QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sàn ban công

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sàn ban công

    các bác cho em hỏi, cái ban công trong hình có cần làm dầm đỡ không vì cái ban công chưa tới chỗ dầm đi ra. Sàn dày 100 thép sàn phi 10a150, nếu làm thì xử lý ra sao. Nếu không làm dầm đỡ phía ngoài có được không, coi sàn làm việc như một conson được không.
    Attached Files
    Last edited by ththth87; 23-04-2010, 07:40 PM.

  • #2
    Ðề: Sàn ban công

    Nguyên văn bởi cmengenie
    Làm dầm bo bên ngoài chỉ tổ nặng gánh, chẳng có một tí tẹo ý nghĩa nào cả.
    Vậy thẹo ý bác thì sao

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Sàn ban công

      Nguyên văn bởi ththth87 View Post
      các bác cho em hỏi, cái ban công trong hình có cần làm dầm đỡ không vì cái ban công chưa tới chỗ dầm đi ra. Sàn dày 100 thép sàn phi 10a150, nếu làm thì xử lý ra sao. Nếu không làm dầm đỡ phía ngoài có được không, coi sàn làm việc như một conson được không.
      Tôi đã test thử giùm bạn rồi!
      Với kích thước ban công (1.6x3m->bản kê), làm việc theo sơ đồ 6 [2 ngàm (cạnh ngắn+cạnh dài) + 2 cạnh khớp) cho kết quả như sau:
      +giả sử dầm khung bạn chọn 200x300 (lớp xà bần =115mm)
      +sàn dày 100
      +Tính toán theo ô bản đơn
      + tải trọng: G+P=775.3+480=1255.3(daN/m2)
      + Bê tông B15 (Rb=85 daN/cm2)
      +As(nhip) cạnh ngắn: 1.08 (cm2) (d6a200=1.41cm2)
      +As(nhip) cạnh dài: 0.35 (cm2) (d6a200)
      +As(gối) cạnh ngắn: 2.01 (cm2) (d8a200=2.51cm2)
      +As(gối) cạnh dài: 0.56 (cm2) (d8a200)

      Nếu bạn thiết kế không có dầm đỡ ở ngoài thì bạn phải tính theo sơ đồ 10 hay 11 j đó, tôi không nhớ rõ lắm. Nghĩa là 2 đầu ngàm, và 2 đầu tự do. Thì lúc đó Momen gối sẽ lớn, tôi giả sử As(gối cạnh ngắn) tính = 2*2.01 = 4.02 (cm2) -> d8a100=5.02(cm2). Còn thép nhịp thì bố trí theo cấu tạo, 2 phương.
      Vài dòng!
      Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng!
      Gian khổ sẽ chừa phần ai!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Sàn ban công

        Nguyên văn bởi Thong Struct View Post
        Tôi đã test thử giùm bạn rồi!
        Với kích thước ban công (1.6x3m->bản kê), làm việc theo sơ đồ 6 [2 ngàm (cạnh ngắn+cạnh dài) + 2 cạnh khớp) cho kết quả như sau:
        +giả sử dầm khung bạn chọn 200x300 (lớp xà bần =115mm)
        +sàn dày 100
        +Tính toán theo ô bản đơn
        + tải trọng: G+P=775.3+480=1255.3(daN/m2)
        + Bê tông B15 (Rb=85 daN/cm2)
        +As(nhip) cạnh ngắn: 1.08 (cm2) (d6a200=1.41cm2)
        +As(nhip) cạnh dài: 0.35 (cm2) (d6a200)
        +As(gối) cạnh ngắn: 2.01 (cm2) (d8a200=2.51cm2)
        +As(gối) cạnh dài: 0.56 (cm2) (d8a200)

        Nếu bạn thiết kế không có dầm đỡ ở ngoài thì bạn phải tính theo sơ đồ 10 hay 11 j đó, tôi không nhớ rõ lắm. Nghĩa là 2 đầu ngàm, và 2 đầu tự do. Thì lúc đó Momen gối sẽ lớn, tôi giả sử As(gối cạnh ngắn) tính = 2*2.01 = 4.02 (cm2) -> d8a100=5.02(cm2). Còn thép nhịp thì bố trí theo cấu tạo, 2 phương.
        Vài dòng!
        vậy nếu cái ban công đó có đâm đỡ bên ngoài thì thep dầm đó neo vào đâu. Chẳng lẽ chỉ neo môt đoạn ngắn vào dầm phía trong như một cái conson, còn trong các sơ đồ tính thì phía không có dầm đỡ thì nó gác lên tường thì phải chứ không phải là đầu tư do như cái ban công, chỉ có môt sơ đồ là có môt đầu tự do thôi, đâu có sơ đồ nào có 2 đầu tự do đâu.Cám ơn bác đã cho ý kiến.
        Last edited by ththth87; 26-04-2010, 02:44 PM.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Sàn ban công

          Nguyên văn bởi cupidon
          Cái này tính bản conson bình thường, chiều dài neo thép qua dầm vào sàn thì tính theo nguyên tắc đòn bẩy (cân bằng lực). Theo kinh nghiệm của em thì thép lớp trên chỉ cần đặt phi 8, a=10cm và neo qua dầm vào sàn của cái phòng ngủ khoảng 4m. Tất nhiên bác phải tính thử mới biết..., có khi dư thép đấy!
          mình có thể dùng thép chịu momen tại gối để băng ra ban công không,tính theo phương pháp đòn bẩy mà bạn nói đoạn neo 4m là có dài quá không .

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Sàn ban công

            ngày xưa người ta tính như nào thì giờ mình tính như thế, làm gì phải phức tạp hóa vấn đề lên chứ!
            download - link - mediafire www.xaydung.us

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Sàn ban công

              Nguyên văn bởi cupidon
              Cái này tính bản conson bình thường, chiều dài neo thép qua dầm vào sàn thì tính theo nguyên tắc đòn bẩy (cân bằng lực). Theo kinh nghiệm của em thì thép lớp trên chỉ cần đặt phi 8, a=10cm và neo qua dầm vào sàn của cái phòng ngủ khoảng 4m. Tất nhiên bác phải tính thử mới biết..., có khi dư thép đấy!
              Vậy khi người ta làm cái ban công là sàn lật ( sàn âm), còn cái phòng ngủ bên trong là sàn thường ( sàn dương) thì sao hả bác.
              Chẳng lẽ lại neo thép gấp khúc qua cái dầm àh??
              Nguyên văn bởi cmengenie
              Làm dầm bo bên ngoài chỉ tổ nặng gánh, chẳng có một tí tẹo ý nghĩa nào cả.
              bác giải thích hộ em chỗ này cái, em chưa hỉu, vì em thấy từ trước tới giờ người ta làm cái ban công đều có dầm bo và làm việc theo bản kê 4 cạnh cả.
              ____________________________________________________________
              Share to be share!

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Sàn ban công

                Nguyên văn bởi ththth87 View Post
                các bác cho em hỏi, cái ban công trong hình có cần làm dầm đỡ không vì cái ban công chưa tới chỗ dầm đi ra. Sàn dày 100 thép sàn phi 10a150, nếu làm thì xử lý ra sao. Nếu không làm dầm đỡ phía ngoài có được không, coi sàn làm việc như một conson được không.
                Bro xem lại đồ án bê tông 1. Trong đó có các loại bản sàn (kê 3 cạnh, kê 4 cạnh, ngàm 3 cạnh, ngàm 4 cạnh đủ hết, không biết ngày trước ai làm hộ đồ án)
                Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Sàn ban công

                  Cái sàn này của bác cứ làm sàn kiểu cantilever bác ạ. Tuy nhiên khi bác thiết kế cái sàn này theo tôi bác thiết kế thép 02 lớp nhé. Việc này đề phòng khi thi công thép chịu moment trên sẽ bị dẫm đạp bởi công nhân trong quá trình làm thép, và đổ BT dẫn đến thép có thể bị chuyển vùng----->có thể sập hay nứt khi tháo ván khuôn. Trong trường hợp bác đảm bảo là thi công được quản lý tốt thì bác thiết kế 01 lớp thép cũng chẳng chết thằng Tây nào. Việc tính cái sàn này còn có một trường hợp tải, là tải tập trung theo m dài phân bố tại đầu mút của sàn console này (xem thêm TCVN 2737-95 để biết thêm chi tiết trường hợp tải này). Không cần phải làm dầm biên và đà môi (dầm bo) đâu, chỉ được cái phí tiền thôi.
                  nc. oanh

                  Safety begins with team work

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Sàn ban công

                    Nguyên văn bởi co1972nguyen
                    Em xin dịch cho Bác:
                    20 độ 30 phút =1500
                    10 độ 30 phút =2260
                    Đúng không Bác cmengenie ???????????
                    có lẽ là dấu "*" đó bro, 20*30 là dầm rộng 20cm cao 30cm
                    Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Sàn ban công

                      Nguyên văn bởi co1972nguyen
                      Em xin dịch cho Bác:
                      20 độ 30 phút =1500
                      10 độ 30 phút =2260
                      Đúng không Bác cmengenie ???????????
                      Không nhiều ý nghĩa thế đâu bác. Đó chính là kích thước dầm bxh thôi. Không dịch ra là chiều dài dầm đâu.
                      nc. oanh

                      Safety begins with team work

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Sàn ban công

                        Cách tính nào cũng được miễn nó đúng:
                        + Cái bản kê lên dầm biên ngoài mút công sơn không thể xem là bản kê được mà phải xem là mút tự do. Bởi vì nó bị chuyển vị xuống theo mút công sơn mà!
                        + Nếu thiết kế dầm đỡ công sơn neo vào dầm chính thì phải thiết kế dầm chính đủ lớn để chịu mômen xoắn!
                        + Chỉ có ý này mong các bác góp ý thêm: Khi sử dụng bảng tra để xác định mômen sàn theo các loại :1->10 thì cần quan tâm đến vấn đề: bản thân dầm có chuyển vị xuống còn bảng tra thì giả thiết đầu kê không có chuyển vị -> sai sót đáng kể.

                        Ghi chú

                        Working...
                        X