QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • nguyencongoanh
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Nguyên văn bởi namvnc View Post
    Cám ơn Bác NC.OANH nhiều nhiều. Bác giải thích rất chi tiết. Tuy nhiên tôi vẫn còn thắc mắc một số vấn đề sau:
    1.Trên hình trên của Bác tại Datum(elevation) = -5. Giá trị -5 có phải là giá trị lực dính tại cao trình thấp nhất của lớp k Bác.
    2.Từ xưa đến nay với một lớp đất thì khảo sát địa chất chỉ cho tôi mỗi một C hoặc Cu (Tôi hiểu đây là giá trị trung bình cho lớp đó). Vậy làm thế nào để có được su = su0 + kz như của Bác?
    Trong trường hợp mình lập đề cương khảo sát thì phương pháp khảo sát nào có thể giúp ta có được điều đó và phải làm thế nào?
    Có quá nhiều thắc mắc, mong Bác thông cảm.
    Cám ơn Bác.
    1. -5 là cao độ đỉnh lớp mà tại đó su=9kPa

    2. Bác phải thiết lập mối quan hệ giữa cái cu đó với độ sâu, hay cao độ vì mỗi thử nghiệm đều có thông tin về cao độ hay chiều sâu mẫu cả. Giá trị trung bình không dùng cho đất tự nhiên. Tất cả các báo cảo khảo sát hiện nay theo tôi thấy thì đều có đủ thông tin để lập ra quan hệ trên, chỉ có điều thường thì anh em thiết kế nhà mình ít dùng (hay dùng giá trị trung bình, có thể thiên về an toàn trong một số trường hợp)

    nc. oanh

    Leave a comment:


  • namvnc
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Cám ơn Bác NC.OANH nhiều nhiều. Bác giải thích rất chi tiết. Tuy nhiên tôi vẫn còn thắc mắc một số vấn đề sau:
    1.Trên hình trên của Bác tại Datum(elevation) = -5. Giá trị -5 có phải là giá trị lực dính tại cao trình thấp nhất của lớp k Bác.
    2.Từ xưa đến nay với một lớp đất thì khảo sát địa chất chỉ cho tôi mỗi một C hoặc Cu (Tôi hiểu đây là giá trị trung bình cho lớp đó). Vậy làm thế nào để có được su = su0 + kz như của Bác?
    Trong trường hợp mình lập đề cương khảo sát thì phương pháp khảo sát nào có thể giúp ta có được điều đó và phải làm thế nào?
    Có quá nhiều thắc mắc, mong Bác thông cảm.
    Cám ơn Bác.

    Leave a comment:


  • nguyencongoanh
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Nguyên văn bởi namvnc View Post
    Cám ơn Bác NC.OANH nhiều, bác rất nhiệt tình với mọi người. Tuy nhiên tôi vẫn có một số thắc mắc muốn tiếp tục trao đổi với Bác:
    1.Bác làm sao có thể thiết lập đựoc su = su0 + kz khi các thí ngiệm với mẫu vật liệu xi măng đất thường là từ các thí nghiệm nén một trục nở hông (không mô phỏng ứng suất bên theo chiều sâu của cọc)
    2. Mô hình su=f(depth) hay su=f(datum) ở phần nào trong chương trình Geo-slope, tôi tìm mãi không thấy (tôi đang dùng Geo studio 2004). Bác có thể chỉ ra rõ hơn k?
    3. Liệu có quan hệ nào giữa Sutb với qu (tôi thắc mắc điều này là vì các thí nghiệm về cọc xi măng đất ngừoi ta đưa cho tôi mỗi cái qu từ thí nghiệm nén một trục nở hông nên nhiều lúc chẳng biết làm thế nào.
    Câu hỏi hơi nhiều vì tôi thấy có nhiều thắc mắc. Mong Bác thông cảm.
    Cám ơn Bác.
    1. Đúng là mẫu đất ximang chỉ có một giá trị trung bình (không phụ thuộc chiều sâu, như mình đang dùng) nhưng đất xung quanh cọc đất ximang thì lại tăng theo chiều sâu cho sức chống cắt nên cái nền hỗn hợp sẽ có hàm tăng theo chiều sâu. Cho nên cái sutb của hình trên thực chất là giá trị trung bình của đất giữa các cọc đất ximang trong vùng gia cố.

    2. Nó là cái này:



    3. Cái sutb tôi ký hiệu ở trên không phải của cọc đất ximang (sao không gõ được dấu á nhỉ). Tuy vậy qu có thể tính được su đó bạn nhé.

    su=qu/2=(simga1-sigma3)/2

    nc. oanh

    Leave a comment:


  • namvnc
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Cám ơn Bác NC.OANH nhiều, bác rất nhiệt tình với mọi người. Tuy nhiên tôi vẫn có một số thắc mắc muốn tiếp tục trao đổi với Bác:
    1.Bác làm sao có thể thiết lập đựoc su = su0 + kz khi các thí ngiệm với mẫu vật liệu xi măng đất thường là từ các thí nghiệm nén một trục nở hông (không mô phỏng ứng suất bên theo chiều sâu của cọc)
    2. Mô hình su=f(depth) hay su=f(datum) ở phần nào trong chương trình Geo-slope, tôi tìm mãi không thấy (tôi đang dùng Geo studio 2004). Bác có thể chỉ ra rõ hơn k?
    3. Liệu có quan hệ nào giữa Sutb với qu (tôi thắc mắc điều này là vì các thí nghiệm về cọc xi măng đất ngừoi ta đưa cho tôi mỗi cái qu từ thí nghiệm nén một trục nở hông nên nhiều lúc chẳng biết làm thế nào.
    Câu hỏi hơi nhiều vì tôi thấy có nhiều thắc mắc. Mong Bác thông cảm.
    Cám ơn Bác.

    Leave a comment:


  • nguyencongoanh
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Nguyên văn bởi namvnc View Post
    To: nguyencongoanh

    Ví dụ của bác có vài điều em chưa hiểu, nhờ bác giải thích:
    1.Sutb=103,423 kpa có liên quan như thế nào đến C-top of Layer =95,467 kpa và C-Rate of Increase =0,796 kpa
    2.Làm thế nào để có giá trị Sutb (ý là nó tính qua qutb có phải k?)
    3. Trong Geo-slope làm thế nào để nhập vào C-top of Layer =95,467 kpa và C-Rate of Increase =0,796 kpa
    Mong Bác giải thích hộ. Cám ơn nhiều
    1. Bạn không dùng giá trị trung bình sutb mà phải thiết lập cái quan hệ giữa sức chống cắt không thoát nước theo chiều sâu đất nền (theo từng lớp), từ thông tin này bạn sẽ có một hàm của su = su0 + kz, với su0 là sức chống cắt trên mặt lớp (c-top, hay c-datum), còn k là cái c-rate ò increase, z là độ sâu hay cao độ tùy theo bạn dùng su =f(độ sâu) hay = f(cao độ - datum).

    2. Cái sutb của bài toán trên thực chất là một đường trung bình của quan hệ sức chống cắt theo độ sâu chứ không phải đơn thuần là giá trị trung bình.

    3. Chọn mô hình su=f(depth) hay su=f(datum) thì sẽ có chỗ để nhập.

    P/S: Cái sutb tôi chỉ dùng để tính cái Eu cho đất nền thôi, không dùng trong phân tích sức chống cắt (trượt)

    nc. oanh
    Last edited by nguyencongoanh; 30-12-2009, 06:13 PM. Lý do: thêm dòng cuối P/S

    Leave a comment:


  • namvnc
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    To: nguyencongoanh

    Ví dụ của bác có vài điều em chưa hiểu, nhờ bác giải thích:
    1.Sutb=103,423 kpa có liên quan như thế nào đến C-top of Layer =95,467 kpa và C-Rate of Increase =0,796 kpa
    2.Làm thế nào để có giá trị Sutb (ý là nó tính qua qutb có phải k?)
    3. Trong Geo-slope làm thế nào để nhập vào C-top of Layer =95,467 kpa và C-Rate of Increase =0,796 kpa
    Mong Bác giải thích hộ. Cám ơn nhiều

    Leave a comment:


  • baych44
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    - Các bác cho em hỏi cơ sở lựa chọn chiều sâu cọc xi măng đất.
    Trong Plaxis em mô hình cọc xi măng đất như thế này ổn không.
    http://upnhanh.sieuthinhanh.com/user...jmot54771.jpeg
    Last edited by baych44; 11-12-2009, 09:20 AM. Lý do: CHƯA CÓ HÌNH

    Leave a comment:


  • nguyencongoanh
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Đây là bài phân tích để thẩm tra một dự án tại Ba rịa Vũng Tàu. Dùng FEM để phân tích trường US rồi dùng trường US này để phân tích ổn định.



    Đây là bài toán người thực việc thực.

    nc. oanh

    Leave a comment:


  • tuanmidas
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    các Bác thảo luận sổi nổi quá.. ngaòi 2 phầm mềm trên MODUL FEM trong Geo 5 --- cũng chỉ ra cách tính ổn định mái dốc ....












    Leave a comment:


  • thanhkc
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Nguyên văn bởi thanhkc
    Cám ơn bác, ở đây có nhiều bài viết về lĩnh vực xi măng đất tôi đang quan tâm (tôi đang định làm luận văn thạc sỹ về vấn đề này) nhưng không Dowload được. Tôi đã gọi điện để liên hệ nhưng chưa được. Bác có thể giúp tôi copy mấy bài báo đó đuọc k?
    Bác toanDF có thể giúp tôi copy mấy bài báo về xi măng đất được không. Tôi đã liên hệ qua điện thoại nhưng ko gọi được. Cám ơn Bác trước

    Leave a comment:


  • TallBuilding
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Bác giair thích cho dể hiêủ vđ này dc ko để moi ng cùng thaor luận?

    Leave a comment:


  • minhha
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Bài báo bàn về phương pháp tính toán ổn định mái dốc hay như thế này mà không có bác nào cùng bàn luận để phân tích chỗ sai chỗ đúng cái nhỉ. Không biết dạo này các cao thủ về địa kỹ thuật chạy đi đâu hết rồi không biết. Chán quá......

    Leave a comment:


  • minhha
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Phương pháp phân thỏi (limit equilibrium methods - LEM hoặc còn có tên nữa là slice methods) là phương pháp tính toán ổn định mái dốc ra đời sớm nhất. Khi mới ra đời các tác giả như Fellenius, Tezaghi, Tsugaev,…vv đã giả thiết bỏ hoàn toàn hoặc 1 phần lực tương tác giữa các thỏi. Sau đó, các tác giả khác chỉ xoay quanh vấn đề lực tương tác giữa các thỏi và để giải quyết vấn đề này họ đã phải đưa ra nhiều giả thiết khác nhau.
    Phương pháp tính toán của Dr.Phan trường Giang dựa vào lý thuyết về lực xô cực tiểu để giải quyết vấn đề này. Qua đó đề xuất một phương pháp tính toán ổn định mái dốc mới.
    Theo mình đây là phương pháp rất hay. Tuy nhiên mình còn băn khoăn như đã trao đổi trên.
    Không biết các bác có chuyên môn sâu về vấn đề này có cao kiến gì k?

    Leave a comment:


  • minhha
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Đang loay hoay định cùng với sinh viên viết chuyên đề tổng quan về các phương pháp tính ổn định thì tìm được bài viết tại đường link phía dưới (cuối trang) về phương pháp tính ổn định mới theo lý thuyết xô cực tiểu trong LEM:

    http://sites.google.com/site/phungvi...ham/xut-bn-phm
    có mấy vấn đề vẫn còn băn khoăn, như thế này:
    Ở phần cơ sở lý thuyết để xác định nguyên lý cực trị thì phải giả thiết bài toán nghiên cứu là phá hoại hệ thống cơ học của vật thể cứng – dẻo là tường (cứng) và đất (dẻo). Đối với mái dốc là đất (dẻo) liệu khi đó việc xác định nguyên lý cực tiểu như trên có còn phù hợp không?
    không biết trao đổi với ai nên vào đây trao đổi với các bác. Không hiểu có bác nào có cao kiến về vấn đề trên không?

    Leave a comment:


  • khoaicoi46xf
    replied
    Ðề: Sử dụng phần tử hữu hạn trong phân tích ổn định mái dốc

    Hôm nay em mới đọc bài anh Phạm Hà viết hay quá. Học kì vừa rùi (9/2005-11/2005) thày Ngữ cũng đã cho lớp em xem 1 bài so sánh hệ số an toàn ổn định mái dốc tính theo 2 cách. Cách 1 dùng Slope, cách 2 dùng Plaxis.
    Qua bài của anh Phạm Hà, em mới hiểu thêm về việc dùng phần tử hữu hạn. Cảm ơn anh vì bài viết thú vị!

    Leave a comment:

Working...
X