QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sàn nâng Kỹ thuật

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sàn nâng Kỹ thuật

    Chắc không có nhiều người biết về sàn nâng kỹ thuật.Mình lập ra chủ đề này để giới thiệu với mọi người một loại vật liệu hoàn thiện với nhiều ưu điểm.
    Sàn nâng kỹ thuật là gì?Trước hết nó là một loại sàn(thép hoặc gỗ) kích thước 600*600*35 được lắp đặt trên bề mặt bê tông hoặc bất kỳ bề mặt bằng phẳng nào đó bằng keo chuyên dụng hay bằng phương pháp bắt vít(ít dùng).Nó thường được sử dụng trong các phòng datacentre,phòng máy,phòng mạng,phòng viễn thông,phòng tích hợp dữ liệu hay các văn phòng,office...Loại sàn này có nhiều ưu điểm như:
    -Sàn kỹ thuật che lấp đi các loại hệ thống dây, ống dẫn, kỹ thuật ngầm sẽ được đi trong khoảng giữa hai mặt sàn.
    -Bảo vệ hệ thống dây điện, cáp điện hay bất kì vật liệu gì để dưới sàn tránh được sự xâm hại của côn trùng, hóa chất hay không khí nóng ẩm của mặt sàn bê tông bằng hệ thống giá đỡ được thiết kế phù hợp cho từng công trình, từng loại thiết bị đặt trên sàn phụ.
    -Giảm tiếng ồn, giảm rung cho thiết bị trong quá trình vận hành.
    -Triệt tiêu bớt Ion+ trong môi trường tạo sự vận hành chuẩn xác hơn cho các máy móc thiết bị đặt bên trên mặt sàn. Giảm tối đa dòng điện đối với con người ngay cả khi có sự cố cháy, nổ.
    -Không dẫn lửa, cho phép di chuyển các thiết bị kịp thời khi có sự cố hỏa hoạn.
    -Tạo môi trường khô ráo, sạch sẽ cho các thiết bị để trên sàn
    Với nhiều tính năng như vậy nên lọai sàn này còn được gọi là sàn giả,sàn nâng,sàn thông minh,sàn kỹ thuật...
    Đối với các phòng mạng,phòng máy,phòng datacentre,phòng service,phòng điện...nên sử dụng loại sàn thép có phủ HPL.Lớp HPL này có khả năng cách điện cao,đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị đặt trên nó.
    Đối với các phòng viễn thông nên sử dụng loại tấm gỗ phủ HPL.Loại tấm này được làm từ gỗ ép với chiều dày 30-40mm.
    Đối với các cao ốc,văn phòng,office...thì nên sử dụng loại sàn trơn.Loại sàn này khi lắp đặt xong thì ta tiến hành trải thảm,sẽ tạo nên một bề mặt làm việc văn minh,chuyên nghiệp.
    Hệ thống sàn nâng được lắp đặt trên hệ thống chân đế và thanh rằng bằng thép,chiều cao chân đế có thể từ 150-700mm.
    Sử dụng hệ thống sàn này là phương pháp hữu hiệu nhất cho các công trình hiện nay vì giá thành hợp lý,có nhiều ưu điểm và tiện lợi thi công lắp đặt,thời gian lắp đặt ngắn.
    Nếu có vấn đề gì thắc mắc thì hãy liên hệ với mình theo số điện thoại 0979220378.Mình thấy hiên nay có rất nhiều công trình sử dụng loại vật liệu này.Bên dưới là 1 số file ảnh về tấm sàn này.Mọi người xem đi nhé!
    Attached Files

  • #2
    Ðề: Sàn nâng Kỹ thuật

    Cảm ơn bạn về bài viết hữu ích. Mình cũng xin góp 1 bài:

    Những điều cần lưu ý khi bảo quản, bảo dưỡng sàn nâng

    Sàn nâng là loại sàn được đặt trên một hệ thống chân đế. Do tính chất đặc biệt của cấu trúc sàn, có một số điểm cần lưu ý như sau trong việc sử dụng sàn nâng.

    A. Bảo quản sàn nâng

    Trước khi bảo dưỡng sàn nâng nên bảo quản cả về cấu trúc sàn và môi trường. Tất cả tấm sàn nâng đều được làm để không cần phải bảo trì nhiều để đảm bảo an toàn cho vận hành và nhân viên làm việc. Dưới đây là những yêu cầu trước khi bảo quản sàn nâng:

    1. Về cấu trúc:

    * Kiểm tra hàng năm chất lượng kỹ thuật của sàn nâng.
    * Thay đổi vị trí những tấm sàn ít nhất là 2 lần/năm ở những chỗ công cộng nếu thấy cần thiết.
    * Kiểm tra lại hệ thống chân và thanh ngang 2 lần/năm để biết rằng cấu trúc không có vấn đề gì.
    * Nếu thấy cần thiết phải hỗ trợ chân đế thì nên gọi nhà thi công .
    * Thay thế những bộ phận nếu thấy cần thiết như dây đồng nối đất, thanh ngang, miếng đệm.
    * Thay thế những chỗ móp, méo ngay khi phát hiện được.


    2. Về môi trường:


    * Lau sàn bằng cây xốp lau nhà hằng ngày.
    * Hút bụi dưới tấm sàn và mặt sàn ít nhất là 2 lần/năm.
    * Lau sạch ngay những chỗ bị mực dây hoặc chỗ bẩn trên sàn.
    * Lau sạch mặt sàn ngay lập tức nếu dây những chất mềm,dính - lưu ý không được tẩy mặt sàn
    * Hút bụi thảm 3 lần/tuần đối với thảm chống tĩnh điện.
    * Làm sạch thảm trên sàn nâng (nếu có) ít nhất là 2 lần/năm.
    * Làm sạch thường xuyên làm giảm tình trạng sàn quá bẩn.
    * Nếu trên sàn nâng trải thảm thì hút bụi thảm 3 lần trong 1 tuần.
    * Đặt thảm chùi chân ở những chỗ đi vào để tránh bẩn và những mảnh vụn đi vào.




    B. Bảo dưỡng sàn nâng


    * Khi thay thế những tấm panel hoặc di chuyển những tấm panel mà đã lắp trước đó, phải cẩn thận để không làm sứt hoặc hư hại những cạnh của những tấm sàn nâng.
    * Hình dạng cạnh của những tấm panel cho phép di chuyển và thi công với dụng cụ chuyên dùng. Không dùng tay để nhấc những tấm sàn nâng mà không có dụng cụ nâng chuyên dụng.
    * Không làm rơi và đá vào giữa tấm sàn.
    * Dụng cụ nặng thì nên đặt trên miếng đệm 10cm×10cm (gỗ/thép) để phân bổ điểm chịu lực tại những chỗ nối giữa những tấm sàn. Lắp đặt thêm chân đế nếu thấy cần thiết ở những chỗ chịu tải trọng lớn trên sàn hoặc trên những tấm sàn cắt.
    * Khi thi công đường dây điện, không có quá 5 tấm sàn hoặc khoảng 3m đựợc nhấc lên cùng 1 lúc để tránh tình trạng không thẳng hàng của sàn khi lắp đặt.Yêu cầu này áp dụng cho tất cả các loại cấu trúc của sàn nâng.



    * Người thi công nên lưu ý khi kéo những đường dây để không bị vướng vào chân đế. Điều này có thể xảy ra khi đường dây điện cọ vào những ốc và có khả năng làm rơi ốc ra khỏi hệ thống
    * Khi có nước đổ tràn ra phải lau sạch ngay lập tức. Sử dụng cây lau nhà khô để thấm nước tránh cho nước lọt xuống làm những hệ thống hỗ trợ như thanh ngang và chân đế sẽ bị gỉ và ăn mòn. Không được dội nước lên sàn hoặc chất tẩy. Điều này có thể gây hư hại cho tấm sàn và tác động lên hệ thống dây điện ở phía dưới.Những tấm sàn được làm là nén bằng áp suất cao nên cũng không cần phải bảo dưỡng nhiều và có thể dễ dàng lau sạch bằng cây lau nhà và có thể làm sạch định kì bằng xà phòng trung tính nếu thấy cần thiết.Không lau những giẻ có dầu và hoá chất. Lớp màng trên mặt sàn sẽ bị ảnh hưởng.



    * Nếu cần thiết có thể tẩy những chỗ bẩn khó tẩy bằng chất hữu cơ không bắt lửa. Nhưng nếu làm như thế, phải cẩn thận để khi lau chùi không lọt vào những đường mí giữa của những tấm panel và có thể có những tác động bất lợi cho hệ thống sàn phía dưới.
    * Không đặt ống gas và ống nước dưới hệ thống sàn nâng.

    Các bạn có thể đọc thêm các bài:
    1. Hướng dẫn cách thức lắp đặt sàn nâng
    2. Những điều cần lưu ý khi bảo quản, bảo dưỡng sàn nâng
    3. Sàn nâng - điểm gặp của thiết kế xây dựng & thiết kế điện
    Và những tài liệu khác về sàn nâng tại http://nhathoa.com

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Sàn nâng Kỹ thuật

      CÁC LOẠI SÀN KỸ THUẬT










      Sàn Thép Phủ HPL Tấm thông hơi Sàn Thép trơn Sàn Gỗ ép

      A./ Kiểu Tấm thép lõi xi măng nhẹ, mặt phủ HPL: Thông dụng nhất tại Việt Nam. TYPE CCS700 ~ CCS2000:
      Tấm khuôn thép lõi xi măng, được thiết kế dạng khuôn đúc bằng thép cứng, mặt thép dày 0.8 – 2 mm. Mặt dưới của tấm sàn thiết kế hình vòm liên kết với nhau nhằm tăng độ chịu lực. Có 64 vòm hình trứng / tấm

      Quy cách: 600 x600 x 35mm. Trọng lượng trung bình là 15kg/ tấm

      Lõi của tấm được phủ chất liệu bê tông nhẹ nhằm cách nhiệt và cách âm.

      Mặt hoàn thiện bằng HPL (High Pressure Laminate), có độ dày là: 1,2mm; có vân màu sáng, chống cháy, chống mài mòn, chống xước.

      Xung quanh tấm được viền nhựa PVC nhằm tạo sự chắc chắn và bảo vệ tấm.

      Chịu tải trọng đồng bộ: 11.113 KN/m2 ~ 27.561 KN/m2 (tương đương 1.1 tấn/m2 đến 2.75 tấn/ m2)
      Chiều cao chân đế từ 80mm – 1.200mm

      Độ chống tĩnh điện: 1.59x108 ~ 2.2 x 108 ohm
      Xuất xứ: Hãng HUATONG - Thượng Hải – Trung Quốc

      Ứng dụng: Loại tấm thép lõi bê tông mặt phủ HPL chống tĩnh điện thường được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế Phòng mạng, Server, Phòng máy tính, Văn phòng, Trung tâm dữu liệu (datacentre), Phòng điều hành sản xuất…vì các đặc tính chịu tải, chống tĩnh điện, chống cháy, độ bền của sàn cũng như thích ứng với thời tiết ở Việt Nam.

      B./ Kiểu tấm thông hơi
      Tấm khuôn thép, không có lõi xi măng, được thiết kế dạng khuôn đúc bằng thép cứng, có lỗ thông hơi cả hai mặt tấm sàn

      Quy cách: 600 x600 x 35mm.

      Mặt hoàn thiện phủ bằng HPL (High Pressure Laminate), đục lỗ, có độ dày là: 1,2mm; có vân màu sáng, chống cháy, chống mài mòn, chống xước.

      Xung quanh tấm được viền nhựa PVC nhằm tạo sự chắc chắn và bảo vệ tấm. Độ chống tĩnh điện: 1.59x108 ~ 2.2 x 108 ohm

      Xuất xứ: Hãng HUATONG - Thượng Hải – Trung Quốc

      Ứng dụng: Loại tấm thép thông hơi thường được sử dụng kết hợp với Tấm thép lõi xi măng trong các thiết kế Trung tâm dữu liệu (datacentre), Phòng server…vì các đặc tính thông hơi cho điều hoà chính xác với công nghệ thổi hơi lạnh từ âm sàn lên trên phòng thiết bị.

      C./ Kiểu Sàn trơn - Tấm thép lõi xi măng nhẹ.

      TYPE CCS700 ~ CCS1250:

      Tấm khuôn thép lõi xi măng, được thiết kế dạng khuôn đúc bằng thép cứng, mặt thép dày 0.7 – 1.2 mm. Mặt dưới của tấm sàn thiết kế hình vòm liên kết với nhau nhằm tăng độ chịu lực.
      Quy cách: có hai loại: 600 x600 x 33mm và 500 x 500 x 28mm.

      Lõi của tấm được phủ chất liệu bê tông nhẹ nhằm cách nhiệt và cách âm.







      Chịu tải trọng phân bố đồng đều: 11.113 KN/m2 ~ 27.561 KN/m2 (tương đương 1.1 tấn/m2 đến 2.75 tấn/ m2)
      Tải trọng tập trung: 3.11 KN/m2 ~ 8.89 KN/m2 (tương đương 311 kg/m2 đến 889 kg/ m2) Chiều cao chân đế từ 80mm – 1.200mm

      Xuất xứ: Hãng HUATONG - Thượng Hải – Trung Quốc

      Ứng dụng: Loại sàn trơn, tấm thép lõi bê tông nhẹ thường được sử dụng rộng rãi trong văn phòng, phòng họp…sử dụng thảm trải bề mặt nhằm tạo ra môi trường làm việc văn minh, hiện đại.

      D./ Kiểu tấm gỗ ép cường lực cao

      Thành phần chính cấu tạo nên sàn gỗ là gỗ dăm ép cường độ cao, bề mặt được hoàn thiện tại nhà máy bằng HPL . Lớp dưới của tấm là lớp thép không dỉ dày 0,5mm

      Quy cách: 600 x600 mm. Độ dày tấm có hai loại là 30mm và 40mm. Trọng lượng trung bình là 10.5kg/ tấm. có 2,78 tấm /m2

      Mặt hoàn thiện bằng HPL (High Pressure Laminate), có độ dày là: 1,2mm; có vân màu sáng, chống cháy, chống mài mòn, chống xước.

      Xung quanh bốn cạnh bên của tấm được phủ bằng nhựa PVC nhằm tạo sự chắc chắn và bảo vệ tấm.

      Chịu tải trọng đồng đều: 12.8 KN/m2 (tấm dày 30mm) và 15KN/m2 (tấm dày 40mm) ,
      (tương đương 1.28 tấn/m2 và 1.5 tấn/ m2)
      Chiều cao chân đế từ 80mm – 1.200mm

      Độ chống tĩnh điện: 1.59x108 ~ 2.2 x 108 ohm
      Xuất xứ: Hãng HUATONG - Thượng Hải – Trung Quốc

      Ứng dụng: Loại tấm gỗ ép mặt phủ tĩnh điện thường được sử dụng cho Phòng thiết bị mạng, viễn thông, phòng máy tính, phòng mạng, văn phòng…với các tính năng chống tĩnh điện, chống ồn, chống cháy

      E./ Các vật tư đồng bộ khác:

      Chân đế

      Chân đế thép được sản xuất khép kín tại phân xưởng với hệ thống ren ống ***g đồng bộ giúp điều chỉnh linh hoạt độ cao sàn theo thiết kế. Mặt bích có đường kính d = 75mm tăng khả năng tiếp xúc cho tấm và độ chịu tải của sàn

      Chân đế theo có thể điều chỉnh linh hoạt cao độ thông qua hệ thống ren, chiều cao tối thiểu là 80mm, chiều cao tối đa theo yêu cầu của từng Chủ đầu tư.

      Mặt trên của chân đế thép được lắp cùng với miếng đệm nhựa có 04 cạnh vuông cố định kích thước tấm sau khi lắp. Miếng đệm còn có tác dụng cách âm (giảm cường độ khi có âm tác động giữa chân đế thép và tấm sàn), và chống sự xuất hiện dòng điện chuyền từ chân đế lên sàn.

      Miếng đệm nhựa sẽ được lắp cố định vào chân đế thép thông qua hệ thống 04 đinh vít. Chân đế có loại đầu bằng, dẹt, chất liệu thép mạ dùng cho sàn có độ cao trên 150mm

      hoặc loại chân đế có đầu múi bằng nhôm hình chữ thập dùng cho loại sàn có độ cao dưới 130mm.

      Khả năng chịu tải của chân đế ở dạng thẳng đứng không bị biến dạng : 2722kg

      Hệ thống thanh đỡ ngang

      Để tăng khả năng chịu lực và phân bố tải cho các thiết bị trên sàn, hệ thống thanh đỡ ngang được thiết kế lắp ghép cùng với hệ thống chân đế thép để tạo ra một mặt phẳng cho tấm. Độ chính xác của các thanh đỡ ngang được đảm bảo để cố định hệ thống chân đế thép thành khối thống nhất.

      Bề mặt thanh ngang tiếp giáp với tấm sàn có dán lớp đệm chống ồn. Thanh đỡ có hình hộp nhằm tăng khả năng chịu tải.






      Các vật tư phụ khác:

      Keo dán chân đế: Keo dán chân đế là loại keo chuyên dụng của nhà sản xuất, liên kết chân đế thép với mặt cốt sàn. Đây là loại keo có đặc tính: bám dính cao, lấy độ phẳng
      dễ dàng, bền với thời gian và không bị ảnh hưởng của côn trùng hay các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

      Nêm nhựa: Nêm nhựa là vật liệu phụ dùng để chèn lót giữa tấm sàn và chân đế thép, giúp việc lấy phẳng của tấm dễ dàng hơn.

      Băng dính xốp: Băng dính xốp có tác dụng ngăn sự tiếp xúc trực tiếp của tấm sàn vớii tường xây, hạn chế khả năng hút ẩm, tránh hiện tượng dãn nở vì nhiệt (sàn gỗ)

      Keo định vị chân đế: Keo định vị chân đế là loại keo gốc ôxít đồng, nó là vật liệu dùng định vị, chống xoay của chân đế trong quá trình sử dụng sau khi lấy được độ phẳng sàn theo thiết kế.
      Dụng cụ nâng tấm: Dụng cụ nâng tấm là công cụ dùng để di chuyển tấm dễ dàng, thuận tiện trong quá trình thi công cũng như quá trình sửa chữa bảo dưỡng sau nay.

      Keo chống mỗi mọt: Mối mọt là loại côn trùng nguy hiểm nhất đối với hệ thống sàn kỹ thuật bằng gỗ ép. Đối với các tấm nguyên khổ mối mọt không có khả năng xâm thực, tuy nhiên với các tấm phải cắt gọt theo yêu cầu thi công thì nhà sản xuất đưa ra loại keo chuyên dụng dùng phét trực tiếp vào phần gỗ cắt gọt, xua đuổi mối mọt khi chúng xâm nhập (sàn gỗ)

      PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG:
      + Công tác chuẩn bị: Thống nhất kết cấu và bản vẽ.

      Nhận bản vẽ thiết kế chi tiết các thiết bị trên sàn, vị trí ổ cắm điện, vị trí các thiết bị, bản vẽ kết cấu chi tiết vách ngăn, cửa kính đã được phê duyệt từ Chủ đầu tư. Kết hợp cùng bên thiết kế xem xét tất cả các vướng mắt còn tồn tại và đề xuất phương án giải quyết.

      + Bước 1: Làm vệ sinh công nghiệp toàn bộ hệ thống cốt sàn xi măng

      Cùng cán bộ kỹ thuật của Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu mặt bằng trước khi thi công. Tiến hành dọn vệ sinh sạch sẽ các vật liệu còn sót lại trên mặt sàn, đánh và tẩy các vết bẩn, vữa rơi vãi đã đóng rắn trên mặt sàn xi măng, đảm bảo cho cốt sàn trước khi thi

      công không còn hóa chất có hại cho hệ thống sàn kỹ thuật.

      + Bước 2: Xác định chiều cao cần thiết của hệ thống kỹ sàn kỹ thuật

      Tiến hành đo đạc, đánh dấu độ cao lên vách hoặc tường

      Cao độ sàn sau khi được xác định sẽ tiến hành lấy mực dấu để không bị thay đổi trong suốt quá trình thi công. Việc xác định cao độ sàn phải phù hợp với chiều cao nhà, phụ vụ tốt cho các thiết bị để trên và dưới sàn. Đảm bảo rằng các hệ thống phía dưới sàn sau khi thi công không bị ảnh hưởng bởi độ cao sàn và sàn vẫn duy trì được hệ thống không khí lưu thông phía dưới mặt sàn.

      Đối với vị trí cửa ra vào để giảm cao độ cho sàn kỹ thuật, giải pháp tối ưu là thi công thêm các bậc đệm bằng cách gia công thép góc hoàn thiện bằng gỗ.

      + Bước 3: Chia ô và xác định các vị trí chân đế:

      Sau khi đã xác định được chiều cao như thiết kế, sẽ tiếp tục xác định vị trí các chân đế bằng cách chia ô trực tiếp trên mặt sàn và đánh dấu mực để khi dán chân đế vị trí các chân đế không bị xê dịch. Chân đế được chia theo kệ kết cấu là 600x600mm

      Dán chân đế xuống sàn bê tông bằng keo dán chuyên dụng, không sử dụng phương pháp bằng đinh vít.

      Việc cân chỉnh sàn để đạt chiều cao cần thiết sẽ được thực hiện bằng việc tăng hay giảm mặt bích chân đế thông qua hệ thống ren linh hoạt cấu tạo của chân đế.


      Thanh đỡ ngang có tác dụng phân bổ đều khả năng chịu lực của tấm sàn và triệt tiêu sự dịch chuyển của cả hệ thống. Sau khi dán chân đế bằng keo dán, chúng tôi sẽ tiến hành lắp đặt các thanh đỡ ngang, theo đúng quy chuẩn và kết cấu.

      + Bước 5: Lắp đặt mặt tấm sàn

      Việc lắp đặt hệ thống mặt tấm sàn sẽ được tiến hành sau khi đã thi công hoàn chỉnh phần chân đế và thanh đỡ ngang. Đối với những tấm nguyên khổ thì đặt trực tiếp lên chân đế và thanh đỡ.

      Đối với những tấm bị cắt do kích thước phòng thì trước khi lắp các tấm bị cắt sẽ được quết keo chống mối mọt và nếu có tiếp giáp với tường thì phải chèn lót thêm miếng băng xốp để tránh sự tiếp xúc trực tiếp với tường.

      + Bước 6: Hoàn thiện hệ thống sàn

      Lắp đặt tấm sàn đến đâu hoàn chỉnh ngay đến đó. Ngoài ra để tạo độ phẳng và chống rung cho sàn, chúng tôi dùng theo keo chống xoay, miếng đệm nhôm và nêm nhựa.

      Sau khi lắp đặt xong toàn bộ sàn chúng tôi sẽ tiến hành lấy phẳng và kiểm tra hệ thống mạch tấm lần cuối trước khi ban giao cho chủ đầu tư.

      Vệ sinh sạch sẽ sàn trước khi bàn giao cho Chủ đầu tư. Nếu sàn có mặt hoàn thiện thì phải làm sạch, đánh xi bóng và làm căng mặt sàn tạo độ trơ cho mặt sàn, tăng độ chống mài mòn và độ chịu tải cho tấm

      Ghi chú

      casino siteleri bahis siteleri
      erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
      deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
      bahis siteleri
      bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
      hd sex video
      Mobilbahis
      antalya escort bayan
      gaziantep escort
      betpas gncel link
      gaziantep escort
      bonus veren siteler
      pinbahis pinbahis dizitune.com
      bostanci escort pendik escort
      ?stanbul Escort
      Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
      betbonusking.com deneme bonusu
      deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
      gvenilir casino siteleri
      Kacak iddaa Siteleri
      mraniye escort sancaktepe escort
      quixproc.com
      Working...
      X