QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thí nghiệm xác định SCT cọc khoan nhồi

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thí nghiệm xác định SCT cọc khoan nhồi

    Xin chào các bác.
    Em mới tham gia diễn đàn nhưng cảm thấy rất có ích. Em có rất nhiều băn khoăn về SCT của cọc khoan nhồi khi tính toán lý thuyết và thí nghiệm thực tế trên công trường. Thí nghiệm nén tĩnh CKN theo tiêu chuẩn 269-2002 và tiêu chuẩn 196-1997 thì phải (E nhớ ko rõ lắm). Nhưng 2 tc này mâu thuẫn với nhau khi xác định cọc phá hoại theo đất nền là 10%d (theo 269) và 2-2,5%d (theo 196).Em vẫn chưa hiểu sự mâu thuẫn này, nhờ các pác cao thủ chỉ giáo giùm em với. Thanks các pác nhiều.
    TẬP ĐOÀN THIÊN ÂN-NỀN MÓNG HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
    sigpic
    http://www.tagroup.vn
    ĐT:0436648112-0436648748
    DĐ:0942551777

  • #2
    Ðề: Thí nghiệm xác định SCT cọc khoan nhồi

    Nguyên văn bởi anhhung205 View Post
    Xin chào các bác.
    Em mới tham gia diễn đàn nhưng cảm thấy rất có ích. Em có rất nhiều băn khoăn về SCT của cọc khoan nhồi khi tính toán lý thuyết và thí nghiệm thực tế trên công trường. Thí nghiệm nén tĩnh CKN theo tiêu chuẩn 269-2002 và tiêu chuẩn 196-1997 thì phải (E nhớ ko rõ lắm). Nhưng 2 tc này mâu thuẫn với nhau khi xác định cọc phá hoại theo đất nền là 10%d (theo 269) và 2-2,5%d (theo 196).Em vẫn chưa hiểu sự mâu thuẫn này, nhờ các pác cao thủ chỉ giáo giùm em với. Thanks các pác nhiều.
    Hi bạn,

    Chuyển vị giới hạn 10%D là theo tiêu chuẩn Anh, Pháp, Nhật đối với các loại cọc.
    Còn 2.5%D là theo De Beer cho cọc khoan nhồi.
    Hiện nay đa phần là xác định Pgh theo 269-2002, phụ lục E.E2( Xác định Pgh theo phương pháp đồ thị) cho kết quả chính xác hơn hẳn.
    Bạn nên tham khảo thêm cuốn " Thí nghiệm nén tĩnh cọc nhà cao tầng" của GS,TS Nguyễn Văn Đạt để hiểu tường tận về thử tải tĩnh cho cọc.

    CHào,

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thí nghiệm xác định SCT cọc khoan nhồi

      Trên thế giới có rất nhiều phương pháp diễn dịch SCT cọc từ kết quả TN nén tĩnh. TCXDVN 269:2002 có giới thiệu 1 số phương pháp, ngoài ra có thể xem thêm trong 205:1998 (Phần phụ lục). Nói chung kết quả phụ thuộc nhiều vào trình độ kỹ sư.
      Các tiêu chuẩn về diễn dịch kết quả nén tĩnh phổ biến trên thế giới như sau:
      - Theo BS thì giá trị tải trọng phá hủy tương ứng với độ lún 0,1D.
      - Theo IBC: sử dụng các phương pháp: Davisson, Brinch Hansen, Butler Hoy
      - Theo Snip: tải trọng giới hạn tương ứng với độ lún = (0,1 - 0,2)[S]

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Thí nghiệm xác định SCT cọc khoan nhồi

        Nguyên văn bởi Manowar View Post
        Hi bạn,

        Chuyển vị giới hạn 10%D là theo tiêu chuẩn Anh, Pháp, Nhật đối với các loại cọc.
        Còn 2.5%D là theo De Beer cho cọc khoan nhồi.
        Hiện nay đa phần là xác định Pgh theo 269-2002, phụ lục E.E2( Xác định Pgh theo phương pháp đồ thị) cho kết quả chính xác hơn hẳn.
        Bạn nên tham khảo thêm cuốn " Thí nghiệm nén tĩnh cọc nhà cao tầng" của GS,TS Nguyễn Văn Đạt để hiểu tường tận về thử tải tĩnh cho cọc.

        CHào,
        Tui nhìn thấy trong tiêu chuẩn 269-2002 là cọc thí nghiệm thăm dò được xem là phá hoại khi:
        - Tổng chuyển vị đầu cọc vượt quá 10% đường kính hoặc chiều rộng tiết diện cọc có kể đến biến dạng đàn hồi của cọc khi cần thiết.
        - Vật liệu cọc bị phá hoại.
        Có nghĩa là khi thí nghiệm SCT của cọc theo thực tế, đến lúc nào 1 trong hai đk này xảy ra thì xem như cọc phá hoại, và mình đọc chỉ số của đồng hồ đo áp lực sẽ bết được sức nén phá hoại cọc. lấy sức nén này chia cho hệ số an toàn thì sẽ được SCT của cọc theo thực tế.
        TẬP ĐOÀN THIÊN ÂN-NỀN MÓNG HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
        sigpic
        http://www.tagroup.vn
        ĐT:0436648112-0436648748
        DĐ:0942551777

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Thí nghiệm xác định SCT cọc khoan nhồi

          Nguyên văn bởi anhhung205 View Post
          Tui nhìn thấy trong tiêu chuẩn 269-2002 là cọc thí nghiệm thăm dò được xem là phá hoại khi:
          - Tổng chuyển vị đầu cọc vượt quá 10% đường kính hoặc chiều rộng tiết diện cọc có kể đến biến dạng đàn hồi của cọc khi cần thiết.
          - Vật liệu cọc bị phá hoại.
          Có nghĩa là khi thí nghiệm SCT của cọc theo thực tế, đến lúc nào 1 trong hai đk này xảy ra thì xem như cọc phá hoại, và mình đọc chỉ số của đồng hồ đo áp lực sẽ bết được sức nén phá hoại cọc. lấy sức nén này chia cho hệ số an toàn thì sẽ được SCT của cọc theo thực tế.
          đang trên đường tiến tới "hàng đầu" thôi. Cũng giống như việt nam đang trên đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ấy mà.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Thí nghiệm xác định SCT cọc khoan nhồi

            Nguyên văn bởi anhhung205 View Post
            Tui nhìn thấy trong tiêu chuẩn 269-2002 là cọc thí nghiệm thăm dò được xem là phá hoại khi:
            - Tổng chuyển vị đầu cọc vượt quá 10% đường kính hoặc chiều rộng tiết diện cọc có kể đến biến dạng đàn hồi của cọc khi cần thiết.
            - Vật liệu cọc bị phá hoại.
            Có nghĩa là khi thí nghiệm SCT của cọc theo thực tế, đến lúc nào 1 trong hai đk này xảy ra thì xem như cọc phá hoại, và mình đọc chỉ số của đồng hồ đo áp lực sẽ bết được sức nén phá hoại cọc. lấy sức nén này chia cho hệ số an toàn thì sẽ được SCT của cọc theo thực tế.
            Thực ra 2 điều kiện trên rất ít khi xảy ra bạn à, thứ nhất là độ lún của cọc tại (2-3)Ptk thường cũng chỉ đạt (2-5%)D thôi, điều kiện thứ 2 thì gần như rất ít xảy ra vì khi thiết kế cọc thử Pvl của cọc thường phải lớn hơn tải trọng thí nghiệm để đất nền phá hoại trước khi cọc bị phá hoại

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Thí nghiệm xác định SCT cọc khoan nhồi

              Nguyên văn bởi Manowar View Post
              Hi bạn,

              Bạn nên tham khảo thêm cuốn " Thí nghiệm nén tĩnh cọc nhà cao tầng" của GS,TS Nguyễn Văn Đạt để hiểu tường tận về thử tải tĩnh cho cọc.

              CHào,
              Anh có file scan của sách này không ạ?

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Thí nghiệm xác định SCT cọc khoan nhồi

                Nguyên văn bởi Manowar View Post
                Hi bạn,

                Chuyển vị giới hạn 10%D là theo tiêu chuẩn Anh, Pháp, Nhật đối với các loại cọc.
                Còn 2.5%D là theo De Beer cho cọc khoan nhồi.
                Hiện nay đa phần là xác định Pgh theo 269-2002, phụ lục E.E2( Xác định Pgh theo phương pháp đồ thị) cho kết quả chính xác hơn hẳn.
                Bạn nên tham khảo thêm cuốn " Thí nghiệm nén tĩnh cọc nhà cao tầng" của GS,TS Nguyễn Văn Đạt để hiểu tường tận về thử tải tĩnh cho cọc.

                CHào,
                Bác cho em một bản luôn nhé ! cảm ơn bác nhiều!
                Mail : eng.nbk@gmail.com
                "Tôi không hoàn hảo, nhưng tôi là duy nhất"
                sigpic

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Thí nghiệm xác định SCT cọc khoan nhồi

                  Nguyên văn bởi nguyenthehungsan View Post
                  Anh có file scan của sách này không ạ?
                  Chào San, mình chỉ có bản hardcopy thôi, hồi xưa được thầy tặng cho 1 cuốn, nếu ở TP.HCM thì ra các tiệm sách chắc có. Mình có thể scan lên nhưng ngại chuyện tác quyền nên có lẽ phải xin phép ý kiến của thầy Đạt đã.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Thí nghiệm xác định SCT cọc khoan nhồi

                    Nguyên văn bởi Manowar View Post
                    mình chỉ có bản hardcopy thôi, hồi xưa được thầy tặng cho 1 cuốn, nếu ở TP.HCM thì ra các tiệm sách chắc có. Mình có thể scan lên nhưng ngại chuyện tác quyền nên có lẽ phải xin phép ý kiến của thầy Đạt đã.
                    Ko có đâu Anh ạ - Em cũng ở TP.HCM nè . Chắc là chỉ lưu hành nội bộ chứ ko có publish
                    Last edited by eng-hiep; 09-08-2010, 10:14 AM.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Thí nghiệm xác định SCT cọc khoan nhồi

                      Nguyên văn bởi eng-hiep View Post
                      Ko có đâu Anh ạ - Em cũng ở TP.HCM nè . Chắc là chỉ lưu hành nội bộ chứ ko có publish
                      Bác nào ở HN, có thể đến Thư viện Quốc gia trên phố Tràng Thi mượn cuốn này.

                      Ghi chú

                      Working...
                      X