QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại sao không có cơ sở tính toán chọc thủng rõ ràng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tại sao không có cơ sở tính toán chọc thủng rõ ràng

    Có ai biết cơ sở tính toán chọc thủng đài cọc rõ ràng không?
    Ai cũng biết các sách nền móng đều đề cập đến tính toán chọc thủng, nhưng các tác giả chỉ toàn copy của nhau mà chả hiểu tại sao lại tính theo công thức như vậy.
    1. chu vi đỉnh tháp chọc thủng ai cũng tính được
    2. chu vi đáy tháp chọc thủng thì sách vở trình bày lờ mờ
    còn theo ý kiến của tôi cứ việc lấy đáy tháp chọc thủng bất kỳ có thể đi qua tim cọc hoặc không. theo ý kiến tôi như vậy thì đáy tháp chọc thủng là hoàn toàn xác định.
    3. Khi đáy tháp chọc thủng xác định thì lực gây chọc thủng ngoài phạm vi tháp là hoàn toàn đơn giản xác định dễ dàng căn cứ vào bố trí cọc.
    4. vấn đề còn lại là khả năng chống chọc thủng của cái lăng thể mà ta tưởng tượng ra được cố định bởi đáy trên và đáy dưới như đã nói ở trên.
    5. với một cái lăng thể như trên thì khả năng chống chọc thủng là bao nhiêu?
    trong tiêu chuẩn 356-2005 có nêu lên công thưc là: khả năng chống chọc thủng của một lănng thể bằng 0,75.Rk.Btb. ho.ho/c nhưng không được lớn hơn 0,75.Rk.Btb.ho.1/0,4 . ở đây c là khoảng cách trung bình tính từ mép đáy tháp ct đến mép đỉnh tháp ct theo phương ngang.
    6. Nếu lý luận trên là chính xác thì việc tính toán chọc thủng tương đối rõ ràng
    7.tuy nhiên các bác giảng viên viết sách không biết có hiểu rõ vấn đề không ?
    8. mong rằng mọi người cho ý kiến để làm rõ hơn cơ sở tính toán một vấn đề bé tý mà người ta cứ hay lờ đi vậy.

  • #2
    Ðề: Tại sao không có cơ sở tính toán chọc thủng rõ ràng

    Nguyên văn bởi loc46xf View Post
    Có ai biết cơ sở tính toán chọc thủng đài cọc rõ ràng không?
    Ai cũng biết các sách nền móng đều đề cập đến tính toán chọc thủng, nhưng các tác giả chỉ toàn copy của nhau mà chả hiểu tại sao lại tính theo công thức như vậy.
    1. chu vi đỉnh tháp chọc thủng ai cũng tính được
    2. chu vi đáy tháp chọc thủng thì sách vở trình bày lờ mờ
    còn theo ý kiến của tôi cứ việc lấy đáy tháp chọc thủng bất kỳ có thể đi qua tim cọc hoặc không. theo ý kiến tôi như vậy thì đáy tháp chọc thủng là hoàn toàn xác định.
    3. Khi đáy tháp chọc thủng xác định thì lực gây chọc thủng ngoài phạm vi tháp là hoàn toàn đơn giản xác định dễ dàng căn cứ vào bố trí cọc.
    4. vấn đề còn lại là khả năng chống chọc thủng của cái lăng thể mà ta tưởng tượng ra được cố định bởi đáy trên và đáy dưới như đã nói ở trên.
    5. với một cái lăng thể như trên thì khả năng chống chọc thủng là bao nhiêu?
    trong tiêu chuẩn 356-2005 có nêu lên công thưc là: khả năng chống chọc thủng của một lănng thể bằng 0,75.Rk.Btb. ho.ho/c nhưng không được lớn hơn 0,75.Rk.Btb.ho.1/0,4 . ở đây c là khoảng cách trung bình tính từ mép đáy tháp ct đến mép đỉnh tháp ct theo phương ngang.
    6. Nếu lý luận trên là chính xác thì việc tính toán chọc thủng tương đối rõ ràng
    7.tuy nhiên các bác giảng viên viết sách không biết có hiểu rõ vấn đề không ?
    8. mong rằng mọi người cho ý kiến để làm rõ hơn cơ sở tính toán một vấn đề bé tý mà người ta cứ hay lờ đi vậy.
    1- Mô hình đáy tháp chọc thủng xác định như sau: - trường hợp cột chọc thủng đài: xung quanh mép tiết diện chân cột được mở rộng 1 góc 45 đến đáy đài lức này hình thành 1 lăng thể chọc thủng có dạng hình chóp cụt, đáy trên là chu vi chân cột, đáy dưới là đa diện có kích thước cạnh là: b2 = cạnh cột + 2*ho*tag45 : ( 45 là góc xét đến phá hoại trên TD nghiêng, là góc mà giá trị ƯS tiếp trên mặt cắt là Max ) trong trường hợp cọc chọc thủng đài làm tương tự.
    2- Tính toán khả năng chống chọc thủng như sau: phải hiểu là khả năng chống chọc thủng chẳng qua cũng chỉ là khả năng chống cắt của cấu kiện BTCT trên TD nghiêng ( cụ thể là TD mặt bên của lăng thể chọc thủng ) cách xác định như sau: người ta quy đổi TD mặt bên của lăng thể chọc thủng thành tiết diện có chiều cao là ho và chiều rộng là btb ( trung bình cộng của chu vi 2 đáy tháp chọc thủng ) khi đó khả năng chống chọc thủng là: Pctc = beta.Rk.btb.ho :trong đó beta -là hệ số : thường thì lấy bằng 0,75. Hoặc xác định theo công thức: beta =( 1 + (ho/c)^2)^0.5 …c- khoảng cách mép cọc đến mép đài.


    nếu còn chỗ nào chưa dõ xin cao thủ khác chỉ giáo thêm!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tại sao không có cơ sở tính toán chọc thủng rõ ràng

      Tính toán chọc thủng cho đài móng mà chỉ xét trên tiết diện nghiêng 45 độ là không an toàn đâu. Đối với công trình cao tầng, phản lực đầu cọc rất lớn, vì thế cần phải kiểm tra xuyên thủng cho 3 trường hợp: Kiểm tra xuyên thủng móng của cột, kiểm tra xuyên thủng của cọc ở góc, và kiểm tra xuyên thủng của móng trên tiết diện nghiêng theo lực cắt.
      Công thức tính toán thì cũng tương tự như tháp 45 độ thôi, bạn tham khảo sách Bê tông của thầy Ngô Thế Phong nhé.
      <a href="http://s878.photobucket.com/albums/ab348/hieustr/?action=view&current=TH1.jpg" target="_blank"><img src="http://i878.photobucket.com/albums/ab348/hieustr/TH1.jpg" border="0" alt="TH1"></a>
      <a href="http://s878.photobucket.com/albums/ab348/hieustr/?action=view&current=TH2.jpg" target="_blank"><img src="http://i878.photobucket.com/albums/ab348/hieustr/TH2.jpg" border="0" alt="TH2"></a>
      <a href="http://s878.photobucket.com/albums/ab348/hieustr/?action=view&current=TH3.jpg" target="_blank"><img src="http://i878.photobucket.com/albums/ab348/hieustr/TH3.jpg" border="0" alt="TH3"></a>

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tại sao không có cơ sở tính toán chọc thủng rõ ràng

        Có ý này các bạn bàn thêm : góc chọc thủng phụ thuộc vào vật liệu và tốc độ gia tải chọc thủng!
        KSKC->hung huc...hung huc...

        Ghi chú

        Working...
        X