Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

    *Mình tính hệ số nền k theo công thức Bowles ( sách SAP 2000):
    ks = As + Bs*Z*n
    Trong đó: As : Hằng số phụ thuộc chiều sâu móng
    Bs : Hệ số phụ thuộc độ sâu
    Z : Độ sâu đang khảo sát
    N : Hệ số hiệu chỉnh để k có giá trị gần với đường cong thực nghiệm, trường hợp không có kết quả thí nghiệm lấy n =1.
    As và Bs tính như sau:
    As = C(c*Nc*Sc + 0,5 g*B*Ng*Sg )
    Bs = C(g* Nq)
    Với : C : Hệ số chuyển đổi đơn vị C = 40 (với SI)
    c : Lực dính (kN/m2)
    g :Trọng lượng riêng của đất kN/m3
    B : Bề rộng của móng (m)
    hd: Chiều cao dầm (m)
    Sc = Sg = 1 (Hệ số-không đơn vị)
    Nc ; Nq ; Ng ( tra từ góc ma sát của đất-không đơn vị)

    Mình thấy tính toán như trên khá đơn giản, không biết có sách nào nói kỹ hơn về công thức trên hay không,hay quy định tiêu chuẩn nao cho phép sử dụng công thức trên???
    Bác nào biết cho mình ý kiến với
    Với lại hệ số chuyển đổi đơn vị C=40 có ý nghĩa gì nhi????

  • #2
    Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

    Bác xem cái này thì rõ hơn "Foundation Analysis and Design", Bowles, 5th edition, Mc Grawhill. Trước đây tôi cũng dùng công thức này để tính móng cọc khi dùng Sap 90, thấy nó cũng vui vui thôi chứ để có kết quả tin cậy cứ phải test test and test .

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

      Chào bạn Minh Hanh. Tình cờ vào trang Web này thấy câu hỏi của bạn mình xin dóng góp một số ý kiến nhu sau:
      1.Công thức này đượcc xuất bản trong cuốn Foundation analysis and Design.
      2.Trong nước ta đã có một số tác giả dề cập đến công thức này trong các hội nghị cơ học và một số tạp chí khác (Viện cơ học, Viện Khoa học Thủy Lợi...vv)
      3.Tôi dã dùng công thức này sử dụng chuong trình SAP tính toán cho cọc đon và so sánh kết quả với chuong trình PILING và chuong trình Plaxis 7.2 cho thấy kết quả tin cậy.
      4.uu điểm của nó là có thể dùng công thức để mô phỏng hệ cọc chịu tải trọng ngang. Ðac biệt trong trường hợp bản đáy tương đối "mềm" và kích thước lớn cùng tham gia chịu lực dưới tác dụng của tải trọng đứng và ngang (mô phỏng 3D).
      5.Một số công trình mà tôi đã sử dụng công thức này để tính toán nhu:
      -Công trình cống sông cui - Long An (Tính toán tường cánh và móng cọc)- Ðã thi công đưa vào sử dụng năm 1999
      -Công trình cống hiền lương - Quảng ngãi (toàn bộ các trụ và trụ biên)- Ðã thi công đưa vào sử dụng năm 2000.
      -Công trình đập Thảo long - Huế (Ðây là lọai Cống - Ðap lớn nhấtt Ðông nam Á với chiều rộng lên đến 500 m, mỗi khoang rộng 23 m - Ðang thi công.
      Tóm lại bạn cứ yên tâm mà sử dụng (hệ số C=40 là hệ số chuyển đổi đơn vị với hệ SI thì C=40)
      Hết.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

        Toi khong co cuon "Foundation Analysis and Design". Bac nao co gui cho toi theo dia chi lt1703@yahoo.com.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

          Qui trinh thiết kế cầu 22TCN 272-01 yêu cầu khi tính hệ móng cọc phải xem xét tương tác giữa đât và kết cấu (cọc). Hiện nay các kỹ sư thường dùng mô hình hệ số nền tuyến tính (như công thức tính ở trên); hệ số nền ks tính theo các đặc trưng cơ lý đất và các hệ số kinh nghiệm. Một số chương trình nước ngoài xét tương tác cọc-đất theo kiểu phi tuyến (lý thuyết đường p-y, t-z, T-theta)....
          Nhờ các Bác chỉ giáo mấy vấn đề sau:
          1. Phương pháp tính hệ số nền để mô phỏng tương tác cọc-đất nào là được chấp nhận ở Việt Nam; đã đưa vào qui trình nào?
          2. Phương pháp thí nghiệm để đo đạc hệ số nền để mô phỏng tương tác cọc-đất?
          3. Ở Việt Nam đã có tiền bối nào nghiên cứu thực nghiệm về tương tác cọc-đất? mô hình tương tác phi tuyến cọc-đất; chương trình máy tính giải quyết bài toán này?

          Xin cám ơn.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

            Các đại ca xin chỉ giáo:
            Khi ta tính toán áp lực do móng bè truyền lên mặt đất dưới đáy móng theo phương pháp nền Winkler. Thì ta mô tả các lò xo dưới móng bè và độ cứng của nó phụ thuộc vào hề số nền. Hiện nay đển tính toán hệ số nền này thì ta dựa theo công thức tính toán nào ( được Bộ xây dựng chấp nhận ) để xác định hệ số nền và công tác khảo sát địa chất phải đưa ra những thông số nào để phục vụ cho cách tính toán nạy
            Xin cảm ơn nhiều.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

              Theo mình học thì hsn = (Ứng suất gây lún / tổng độ lún)
              Cũng có thể tra bảng để tìm hsn dựa vào loại đất

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

                Mình đang tính 1 móng bè, tôi định dùng các tính như sau các bác cho ý kiến với nhé :
                Tính lún cho tấm với kích thước 1x1m có ứng suất gây lún đáy móng thay đổi theo từng cấp, với ứng suất pi sẽ có độ lún tương ứng Si. Vẽ biểu đồ quan hệ pi, Si tìm đoạn tuyến tính trên biểu đồ rồi xác định Pgh để đất dưới móng có quan hệ giữa độ lún và ứng suất là tuyến tính.
                Rồi tính Ks = p/S.
                Mong các bác cho ý kiến.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

                  Em là sv mới vào những môn chuyên ngành. Cho em hỏi các anh, chú là Module đàn hồi E và module biến dạng E khác nhau như thế nào. Có công thức nào để tìm ra Module đàn hồi E từ chỉ số SPT hay ko? Xin các anh hãy chỉ rõ giúp đàn em này.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

                    Mô đun đàn hồi (elastic modulus): E = sigma/epsilon (đơn vị là lực trên bình phương chiều dài). Trong đó: sigma là ứng suất, epsilon là biến dạng = độ lún chia cho chiều dày lớp lún.

                    Mô đun biến dạng (modulus of subgrade reaction): k = sigma/deflection (đơn vị là lực trên lập phương chiều dài). Trong đó sigma là ứng suất, d là độ lún.

                    E và k có mối quan hệ với nhau thông qua Possison's ratio và kích thước vùng chịu lực. Mô đun biến dạng được dùng nhiều trong thiết kế đường (pavement design) vì tính thực tế của nó (cho biết ứng suất và k, tính được ngay độ lún d). Trong khi nếu dùng E thì phải biết được chiều dày lớp lún mới tính ra được độ lún.

                    Trong lý thuyết thuần túy (cụ thể là lý thuyết đàn hồi) thì k chẳng có ý nghĩa gì cả.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

                      Ơ ko phải thế đâu. Mô đun biến dạng thể tích (K lớn) là khác chứ. Mô đun biến dạng thể tích tính bằng ứng suất trung bình (mean stress) chia cho biến dạng thể tích (epsilon v). Biến dạng thể tích là tổng biến dạng của 3 trục x,y,z. Đơn vị của cái mô đun thể tích vì vậy cũng vẫn là lực chia cho chiều dài bình phương. Cái modulus of subgrade reaction (k nhỏ) nó bằng ứng suất (lực trên chiều dài bình phương) đem chia cho deflection (chuyển vị) có đơn vị là chiều dài thành thử mới bằng lực chia chiều dài lập phương đóa.

                      Quên mất, quan hệ giữa K (mô đun thể tích), G (mô đun cắt) và E (Young's modulus) thì trong sách lý thuyết đàn hồi nào cũng có hết.
                      Last edited by Pham; 26-01-2006, 12:04 PM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

                        Nguyên văn bởi Pham
                        E và k có mối quan hệ với nhau thông qua Possison's ratio và kích thước vùng chịu lực. Mô đun biến dạng được dùng nhiều trong thiết kế đường (pavement design) vì tính thực tế của nó (cho biết ứng suất và k, tính được ngay độ lún d). Trong khi nếu dùng E thì phải biết được chiều dày lớp lún mới tính ra được độ lún.

                        .
                        Em tính toán cho cống đặt trực tiếp trên nền đất sét yếu, xin hỏi bác tính lún qua quan hệ S-P thu được từ thí nghiệm bàn nén hiện trường (dường kính d=60cm) có được không, tức là ứng với áp lực đáy móng P liệu có thể suy ra độ lún nền được kô. và độ lún đó có phải độ lún tức thời hay kô. còn tính toán độ lún cố kết qua S-P như thế nào
                        Attached Files

                        http://www.hhasoft.tk

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

                          Nguyên văn bởi Tuanman
                          Các đại ca xin chỉ giáo:
                          Khi ta tính toán áp lực do móng bè truyền lên mặt đất dưới đáy móng theo phương pháp nền Winkler. Thì ta mô tả các lò xo dưới móng bè và độ cứng của nó phụ thuộc vào hề số nền. Hiện nay đển tính toán hệ số nền này thì ta dựa theo công thức tính toán nào ( được Bộ xây dựng chấp nhận ) để xác định hệ số nền và công tác khảo sát địa chất phải đưa ra những thông số nào để phục vụ cho cách tính toán nạy
                          Xin cảm ơn nhiều.
                          Vấn đề này hiện nay trên diễn đàn các bài viết của Thày nguyenviettrung nói rất kỹ, bạn chiu khó tìm sẽ có kết quả. Tuy nhiên hiện nay hệ số nền là vấn đề khó và chưa được đưa và Tiêu chuẩn xây dựng nên chỉ hầu như chỉ mang tính tham khảo thôi.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

                            Nguyên văn bởi Geotech
                            tính lún qua quan hệ S-P thu được từ thí nghiệm bàn nén hiện trường (dường kính d=60cm) có được không,
                            Mong các bác đi trước có kinh nghiệm về vấn đề này chỉ giáo giùm
                            Em xin chân thành cảm ơn

                            http://www.hhasoft.tk

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tính hệ số nền theo công thức Bowles??

                              Nguyên văn bởi Pham
                              Mô đun đàn hồi (elastic modulus): E = sigma/epsilon (đơn vị là lực trên bình phương chiều dài). Trong đó: sigma là ứng suất, epsilon là biến dạng = độ lún chia cho chiều dày lớp lún.

                              Mô đun biến dạng (modulus of subgrade reaction): k = sigma/deflection (đơn vị là lực trên lập phương chiều dài). Trong đó sigma là ứng suất, d là độ lún.
                              Xin nhắc lại với các bạn về khái niệm mô đun biến dạng của đất trong Giáo trình Cơ học đất của GS Vũ Công Ngữ:
                              Để xác định trạng thái ứng suất - biến dạng của nền đất, hiện nay người ta áp dụng rộng rãi giả thiết xem đất là một vật thể biến dạng tuyến tính (nghĩa là đối với đất, giữa ứng suất và biến dạng có quan hệ bậc nhất với nhau). Nếu cường độ tải trọng tác dụng lên nền đất nhỏ hơn một giới hạn nhất định (gọi là áp lực tiêu chuẩn của nền đất) thì giả thiết này có thể chấp nhận được.
                              Trên cơ sở của giả thiết như vậy người ta áp dụng những kết quả của lý thuyết đàn hồi (sử dụng lời giải các bàn toán về ứng suất - biến dạng của một nửa không gian đàn hồi hoặc một nửa mặt phẳng đàn hồi) cho nền đất.
                              Đối với đất, hệ số tỷ lệ giữa ứng suất - biến dạng gọi là mô đung biến dạng (mà không gọi là mô đun đàn hồi như các vật liệu đàn hồi)...
                              Mô đun biến dạng của đất thường được xác định bằng thí nghiệm nén đất ở hiện trường. Theo kết quả thí nghiệm, trị số E được tính theo công thức:

                              E = (1-Muy^2).P/(S.d)

                              trong đó:
                              . P - tổng tải trọng tác dụng lên bàn nén.
                              . S - tổng độ lún của bàn nén ứng với tải trọng P.
                              . d - đường kính bàn nén.
                              . Muy - hệ số poát-xông.

                              http://cauduongbkdn.com

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X