Bác nào có kinh nghiệm kiểm tra biến dạng đất nền dưới đáy móng băng hay tài liệu liên quan xin chỉ giùm em. Em cảm ơn nhiều
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
kiểm tra biến dạng móng băng
Collapse
X
-
Ðề: kiểm tra biến dạng móng băng
Để giải bài toán này không đơn giản, nó hông rõ ràng, rành mạch như móng đơn hay đài cọc (có chỉ rõ trong sách vở tài liệu). Nói chung những gì mà anh em khi thiết kế thấy lúng túng, khó xử thì những người khác cũng vậy. Khi gặp những vấn đề này, tác giả của các sách vở, tài liệu cũng thường đánh bài "lờ".
Mình xin trao đổi thế này:
1. Đối với dải móng băng dưới hàng cột, tường thì chỉ còn cách cắt phẳng ra mà tính.
2. Trường hợp móng băng giao nhau: mình cũng thấy vướng, nhưng thường làm như sau:
- ứng suất gây lún thì làm như bình thường: lấy tải tiêu chuẩn chia cho diện tích chịu tải.
- Xác định một vùng diện tích tương đương nào đó để tính, nó có thể rộng hơn bề rộng móng băng. Nếu các ô trống giữa các móng còn ít quá thì tính như móng bè luôn. Nói chung lấy theo cảm tính của người thiết kế tùy trường hợp cụ thể. Các giả thiết như vậy ta nêu luôn trong bản tính để người kiểm tra hiểu rõ.
Mình đã làm như vậy và không thấy các bác thẩm tra, thẩm định có ý kiến gì.
Đó là cách tính tay.
Ngoài ra, mới đây có chương trình 3D Foundation của PLAXIS, không biết có giải quyết được chính xác bài toán này không, chú Phạm Hà đã có phần mềm này (xịn) thử cho ý kiến nhé !
Xem tại: http://www.plaxis.nl/index.php?cat=p...D%20FoundationThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com
Ghi chú
-
Ðề: kiểm tra biến dạng móng băng
Theo tôi anh Huy làm như vậy là quá cơ bản rồi ! Tôi thường kiểm tra lún như với móng đơn (Cắt dải b=1m ra để tính ), nếu nó đạt, thì quá an tâm vì hệ móng băng có độ cứng lớn hơn nên độ lún sẽ nhỏ hơn móng đơn.(Tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào sức chịu tải của nền nữa )
Ghi chú
-
Ðề: kiểm tra biến dạng móng băng
Nguyên văn bởi nhangTheo tôi anh Huy làm như vậy là quá cơ bản rồi ! Tôi thường kiểm tra lún như với móng đơn (Cắt dải b=1m ra để tính ), nếu nó đạt, thì quá an tâm vì hệ móng băng có độ cứng lớn hơn nên độ lún sẽ nhỏ hơn móng đơn.(Tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào sức chịu tải của nền nữa )
Với hệ móng băng giao thoa thì tôi thấy mọi ngưới chỗ tôi thường chia theo diện chịu lực của cột và thường xét móng như tiết diện chữ T sau đó tính các đặc trưng tiết diện và tiến hành kiểm tra khả năng chịu lực đất nền. Khi tính lún thì xét toàn bộ dải băng theo phương chịu lực chính.
Xin mọi người cho thêm ý kiến.Last edited by minhonxd; 25-05-2005, 01:20 PM.
Ghi chú
-
Ðề: kiểm tra biến dạng móng băng
Mình cũng rất quan tâm đến vấn đè này , thực sự để có một cách tính toắn bài bản và rõ rãng cho vấn đề này thì mình nghĩ rằng hơi khó , mình xin có một số ý kiến như sau , mong các bạn cho ý kiến nhé :
1-Trường hợp dải băng đơn dưới hàng cột : theo ý kiến của anh Huy cũng như phần đông mọi người thì cắt phẳng ra để tính , điều đó mình nghĩ là hợp lý , nhưng vấn đề nằm ở chỗ : chiều dài cắt là bao nhiêu thì hợp lý. Như ta biết , ưs phân bố dưới đáy băng không đều và phụ thuộc nhiều yếu tố như hệ số nền , độ cứng của băng... Mình thường căn cứ vào biểu đồ ưs dưới đáy móng để định ra chiều dài cắt băng thích hợp , theo mình thì đó là chiều dài mà tải trọng tác động đáng kể đến nền đất dưới nó.
2- Trường hợp móng băng giao thoa , cách làm như anh HUY em vẫn thấy có một cái gì đó không ổn , nó hơi cảm tính và mơ hồ ( sorry ). Mình thì vẫn thường làm như sau ( mong mọi người góp ý ) : Phân hệ móng băng giao thoa thành các băng ngang dọc riêng rẽ để tính toắn , Tai trọng tập trung tại nút được chia cho các băng dọc và ngang theo nguyên tắc tỷ lệ với độ cứng các băng.
Thật ra thì cách tính như vậy cũng chưa chính xác lắm , nhưng có thể nói là thiên về an toằnBỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ
Ghi chú
-
Ðề: kiểm tra biến dạng móng băng
Nguyên văn bởi ntlongMình cũng rất quan tâm đến vấn đè này , thực sự để có một cách tính toắn bài bản và rõ rãng cho vấn đề này thì mình nghĩ rằng hơi khó , mình xin có một số ý kiến như sau , mong các bạn cho ý kiến nhé :
1-Trường hợp dải băng đơn dưới hàng cột : theo ý kiến của anh Huy cũng như phần đông mọi người thì cắt phẳng ra để tính , điều đó mình nghĩ là hợp lý , nhưng vấn đề nằm ở chỗ : chiều dài cắt là bao nhiêu thì hợp lý. Như ta biết , ưs phân bố dưới đáy băng không đều và phụ thuộc nhiều yếu tố như hệ số nền , độ cứng của băng... Mình thường căn cứ vào biểu đồ ưs dưới đáy móng để định ra chiều dài cắt băng thích hợp , theo mình thì đó là chiều dài mà tải trọng tác động đáng kể đến nền đất dưới nó.
2- Trường hợp móng băng giao thoa , cách làm như anh HUY em vẫn thấy có một cái gì đó không ổn , nó hơi cảm tính và mơ hồ ( sorry ). Mình thì vẫn thường làm như sau ( mong mọi người góp ý ) : Phân hệ móng băng giao thoa thành các băng ngang dọc riêng rẽ để tính toắn , Tai trọng tập trung tại nút được chia cho các băng dọc và ngang theo nguyên tắc tỷ lệ với độ cứng các băng.
Thật ra thì cách tính như vậy cũng chưa chính xác lắm , nhưng có thể nói là thiên về an toằn
- Hệ số nền
Khi học thì em ko được hướng dẫn về hệ số nền em chĩ nghiên cứu mà không có ai hướng dẫn cả chỉ biết được : k = áp lực đất / độ lún
áp lực đất ở đây em chỉ có thể hiểu được nó là áp lực tính toán của đất mà đất thì không khảo sát nên em chỉ có thể cho nó từ 0,7 - 1 kG/cm2
Độ lún thì em giả thiết xem độ lún đó bằng 4-5 gì đố rồi tính ra hệ số nền.Sau đó em dùng hệ số nền này nhập vào SAP để tính ra nội lực của móng băng với tải trọng bên trên truyền xuống là tải chân cột.
CÁC ANH CHO EM Ý KIẾN NHEN EM HƠI HOANG MANG VÌ CŨNG CHỈ MỚI RA THIẾT KẾ THÔI NÊN CHẲNG CÓ KINH NGHIỆM GÌ GIÚP EM VỚI.
Em như tờ giấy trắng vậy nên mấy anh có kinh nghiệm gì thì xin "ghi vào" tờ giấy trắng này dùm em.CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Ghi chú
-
Ðề: kiểm tra biến dạng móng băng
Bọn em cũng được học từ trước tới nay là cắt ra một dải móng băng có chiều dài 1m để tính như móng đơn.Tất nhiên là chúng ta phải chọn vị trí mà tải trọng truyền xuống móng là lớn nhất thì sẽ thiên về an toàn hơn.
Tại các vị trí móng giao nhau hay vị trí góc thì em cũng chưa biết thế nào. Các bác có kinh nghiệm thì phổ biến cho em với.
Còn em thấy bác khanhduydang tính hệ số nền theo cách của bạn thì quả ko ổn tí nào.Bác lấy áp lực đất và độ lún theo ý mình thế thì có khác gì lấy luôn hệ số nền đâu(mà cái này nếu lấy tùy tiện thế thì cũng kô ổn). Nếu bác ko có số liệu địa chất của vùng đất đó thì em nghĩ bác nên làm theo kinh nghiệm tức là khảo sát qua hiện trường xem đất ở đấy thuộc loại gì mà đưa ra hệ số nền theo các tiêu chuẩn như đã quy định thì hợp lý hơn.
Ghi chú
-
Ðề: kiểm tra biến dạng móng băng
cái này mình cũng đã làm mấy cài rồi nhưng cũng chẳng quan tâm lắm vì lâu nay mấy cái móng băng với móng băng giao nhau mình đã làm có tải không lớn lắm nên có kiểm tra cũng chỉ là cho yên tâm thôi chứ suy luận 1 hồi cũng Ok cả. Nhưng giờ mình đang làm cái móng bè bxh = 26x43m, tải trọng truyền xuống khoảng 20.000T nên mình rất băn khoăn. nếu kiểm tra giống móng đơn thì lún ghê quá, cường đọ của đất nền thi Ok rồi (cát dày lắm). mình cũng đã dùng chương trình Sap, etabs, Safe để kiểm tra nhưng cũng không hiểu sâu lắm, mong được chia sẽ.
Trong Sap hay Etabs có cho phép khai hệ số nền, các hệ số nền này được xác định theo công thức trong sách "PHÂN TÍCH KẾT CẤU BẰNG PHẦN MỀM SAP2000- TẬP1) có ghi khá rỏ, cái này chỉ khai cho móng băng thôi. còn khi tính cho móng bè thì mình dùng SAFE, trong chương trình này có mục soil surport, mặc định của nó là 2000 ( đơn vị mặc định khi khai là Tm) nhưng mình không biết hệ số soil surportnayf khai như thế nào, có ai biết không vậy? còn khai dầm móng mình nghĩ là SAP với Etabs là Ok đó.
dùng đi rồi thấy nó hay đấy!
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú