QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán cột chống tạm-Thi công Topdown

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính toán cột chống tạm-Thi công Topdown

    em có đọc tài liệu Topdown trên trang web cũng như 1 số tài liệu khác,khi tính toán cột thép hình chống tạm thì thường tính với bài toán Cột chịu nén đúng tâm.Trong đó Với tải trọng đứng từ các sàn trên truyền xuống mà cột fải chịu trong quá trình thi công.Nhưng chạy plaxis tường barret còn có phản lực thanh chống (thanh chống là các sàn)theo phương ngang .Phản lực này gây momen cho cột thép hình đáng kể ko nhỉ.Có gì các bác có kinh nghiệm chỉ giáo,cám ơn!

    Với cả các bác cho hỏi trong thực tế tất nhiên là phải tính toán nhưng thường chỉ để 1 ô sàn ngoài cùng làm thanh chống là đủ có đúng ko,




    Last edited by thucool; 26-04-2010, 01:59 AM.

  • #2
    Ðề: Tính toán cột chống tạm-Thi công Topdown

    Cái này thực tế bạn có thể cho vao sap, lập mô hình rồi gán tải bình thường, thay đổi tiết diện thép hình chống tạm cho hợp lý la ok ( hỏi thành bò 05xn nhé :d)
    Còn vấn đề để 1 ô sàn biên hay có thêm ô sàn kế tiếp ( somi topdown) thì phải tính toán để có thể tự đảm bảo điều kiện ổn định cho cả hệ chống đỡ.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính toán cột chống tạm-Thi công Topdown

      Nguyên văn bởi thucool View Post
      em có đọc tài liệu Topdown trên trang web cũng như 1 số tài liệu khác,khi tính toán cột thép hình chống tạm thì thường tính với bài toán Cột chịu nén đúng tâm.Trong đó Với tải trọng đứng từ các sàn trên truyền xuống mà cột fải chịu trong quá trình thi công.Nhưng chạy plaxis tường barret còn có phản lực thanh chống (thanh chống là các sàn)theo phương ngang .Phản lực này gây momen cho cột thép hình đáng kể ko nhỉ.Có gì các bác có kinh nghiệm chỉ giáo,cám ơn!

      Với cả các bác cho hỏi trong thực tế tất nhiên là phải tính toán nhưng thường chỉ để 1 ô sàn ngoài cùng làm thanh chống là đủ có đúng ko,
      Chào thucool,

      Cột thép hình chỉ chịu lực nén đúng tâm, không chịu moment.
      Lực ngang do các thang giằng ngang hay xiên hay sàn chịu.

      Vì trong mặt phẳng sàn rất cứng, thử hình dung độ cứng chống uốn của sàn EI với I =bh^3/12, lúc này b là chiều dày sàn và h là nhịp của 1 ô sàn thì thấy sàn chịu uốn ngang rất tốt, đó là lý do ngưới ta làm sơ mi top-down đó.

      Chúc vui,

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính toán cột chống tạm-Thi công Topdown

        Cám ơn bác PTslab và bác
        Nguyên văn bởi trungthanhkt86 View Post
        chống tạm cho hợp lý la ok ( hỏi thành bò 05xn nhé :d)
        .
        .Em đã chạy Sap+tính sức chịu tải của thép hình.Khoảng cách giữa 2 tường chắn có tất cả 5 ô sàn.Em để ô sàn giữa làm lỗ thi công,sau này là vách thang máy.Các bác cho em hỏi là khi thi công Topdown,em định ô sàn ngoài cùng sẽ thi công kín,ô sàn thứ 2 chỉ thi công dầm (để giảm tải đứng cho thép hình vì nhiều tầng sàn quá).Ko biết về sau thi công bù sàn từ dưới lên có vấn đề gì ko.Cám ơn các bác
        Last edited by thucool; 01-05-2010, 03:20 AM.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính toán cột chống tạm-Thi công Topdown

          Nguyên văn bởi thucool View Post
          Cám ơn bác PTslab và bác .Em đã chạy Sap+tính sức chịu tải của thép hình.Khoảng cách giữa 2 tường chắn có tất cả 5 ô sàn.Em để ô sàn giữa làm lỗ thi công,sau này là vách thang máy.Các bác cho em hỏi là khi thi công Topdown,em định ô sàn ngoài cùng sẽ thi công kín,ô sàn thứ 2 chỉ thi công dầm (để giảm tải đứng cho thép hình vì nhiều tầng sàn quá).Ko biết về sau thi công bù sàn từ dưới lên có vấn đề gì ko.Cám ơn các bác
          chỉ ngại là lúc đang thi công Topdown thôi chứ khi thi công bù sàn từ dưới lên thì không vấn đề gì cả. chỉ lưu ý là nếu là ô sàn trên cùng thì fải quan tâm đến vấn đề chống thấm nước.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính toán cột chống tạm-Thi công Topdown

            Nguyên văn bởi PTslab View Post
            Chào thucool,

            Cột thép hình chỉ chịu lực nén đúng tâm, không chịu moment.
            Lực ngang do các thang giằng ngang hay xiên hay sàn chịu.

            Vì trong mặt phẳng sàn rất cứng, thử hình dung độ cứng chống uốn của sàn EI với I =bh^3/12, lúc này b là chiều dày sàn và h là nhịp của 1 ô sàn thì thấy sàn chịu uốn ngang rất tốt, đó là lý do ngưới ta làm sơ mi top-down đó.

            Chúc vui,
            Sao cột Thép hình lại chịu nén đúng tâm? Khi tường vây chuyển vị (Chắc chắn có) dẫn đến hệ dầm sàn cũng chuyển vị theo, khi đó sẽ gây ra mô men trong Cột rhép hình. Em đã cho chạy mô hình trong Etap rồi, Cột thép hình có mô men. Đặc trưng của độ cứng hệ dầm sàn là EA chứ không phải là EI.
            TẬP ĐOÀN THIÊN ÂN-NỀN MÓNG HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
            sigpic
            http://www.tagroup.vn
            ĐT:0436648112-0436648748
            DĐ:0942551777

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tính toán cột chống tạm-Thi công Topdown

              theo em học được từ ksminh và nhiều người trên diễn đàn thì khi đào sâu . chuyển vị của tường ở 4 phía đều chuyển vị vào hố đào . vì thế sàn và dầm chịu nén do chuyển vị của tường . Như vậy mômen gây ra đầu cột khi cả hố đào dịch chuyển so với cột . Nếu cả hố đào dịch chuyển tức là không ổn định , Lúc này thì coi như chiều sâu tường vây quá ngắn mất ổn định . CÒn nếu ổn định thì chuyển vị tường vây không làm dầm sàn dịch chuyển-> cột thép hình chịu nén và ổn định dọc trục là chính . Mômen rất bé . nếu có xét đến cũng chẳng thấm thía . Nếu dựng etabs mà có mômen rất lớn đầu cột thì có thể mô hình hóa hố đào trong etabs ko lớn . Hoặc độ cứng của sàn không đủ cứng ---
              các bác cho em ý kiến với

              Ghi chú

              Working...
              X