mấy pác cao thủ có thể cho em hỏi tại sao thép dầm không được nối quá 50% tại 1 mặt cắt (thậm chí không cho nối thép trên tại gối hoặc thép dưới tại giữa nhịp), còn trên cột lại nối cả toàn bộ tại chân cột (vị trí chụi lực lớn) vậy ta?
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
nối thép cột được tại sao dầm thì không
Collapse
X
-
Ðề: nối thép cột được tại sao dầm thì không
Cho mình thay từ "Không được" thành từ "không nên".Và bạn sẽ tìm thấy từ này trong TCVN về BTCT.
Để giải thích cho việc tại sao không nên nối thép tại những mặt cắt mà bạn đã nêu thì bạn xem lại biểu đồ Moment của kết cấu đó nha!Nên tránh nối thép tại những mặt cắt có Moment lớn nha.Còn nếu thi công bảo đảm được mối liên kết liền lạc đặc chắc thì không thành vấn đề.Và việc này chỉ đúng cho cấu kiện dầm thôi nha.
Nhân tiện cho mình hỏi các anh luôn,tại sao cột chúng ta lại nối thép ngay tại mặt cắt có moment lớn vậy,ngay (tại mặt cắt sàn)?
Thân ái
-
Ðề: nối thép cột được tại sao dầm thì không
theo tui ngĩ thì nối thép cột ở vị trí đó do nó nằm trong vùng cứng (giao của dầm và cột), nếu bạn thấy trong etabs thường thì khoảng offset cho cột tách ra khỏi vùng nối nên nối thép ở đó vẫn đảm bảo.
Ghi chú
-
Ðề: nối thép cột được tại sao dầm thì không
Để giải thích cho việc tại sao không nên nối thép tại những mặt cắt mà bạn đã nêu thì bạn xem lại biểu đồ Moment của kết cấu đó nha!Nên tránh nối thép tại những mặt cắt có Moment lớn nha.Còn nếu thi công bảo đảm được mối liên kết liền lạc đặc chắc thì không thành vấn đề.Và việc này chỉ đúng cho cấu kiện dầm thôi nha.
Nhân tiện cho mình hỏi các anh luôn,tại sao cột chúng ta lại nối thép ngay tại mặt cắt có moment lớn vậy,ngay (tại mặt cắt sàn)?
Thân ái
Giải thich của ban về phan dầm thì quá chuẩn roi !
Còn về phần cột thì theo cách hiểu cua minh la do cốt bị nén gần như hết( có thể bị nén ít hay nhiều còn phụ thuọc vào độ lệch tâm của lực tác dung hoặc do độ lệch của dầm và côt) và mô men đầu cột hoặc chân côt làm cho bê tong dưới chân cột bị kéo. Như vậy betong bi nén do lực dọc trong cột gây ra sẽ cân bằng(hoặc gần cân bằng) với bê tong bị kéo trong cột gây ra do momen tai một số tiết diên >>> như vạy se làm cân bằng nội lực trong cột >> có thể nối thép tai vi trí có momen lon va lực dọc lớn ngoài ra tôi nghĩ là nó còn phụ thuọc vào việc thi công . Còn lực cắt trong cột thường ko lon chi một số trường hợp do lực cắt lớn mới phải tính cốt đai chịu lực cắt còn ko chỉ cần bố trí theo cấu tạo . Các ban cung chú ý khi tinh toán cốt thép cho dầm thì chung ta ko quan tâm đến lực dọc trong dầm nhưng lực dọc là có lợi khi la lực nén và bất lợi khi là lực kéo !
Chuc cac ban thanh cong !
Ghi chú
-
Ðề: nối thép cột được tại sao dầm thì không
Nguyên văn bởi Tungbazen View PostCòn về phần cột thì theo cách hiểu cua minh la do cốt bị nén gần như hết( có thể bị nén ít hay nhiều còn phụ thuọc vào độ lệch tâm của lực tác dung hoặc do độ lệch của dầm và côt) và mô men đầu cột hoặc chân côt làm cho bê tong dưới chân cột bị kéo. Như vậy betong bi nén do lực dọc trong cột gây ra sẽ cân bằng(hoặc gần cân bằng) với bê tong bị kéo trong cột gây ra do momen tai một số tiết diên >>> như vạy se làm cân bằng nội lực trong cột
lý giải về dầm như thế là ok, còn về phần cột mong được các pác thảo luận thêm. ai cũng biết moment tại chân cột và đầu cột lớn nhưng cứ đè nối thép tại chân cột, trong khi tại giữa cột moment rất bé lại ko thấy ai nối thép!!!
Ghi chú
-
Ðề: nối thép cột được tại sao dầm thì không
Nguyên văn bởi superbolt View PostCho mình thay từ "Không được" thành từ "không nên".Và bạn sẽ tìm thấy từ này trong TCVN về BTCT.
Để giải thích cho việc tại sao không nên nối thép tại những mặt cắt mà bạn đã nêu thì bạn xem lại biểu đồ Moment của kết cấu đó nha!Nên tránh nối thép tại những mặt cắt có Moment lớn nha.Còn nếu thi công bảo đảm được mối liên kết liền lạc đặc chắc thì không thành vấn đề.Và việc này chỉ đúng cho cấu kiện dầm thôi nha.
Nhân tiện cho mình hỏi các anh luôn,tại sao cột chúng ta lại nối thép ngay tại mặt cắt có moment lớn vậy,ngay (tại mặt cắt sàn)?
Thân ái
nếu bạn thiết kế cho thi công nối cốt thép tại mặt cắt dưới đáy sàn thì bạn nghĩ thi công sẽ nói gì về bạn còn bạn nối tại mặt cắt giáp mặt sàn ngay tại vị trí có momen lớn thì tiết diện cốt thép tại đó nhiều hơn, gần giống như thép tăng cường thì khả năng chịu nén của cột cũng tăng theo, vậy bạn nghĩ có tốt hơn không
chúc bạn may mắnNhìn lên trời xanh thấy thấy nhà cao cao
Nhìn xuống đất thấy người đông đông
Ghi chú
-
Ðề: nối thép cột được tại sao dầm thì không
Nguyên văn bởi ninh47xdNối tại chân thuận tiện hơn cho việc thi công. Nối giữa cột thì lại phải bắc giàn giáo.Làm việc tích cực nhưng cũng có lúc cần nghỉ nghơi, vui chơi????????
Ghi chú
-
Ðề: nối thép cột được tại sao dầm thì không
Nguyên văn bởi nol0984 View Postmấy pác cao thủ có thể cho em hỏi tại sao thép dầm không được nối quá 50% tại 1 mặt cắt (thậm chí không cho nối thép trên tại gối hoặc thép dưới tại giữa nhịp), còn trên cột lại nối cả toàn bộ tại chân cột (vị trí chụi lực lớn) vậy ta?if U thing U can't, U can't. But if U think U can, U ..r wrong
Ghi chú
-
Ðề: nối thép cột được tại sao dầm thì không
em xin lỗi nếu hiểu sai ý các bác, nhưng em nói thật là em chưa nghe tài liệu nào cũng như thực tế ở đâu mà người ta nối thép tại chân cột bao giờ. Theo em học cũng như đi làm, với nối buộc, đoạn nối cốt thép là l>Lan tính toán ra, và vị trí cắt thép phải so le và tại mỗi vị trí không quá 50% tổng diện tích thép chịu kéo. Còn nối thép bằng dập ren thì cũng thế, em chưa thấy ai nối tại chân cột.
Rất mong các bác chỉ giáo ạ!if U thing U can't, U can't. But if U think U can, U ..r wrong
Ghi chú
-
Ðề: nối thép cột được tại sao dầm thì không
À em hiểu rồi, em cũng nghĩ là em hiểu nhầm ý các bác.
Còn việc tại sao để thép chờ tại chân cột thì không có gì là lạ. Để thép chờ tại đó có gì sai đâu ạ, không có tài liệu nào nói không cho để thép chờ tại đó, miễn là chiều dài đoạn thép chờ đó đảm bảo đủ chiều dài nối chồng (nếu là nối buộc) hoặc cắt đúng vị trí nối ren ( nếu là nối ren), mình có cắt thép tại chân cột đâu mà sợ bác nhỉ
Mong bác chỉ bảo !Last edited by phuongph311; 02-08-2010, 04:37 PM.if U thing U can't, U can't. But if U think U can, U ..r wrong
Ghi chú
-
Ðề: nối thép cột được tại sao dầm thì không
Nối thép tại chân cột là nối trong vùng bt chịu kéo.Đoạn nối đc quy đinh trong tcvn rồi.Theo mình nghĩ,ko nên nối ở cùng chịu kéo là do bt không đảm bảo chất lượng mối nối,vì bt chịu keo kém,làm ảnh hưởng tới lực bám của thép vào bt.Còn khi nối thép thì tiết diện chịu kéo của thép tính theo thanh nhỏ hơn.Ko phai la tăng td đâu nge bạn.
Ghi chú
-
Ðề: nối thép cột được tại sao dầm thì không
trong TCXDVN 356 có khuyến cáo là không nên nối chồng trong vùng chịu kéo của cấu kiện chịu uốn hoặc kéo lệch tâm tại những nơi cốt thép được sử dụng hết khả năng chịu lực. Như vậy chỉ là khuyến cáo, chúng ta hoàn toàn có thể làm mà , chỉ là khi đó hệ số an toàn phải cao lên , đồng thời cốt đai phải tăng cường nhiều hơn thôiif U thing U can't, U can't. But if U think U can, U ..r wrong
Ghi chú
-
Ðề: nối thép cột được tại sao dầm thì không
Nguyên văn bởi phuongph311 View Postem xin lỗi nếu hiểu sai ý các bác, nhưng em nói thật là em chưa nghe tài liệu nào cũng như thực tế ở đâu mà người ta nối thép tại chân cột bao giờ. Theo em học cũng như đi làm, với nối buộc, đoạn nối cốt thép là l>Lan tính toán ra, và vị trí cắt thép phải so le và tại mỗi vị trí không quá 50% tổng diện tích thép chịu kéo. Còn nối thép bằng dập ren thì cũng thế, em chưa thấy ai nối tại chân cột.
Rất mong các bác chỉ giáo ạ!
bạn nhầm rồi, bạn có thể xem trang 150 sách " sổ tay thực hành kết cấu công trình " của thầy vũ mạnh hùng và mình cũng đọc thấy ở hầu hết bản vẽ kết cấu của các công trình do việt nam mình thiết kế. mình cũng nghĩ nối thép cột tại chân cột là do tuy là ở đó moment lớn nhưng so với lực dọc thì lực dọc lớn hơn nhiều , nối ở đó thì tiện thi công, trong tiêu chuẩn vẫn cho nối thép ở vùng bê tông chịu kéo mà đó là 40d đó bạn
Ghi chú
-
Ðề: nối thép cột được tại sao dầm thì không
Nguyên văn bởi ninh47xdNối tại chân thuận tiện hơn cho việc thi công. Nối giữa cột thì lại phải bắc giàn giáo.
Ở đây nối thép cột và dầm khác nhau là do cột chịu lực dọc còn dầm chủ yếu chịu uốn.do đó với cốt thép dầm thì ko nên nối ở thép dương giữa dầm và thép âm hai đầu dầm vì cốt thép chịu kép.còn với cột thì thường là chịu nén do đó ta thường nối ở chân cột để tiện thi công
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú