Bác cho hỏi các phương pháp dự báo sức chịu tải của cọc trong phần mềm ?
RDsuite xác định sức chịu tải của cọc theo các phương pháp:
1. Phụ lục A của TCVN 205-1998: thực ra dựa trên tiêu chuẩn SNHIP của Nga, hay còn gọi là phương pháp quy phạm.
2. Phụ lục B: theo cường độ đất nền.
3. Các thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT), xuyên tiêu chuẩn. Trong phần xác định sức chịu tải theo xuyên tiêu chuẩn , có thể chọn theo công thức của Meyerhof hay công thức Nhật bản.
4. Thí nghiệm nén tĩnh
Ngoài ra người dùng còn có thể nhập trực tiếp sức chịu tải kéo và nén trực tiếp.
Cám ơn bạn quan tâm đến phần mềm và hy vọng bạn sẽ sử dụng giải pháp của chúng tôi.
Cảm ơn bạn đã nhiệt tình hỗ trợ !
Bạn cho hỏi khi nào sử dụng sức chịu tải của cọc theo PL A và khi nào sử dụng theo phụ lục B ?
Theo mình thì ở những khu vực địa chất phức tạp lớp đất yếu dày ( như địa chất khu vực thành phố HCM và các tỉnh miền tây) thì thường sử dụng phụ lục B ( đó là tính theo lực dính C, góc ma sát phi, dung trọng gama ...) để tính sức chịu tải thì thường cho kết quả chính xác hơn, được dùng nhiều hơn là theo phụ lục A tính theo tra bảng.
Đúng như lý do anh Tuấn nói, mình bổ sung thêm một chút xíu là tra bảng chỉ đến chiều sâu 36 m, còn ngoài khoảng đó là ngoại suy. RDsuite tính và vẽ sức chịu tải theo tất cả các phụ lục của tiêu chuẩn để bạn xem và quyết định, còn mặc định thì phần mềm sẽ lấy giá trị nhỏ nhất. Hic, vì phần mềm nó không có trực quan như kỹ sư xây dựng.
Cảm ơn các bạn quan tâm !
5 ưu điểm lớn khi sử dụng phần mềm Rdsuite đem lại hiệu quả cho công việc của bạn:
1. Tích hợp móng đơn, móng cọc, móng băng, xác định tải trọng động đất và gió, thiết kế cấu kiện BTCT, kiểm tra cấu kiện thép, thư viện thiết kế...trong một phần mềm.
2. Khả năng lấy nội lực, phản lực và nội lực từ rất nhiều phần mềm nổi tiếng: SAP2000, ETABS, STAADPRO, RDSAS...
3. Thiết kế liên hoàn giữa phần móng và phần thân.
4. Hệ thống báo cáo của phần mềm thống nhất. Các công thức và các giá trị chính được in ra rõ ràng, nêu rõ ý nghĩa để người dùng có thể kiểm tra.
5. Chuyên dụng cho bài toán móng lệch tâm và bài toán móng đồng thời.
Mình được biết đến phần mềm này từ lúc mới ra lò và cũng đã được sử dụng rồi. Đánh giá: hay & hoành tráng (so với các phần mềm kết cấu của Việt Nam từ trước đến giờ). Vì đang còn ở những version đầu tiên nên không tránh khỏi các sai sót. Hy vọng tác giả sớm fix và cho ra đời các version tiếp theo ngày càng hoàn thiện và prồ hơn .
Các bro cố gắg mua về dùng thử và đóng góp thêm ý kiến cho tác giả để ủng hộ PHẦN MỀM CỦA VIỆT NAM nhé!!!
Cám ơn Nam và anh em đã sử dụng và góp ý cho phần mềm từ những phiên bản đầu tiên.
Đúng là những phiên bản đầu tiên thường có nhiều sai sót khó tránh khỏi. Tuy nhiên được sự góp ý của anh em, phần mềm giờ đã có những thay đổi rất nhiều cả về chất lượng.
Hiện nay bộ phận phần mềm đang nỗ lực để đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Công ty chúng tôi sẽ có phiên bản phần mềm mới. Đó sẽ thực sự là một giải pháp , một công cụ toàn diện trong phân tích và kết cấu, đem lại hiệu quả và sự bất ngờ kỳ thú cho kỹ sư thiết kế.
SAP2000, ETABS... là những phần mềm chuyên sâu rất nổi tiếng được sử dụng rộng rãi ở VIệt nam. Tuy nhiên sử dụng phần mềm này đặc biệt là các phần về tính tải trọng động đất, tải trọng gió tĩnh và gió động, thiết kế và kiểm tra bê tông và cốt thép theo các trạng thái giới hạn I, giới hạn II và theo Tiêu chuẩn VIệt nam thì người dùng còn gặp rất nhiều khó khăn bởi:
1. Các thông số đầu vào theo hệ thống thì nghiệm và tiêu chuẩn như BS, ACI...hiện tại ở Việt nam hầu như chưa được dạy , chưa có các văn bản pháp quy hướng dẫn: như cường độ mẫu lập phương (fcu), cường độ mẫu trụ (f’c)...cũng như là các loại tổ hợp tải trọng như tổ hợp ASD, tổ hợp SD...
2. Phần phân tích các thông số động lực học của kết cấu để từ đó tính toán thành phần động của gió theo TCVN 2737-95. Trong các phần mềm cũng có các phần về tự động tính tải trọng gió như ASCE, nhưng quả thật người dùng cũng rất khó khi phải đưa vào vận tốc gió, gust factor, Kzt....và không tách bạch giữa các thành phần tĩnh và động của gió. Và phần mềm thường chạy ra kết quả luôn, không in các bước tính trung gian để người dùng có thể kiểm soát. Phần xác định tải trọng động đất cũng tương tự.
3. Thiết kế cột lệch tâm xiên và người sử dụng phải chọn và bố trí cấu hình thép theo chu vi , mà cách làm của Việt nam thường đặt thép theo một phương...
4. Kiểm tra cấu kiện thép: Các điều kiện kiểm tra N/[N] + M/[M]....quan niệm về các loại tiết diện, điều kiện chảy dẻo...mà các kỹ sư Việt nam thường ít có điều kiện, tài liệu tìm hiểu. Chúng ta chỉ được dạy và tiêu chuẩn Việt nam thì khá rõ ràng khi kiểm tra kết cấu thép theo khả năng chịu lực (ứng suất), ổn định cánh, ổn định bụng (theo ứng suất pháp, tiếp và ứng suất pháp và tiếp đồng thời).
5. Các phần kiểm tra võng và nứt của cấu kiện Dầm Cột....
Như vậy Rdsuite cùng với SAP, ETABS, các kỹ sư sẽ thiết kế công trình tốt hơn, an toàn hơn. Có thể ở Hà nội, Sài gòn và một vài thành phố lớn, hoặc các kỹ sư học tập ở nước ngoài, hoặc đã dành khá nhiều thời gian để nghiên cứu tìm hiểu hệ thống tiêu chuẩn BS, ACI, UBC, ASCE...không sử dụng giải pháp Rdsuie, nhưng còn rất nhiều các tỉnh, nhiều thế hệ kỹ sư, các công trình đòi hỏi TCVN đang và sẽ cần những giải pháp của chúng tôi. Và chúng tôi tự hào về công việc mình đang làm. Và hơn nữa để đặt mục tiêu dài hơi hơn làm phần mềm của VIệt nam có khả năng phân tích chuyên sâu được như SAP, ETABS ...chúng ta không phải mất ngoại tệ để mua bản quyền , thì chúng ta hãy bắt đầu từ viết từ những mô đun phần mềm như Rdsuite. Giải pháp móng trong Rdsuite hoàn toàn được phát triển độc lập , hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn, quy phạm và cách làm của Việt nam. Đặc biệt khi giải các bài toán về móng lệch tâm, phân tích các hệ thống giằng móng.
Các tính năng của phần mềm hoàn toàn được giới thiệu chính xác, các khách hàng của công ty đươc thông tin đầy đủ trên hệ thống website của công ty, để mọi người trước khi sử dụng có thể trao đổi với những người đã sử dụng.
Một đôi điều để các bạn hiểu và ủng hộ công việc chúng tôi đang làm. Chúng tôi đang rất cần các ý kiến đóng góp và “xây dựng” của các bạn !
Trân trọng cảm ơn !
Hề hề, nhân tiện anh đề cập đến tổ hợp ASD và tổ hợp SD, anh cho hỏi 2 tổ hợp này nghĩa là gì và cách sử dụng 2 tổ hợp trên ?
Cảm ơn anh nhiều ?
1. Tổ hợp ASD - Allowable stress Design: Hay còn gọi là tổ hợp không hệ số (unfactor combinations): sử dụng cho bố trí và kiểm tra SCT cọc (cái này khác VN), kiểm tra trạng về trạng thái giới hạn sử dụng (võng , nứt, chuyển vị ngang...)
2. Tổ hợp SD - Strength Design: Tổ hợp có hệ số (factor combinations): sử dụng để thiết kế theo cường độ của kết cấu bê tông cốt thép, thép và đài cọc...
Rdsuite chia làm 2 loại tổ hợp: tổ hợp để thiết kế phần thân và tổ hợp để thiết kế móng (có thể tính 50% hoạt tải). Phần mềm tự động xác định các hệ số tổ hợp theo TCVN 2737-95 cho các dạng tải trọng như tĩnh tải, hoạt tải , gió (tĩnh+động) và động đất, cầu trục (Dmin, max, lực hãm...).
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến phần mềm!
Mình đọc tham khảo và xem qua video giới thiệu phần mềm này trên web thấy chương trình với các tính năng khá hay gần như đáp ứng đầy đủ các phần tính toán cũng như thuyết minh một cách rõ ràng cho một công trình. qua diễn đàn mình thấy bạn banvatoi giới thiệu và trả lời rất hay về cả phần mềm và lý thuyết liên quan mình đọc học hỏi và hiểu được một phần. hi vọng phần mềm kết cấu xây dựng việt ngày càng phát triển!
Mình cũng nghe nói nhiều về RD suite, phần mềm đã được chứng nhận bản quyền do nhà nước cấp....có thể nói ở việt nam chưa có phần mềm xây dựng việt nào toàn diện như RD suite, nhưng hiện tại vẫn chưa nhiều người biết đến, chúng ta rất cần những phần mềm mang tính chất chuyên nghiệp như thế để giúp cho công việc tính toán kết cấu được chính xác và giảm thiểu những sai sót không đáng có, mà điều này vẫn thường hay xảy ra
Anh đâu buồn mà chỉ tiếc em không đi hết những ngày đắm say...Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi...như tháng ngày xưa ta dại khờ
Ghi chú