com

  • #2
    Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

    cho mình hỏi không biết mác của mẫu bt trên đạt được bi nhiêu??
    theo mình mẫu bt như trên lỗ rỗng của nó không kín !!!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

      anh nói đúng rồi, lỗ rỗng ko kín. Tại vì chúng ta cần nó thoát được nước và trồng được cỏ
      Mác BT để em tìm hiểu kĩ lại sẽ bàn tiếp nhe.
      Vân Anh Email: con.tho.ngoc@gmail.com

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

        Bê tông siêu nhẹ giảm giá thành xây dựng (10:23 15-12-2004)


        Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp (IDICO) vừa giới thiệu sản phẩm bê tông bọt dùng trong xây dựng với chi phí giảm hơn 10 lần so với bê tông thường.
        Đây là loại bê tông siêu nhẹ và có độ bền cao do Tổng Công ty nghiên cứu và sản xuất bằng nguyên liệu trong nước, rất phù hợp trong xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại vùng lũ Đồng bằng sông Cửu Long cũng như các công trình cao tầng.
        Ngoài những ưu điểm như có thể sử dụng thay cho gạch nung truyền thống, khả năng chống cháy, chống ồn và chịu nhiệt cao, bê tông bọt còn có độ dài bất kỳ và có thể đúc ngay tại công trình.
        IDICO đã sử dụng loại vật liệu mới này tại một số công trình như khu dân cư cao tầng và nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh tại tỉnh Đồng Tháp. Các công trình này đều đạt các thông số kỹ thuật đảm bảo độ bền vĩnh cửu.
        Theo các chuyên gia ngành xây dựng, việc đưa sản phẩm bê tông vào sản xuất và sử dụng rộng rãi không chỉ giúp các nhà đầu tư rút ngắn thời gian xây dựng, giảm giá thành sản xuất mà còn tăng khả năng cạnh tranh của các đơn vị xây dựng Việt Nam.


        Nguồn trích: TTXVN, 13/5/2004
        MR_AN

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

          Cái BT này đúng là BT polystyrol rồi, thực ra không phải là cường độ chịu uốn mới đáng quan tâm mà cái loại vật liệu này nó mềm mềm , không thử nén được vì nén xuống nó không nứt ngay như BT thường. Thế nên mới phải quay ra thử uốn. Mình thử làm có cấp phối d800 mác đạt 400; nổi lềnh phềnh trên mặt nước chứ khôgn chỉ để trồng cỏ. BT này đúng ra không có độ sụt, chứ không phải là độ sụt bằng không. BT này rỗng rỗ nhưng không giữ nước , chứ cái loại của IDICO sẽ bị giữ nước.
          chú cứ phá
          www.ccp.com.vn

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

            Nguyên văn bởi raklei
            Cái BT này đúng là BT polystyrol rồi, .
            hihi! mừng quá! cuối cùng cũng có người gọi cái được gọi là "no-fines concrete" bằng 1 cái tên khác polystyrol

            em thấy raklei có vẻ khá rành về cái này đó, vậy anh (chị) raklei có thể giải thích vì sao gọi nó là polystyrol không?
            để cho nó thuyết phục mọi người hơn 1 chút đó mà.

            kính chào
            Vân Anh Email: con.tho.ngoc@gmail.com

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

              ôi ôi

              có lẽ em mừng hụt rồi, vì bài bên kia bác raklei nói BT của bác xài cốt liệu polystyrol.

              nhưng hình em post lên xài đá cho bt thông thường thôi à, khác ở chỗ phải chọn có cùng cỡ hạt thì tốt nhất.

              nhưng em nghĩ nguyên lí cấu tạo cho 2 loại này cũng cùng nằm trên 1 nền tảng khoa học thôi: đó là tạo lỗ rỗng hở bằng cách ko lắp đầy khoảng trống giữa các hạt cốt liệu lớn, đúng ko bác?

              với mác mà bác raklei, em nghĩ loại BT polystyrol tốt hơn rồi, và chắc nhẹ hơn nhiều nữa, đúng ko bác?
              Vân Anh Email: con.tho.ngoc@gmail.com

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

                Tôi nghĩ cường độ BT nhẹ nói chung phụ thuộc vào tỷ trọng, nếu mà cường độ cao thì tỷ trọng lớn. Nếu cường độ 300 - 400 thì tỷ trọng nhẹ hơn BT thường ít thôi, không đáng kể. Ý tôi muốn nói BT nhẹ là loại có tỷ trọng nhỏ hơn 1 ( tức là nhẹ hơn nước ) thì mới nên coi là nhẹ .
                Tôi không rõ lắm về khái niệm no fine concrete nhưng đoán nó là không chứa cốt liệu mịn , tương tự như cái BT polystyrol nhưng có thể cái hình bạn post lên sử dụng một loại cốt liệu tương tự như polystyrol. nhưng tôi không nghĩ là đá vì thế thì không giảm được tỷ trọng bao nhiêu.
                chú cứ phá
                www.ccp.com.vn

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

                  Nguyên văn bởi raklei
                  Cái BT này đúng là BT polystyrol rồi, thực ra không phải là cường độ chịu uốn mới đáng quan tâm mà cái loại vật liệu này nó mềm mềm , không thử nén được vì nén xuống nó không nứt ngay như BT thường. Thế nên mới phải quay ra thử uốn. Mình thử làm có cấp phối d800 mác đạt 400; nổi lềnh phềnh trên mặt nước chứ khôgn chỉ để trồng cỏ. BT này đúng ra không có độ sụt, chứ không phải là độ sụt bằng không. BT này rỗng rỗ nhưng không giữ nước , chứ cái loại của IDICO sẽ bị giữ nước.
                  polystyrol hay polystyrene ???
                  Hình như sợi đó là sợi polystyrene mà

                  to raklei :
                  "Ý tôi muốn nói BT nhẹ là loại có tỷ trọng nhỏ hơn 1 ( tức là nhẹ hơn nước ) thì mới nên coi là nhẹ ."

                  Không đúng đâu bác, không hẳn phải nhẹ hơn nước mới gọi là nhẹ. Theo tui biết thì chỉ cần nhẹ hơn 1.8 là gọi là bêto6ng nhẹ rồi
                  I'm Killua, greatest Assassin ...
                  Passion is number one

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

                    ok hoàn toàn
                    Last edited by anhvan; 07-03-2005, 10:41 PM.
                    Vân Anh Email: con.tho.ngoc@gmail.com

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

                      Nguyên văn bởi Killua
                      Không đúng đâu bác, không hẳn phải nhẹ hơn nước mới gọi là nhẹ. Theo tui biết thì chỉ cần nhẹ hơn 1.8 là gọi là bêto6ng nhẹ rồi
                      em hoàn toàn ok với anh cái này đó nha. Nhưng cũng phải nói thêm cái limit này sẽ ngày càng giảm xuống, tuy nhiên giảm đến 1 thì có lẽ hơi lâu.
                      Vân Anh Email: con.tho.ngoc@gmail.com

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

                        Nguyên văn bởi raklei
                        Tôi nghĩ cường độ BT nhẹ nói chung phụ thuộc vào tỷ trọng, nếu mà cường độ cao thì tỷ trọng lớn.
                        tức là vẫn có "nói riêng"
                        Vân Anh Email: con.tho.ngoc@gmail.com

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

                          Nguyên văn bởi trungkhoi
                          cho mình hỏi không biết mác của mẫu bt trên đạt được bi nhiêu??
                          mẫu này (2 hình đầu tiên) em lấy trên mạng, nên ko rõ cường độ.
                          2 hình sau đây là thi công loại này
                          hình cuối cùng là BT loại này đã nghiên cứu ở VN, cường độ 29 – 74 KG/cm2, khối lượng thể tích 1.62 – 1.8 T/m3 tùy thuộc nhiều yếu tố.

                          tạm biệt
                          Attached Files
                          Vân Anh Email: con.tho.ngoc@gmail.com

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

                            Em đồng ý với anh nhduyconcrete về vấn đề: độ sụt của loại bt này =0. Nếu là kỹ sư xây nhà thì sẽ hơi thắc mắc không biết BT có độ sụt = 0 thì làm được gì, nhưng nếu là kỹ sư cầu đường thì anh ta sẽ nói : “làm được nhiều thứ lắm đó”.
                            Làm được gì vậy em ? Anh không học cầu đường nên cũng không rành lắm.

                            1- Vấn đề quan trọng (tạo lỗ rỗng) của loại BT này ko nằm ở chỗ “no-fines” mà nằm ở chỗ sử dụng cái “coarse aggregate” như thế nào.
                            2- Người ta gọi đây là "green concrete".
                            Cái này là "đương nhiên" rồi, nguyên tắc tạo độ rỗng của bêto6ng nhẹ phần lớn là giải quyết vấn đề cốt liệu nhẹ (cốt liệu lớn) rồi. Vấn đề anh quan tâm ở đây không phải là "no fines" & lỗ rỗng mà là "no fines" & *****s (ảnh hưởng chất lượng) thôi. Anyway, nếu chỉ để trồng cỏ hoặc mục đích trang trí thì chẳng có gì để nói.

                            3- Tạo lỗ rỗng theo cách này dựa trên cơ sở của phương pháp kết khối tiếp xúc và có liên quan 1 chút tới phương pháp sắp xếp ko chặc chẽ.
                            Cơ sở 2 phương pháp này như thế nào vậy ? Giải thích thêm cho anh được không ?
                            I'm Killua, greatest Assassin ...
                            Passion is number one

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: 2 hình ảnh và bàn tiếp về cái được gọi là "no-fines concrete"

                              Nguyên văn bởi Killua
                              Làm được gì vậy em ? Anh không học cầu đường nên cũng không rành lắm.
                              chính xác mà nói là BT ko có độ sụt (cái này em đã bị anh raklei bắt giò rồi) chứ ko phải độ sụt bằng 0 (vì "0" thì nhỏ hơn "1" đúng 1 đơn vị, nhưng ko có độ sụt thì chỉ là ko có độ sụt, phải chuyển qua đo bằng độ cứng)
                              ví dụ điển hình về loại không có độ sụt là bê tông đầm lăn (RCC) ứng dụng rất nhiều làm mặt đường và trong thủy lợi nữa
                              tuy nhiên nước mình thì chủ yếu làm bê tông atphan, đúng ko anh?
                              Vân Anh Email: con.tho.ngoc@gmail.com

                              Ghi chú

                              Working...
                              X