QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

    Các bác trình bày cho em tổ hợp tải trọng và tổ hợp nội lực khác nhau thế nào?
    Thế khi tổ hợp trong sap2000 là tổ hợp tải trọng hay nội lưc?
    Bác nào có thể hướng dẫn cho em cách tính dao động riêng bằng sap2000?
    Khi tính dao động riêng theo TCVN thì tính theo sơ đồ conxon. Thế có khác nhiều so với mô hình không gian ko? Em đang đắn đo vì từ trước em tính dao động theo mô hinh không gian vi gần với thực tế hơn.
    Với mô hình không gian thì phân phối tải trọng gió động vào các nút khung như thế nào ?

  • #2
    Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

    Trong SAP là tổ hợp tải trọng. Khác nhau giữa tải trọng và nội lực như thế nào, trong diễn đàn có 1 bài rồi http://www.ketcau.com/showthread.php?t=71&page=1&pp=10.
    Tính dao động riêng bằng mô hình không gian -> được. Lấy 1, 2 mode dao động đầu tiên (so sánh với tần số ở trong TCVN). Khi tổ hợp tải trọng gió ở nhiều mode khác nhau thì sủ dụng tổ hợp SRSS (square root of sum of square- lấy tổng bình phuong nội lực rồi lăy căn như trong TCVN)
    Mô hình công xôn sẽ khác so với mô hình không gian nếu tiết diện nhà thay đổi nhiều theo chiều cao.
    Phân tải thì cứ phân vào nút như bình thường
    Last edited by Champs; 02-03-2005, 04:07 PM.
    Spread your wings and fly...

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

      Nguyên văn bởi Champs
      Trong SAP là tổ hợp tải trọng. Khác nhau giữa tải trọng và nội lực như thế nào, trong diễn đàn có 1 bài rồi http://www.ketcau.com/showthread.php?t=71&page=1&pp=10.
      Tính dao động riêng bằng mô hình không gian -> được. Lấy 1, 2 mode dao động đầu tiên (so sánh với tần số ở trong TCVN). Khi tổ hợp tải trọng gió ở nhiều mode khác nhau thì sủ dụng tổ hợp SRSS (square root of sum of square- lấy tổng bình phuong nội lực rồi lăy căn như trong TCVN)
      Mô hình công xôn sẽ khác so với mô hình không gian nếu tiết diện nhà thay đổi nhiều theo chiều cao.
      Phân tải thì cứ phân vào nút như bình thường
      nhung khi nhap tai gio vao khung ko gian thi nhap nhu the nao;
      anh co the noi cac buoc lam 1 bai khung ket hop loi cung ; vvach cung vao sap ; va nhap nhu the nao de cong trinh lam viec khi bi gio dong trong sap
      va cho em hoi va nhap nhu the nao ve phan dong dat nua???

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

        Cứ tính tất cả các loại hệ số gió rồi nhân với diện tích chịu tải của từng nút nằm ở chu vi nhà, lực đặt vào nút đó.
        Lõi cứng, vách cứng thì dùng phần tử tấm (nếu cần khai báo thêm sàn cứng vô cùng thì dùng thêm diaphragm).
        Động đất thì tính theo base shear, từ base shear phân bố cho từng tầng một theo khối lượng (lực cắt tầng).
        Lực căt tầng thì đặt vào khối lượng tầng nên tốt nhất là quy nó thành tải trọng phân bố đặt lên sàn, rồi để sàn nó tự phân vào khung.
        Spread your wings and fly...

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

          Bác Champ nói gần đúng rồi,
          Gió động thì phân về sàn thì được chứ động đất không được làm thế. Vì nếu như thế thì động đất sẽ phân tải theo độ cứng trên từng tầng chú không theo khối lượng trên từng tầng à? Thế thì muốn đặt bể nước ở đâu cũng được à?. Nói đến động đất phải nói đến tâm khối lượng. Lực cắt tầng phải đặt vào tâm khối lượng của tầng đó. Nếu bạn chạy Etab thì khai ĐĐ vào nó sẽ tự quy về lực tập trung đặt tại tâm khối lượng đấy. Trong thiết kế dân dụng hay dùng Etab là vì vậy đó!
          Chúc thành công!
          Không nên mơ ước thành cây đứng chồn chân mỏi gối mơ đầy cánh hoa

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

            Xin phép được bàn thêm một chút:
            Gió tĩnh thì liên quan đến mặt đón gió có thể vào phần bố được.
            Trong việc vào tải trọng thì vào tải trọng gió động và động đất là như nhau vì đều liên quan đến khối lượng (Mass). Vào tải cần chủ ý:
            - Các công trình hiện nay, phân bố cấu kiện chịu lực thường là gần đối xứng thì việc quan niệm vào tải theo từng phần khối lượng chính xác hơn nhưng không khác vào tải theo phân bố trên mức sàn nhiều.
            - Trong ETABS, nếu vào tải trọng động đất mà dùng Quake và trong mục Auto Lateral Load chọn UBC97 thì nó sẽ tự động phân tải như bác UdeS nói nhưng khi phân tải nó đã nhân tải trọng thêm 1 hệ số khoảng 1,5->3 lần, gọi là Rho (Reliability factor based on redundancy). Với thực tế của Việt Nam thì không phù hợp.
            - Trường hợp đặc biệt, với các công trình rất không đối xứng thì cần vào theo từng phần khối lượng (Trong Etabs tự động làm việc này) để xem xét xoắn (cho vách) được chính xác.

            Tóm lại, vào gió động theo phân bố tại mức sàn vào như bác Champs với các công trình có kết cấu chịu lực gần đối xứng đơn giản lại dễ kiểm soát. Trường hợp đặc biệt mới vào tải theo từng phần khối lượng.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

              Cho em hỏi một chút!
              Nếu gió thổi theo phương bất kì thì qui tải gió về các phương chính (x, y) để tính như thế nào? Có phải là chiếu tải tiêu chuẩn Wo lên các trục rồi dùng hệ số khí động theo các bề mặt vuông góc với trục chính để tính ko ạ?
              HUGE

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

                Nguyên văn bởi Champs
                Trong SAP là tổ hợp tải trọng. Khác nhau giữa tải trọng và nội lực như thế nào, trong diễn đàn có 1 bài rồi http://www.ketcau.com/showthread.php?t=71&page=1&pp=10.
                Bác Champs nói trong SAP là tổ hợp tải trọng. Nhưng em thấy khi chạy xong nội lực rồi, ta khai báo các trường hợp tổ hợp mới thì vẫn đọc được nội lực của tổ hợp mới này mà không cần chạy lại, có nghĩa là SAP sẽ dùng nội lực có sẵn để tạo ra tổ hợp mới này. Còn nếu trong SAP là tổ hợp tải trọng thì em nghĩ phải chạy lại bài toán mới.
                Em nghĩ là trong SAP vẫn là tổ hợp nội lực và đơn thuần là cộng nội lực tương ứng của tất cả các trường hợp tải có trong tổ hợp được khai báo. Có phải như vậy không ạ?
                HUGE

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

                  SAP định nghĩa tổ hợp là tổ hợp tải trọng (load combination) nhưng thực tế là tổ hợp nội lực. Kết quả tổ hợp nội lực bao gồm các thành phần nội lực max và min (khác với TCVN kết quả tổ hợp nội lực là Max và các tương ứng, Min và các tương ứng)
                  Nếu là tổ hợp tải trọng thì các trường hợp tải trọng phải được tổ hợp lại trước khi phân tích nội lực (SAP tổ hợp sau khi đã phân tích nội lực) và chỉ có thể tổ hợp tải trọng theo dạng ADD như trong SAP. Các kiểu tổ hợp khác như ENVE, ABS, SRSS không thực hiện được với tổ hợp tải trọng mà chỉ thực hiện được với tổ hợp nội lực.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

                    Nguyên văn bởi Champs
                    Trong SAP là tổ hợp tải trọng. Khác nhau giữa tải trọng và nội lực như thế nào, trong diễn đàn có 1 bài rồi http://www.ketcau.com/showthread.php?t=71&page=1&pp=10.
                    Tính dao động riêng bằng mô hình không gian -> được. Lấy 1, 2 mode dao động đầu tiên (so sánh với tần số ở trong TCVN). Khi tổ hợp tải trọng gió ở nhiều mode khác nhau thì sủ dụng tổ hợp SRSS (square root of sum of square- lấy tổng bình phuong nội lực rồi lăy căn như trong TCVN)
                    Mô hình công xôn sẽ khác so với mô hình không gian nếu tiết diện nhà thay đổi nhiều theo chiều cao.
                    Phân tải thì cứ phân vào nút như bình thường
                    Cho minh hoi . Minh thuong tinh cac thap thep va khi lay ket qua 1,2 mode dau tien so sanh voi TCVN thi khong dua ve truong hop nao de tinh gio dong duoc ca (Vi 2 mode dau tien cua minh gan bang nhau).Vay co ban nao biet giai dap giup minh la xu ly ntn kg? Hoac trong tinh toan minh co gi sai kg?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

                      Nguyên văn bởi hien nghiem
                      SAP định nghĩa tổ hợp là tổ hợp tải trọng (load combination) nhưng thực tế là tổ hợp nội lực. Kết quả tổ hợp nội lực bao gồm các thành phần nội lực max và min (khác với TCVN kết quả tổ hợp nội lực là Max và các tương ứng, Min và các tương ứng)
                      Nếu là tổ hợp tải trọng thì các trường hợp tải trọng phải được tổ hợp lại trước khi phân tích nội lực (SAP tổ hợp sau khi đã phân tích nội lực) và chỉ có thể tổ hợp tải trọng theo dạng ADD như trong SAP. Các kiểu tổ hợp khác như ENVE, ABS, SRSS không thực hiện được với tổ hợp tải trọng mà chỉ thực hiện được với tổ hợp nội lực.
                      Đúng như bạn nói trong SAP chi tổ hợp được theo dạng ADD, nhưng minh thường dùng ENVE(tất cả các tổ hợp) để đưa ra nội lực Max như vậy có đúng không? Cám ơn nhiều

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

                        Nguyên văn bởi UdeS
                        Bác Champ nói gần đúng rồi,
                        Gió động thì phân về sàn thì được chứ động đất không được làm thế. Vì nếu như thế thì động đất sẽ phân tải theo độ cứng trên từng tầng chú không theo khối lượng trên từng tầng à? Thế thì muốn đặt bể nước ở đâu cũng được à?. Nói đến động đất phải nói đến tâm khối lượng. Lực cắt tầng phải đặt vào tâm khối lượng của tầng đó. Nếu bạn chạy Etab thì khai ĐĐ vào nó sẽ tự quy về lực tập trung đặt tại tâm khối lượng đấy. Trong thiết kế dân dụng hay dùng Etab là vì vậy đó!
                        Chúc thành công!
                        chao anh
                        em biết với động dất thì lực đặt tại tâm khối lượng
                        nhưng phần mềm Etab là phần mềm không dược bẻ khoá nên em không có phần mềm đó ; có bản demo. mà em chỉ biết sáp , vậy anh có thể chỉ cho em làm sao đặt lực ngang do dộng dất vào công trình trong sáp như thế nào là hợp lý
                        theo em thì có thể tính toán bằng tay phân lực ngang do dộng dất vào các vách khi dó chia vách cứng ra sao cho trung với tâm trọng lượng và đặt lực ngang tại tâm trọng lượng củ vách đó còn lỏi thi em không biêt phải làm sao

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

                          Nguyên văn bởi cotdien
                          Đúng như bạn nói trong SAP chi tổ hợp được theo dạng ADD, nhưng minh thường dùng ENVE(tất cả các tổ hợp) để đưa ra nội lực Max như vậy có đúng không? Cám ơn nhiều
                          Việc tổ hợp tải trọng (hay tổ hợp nội lực) trong SAP để tìm ra nôi lực lớn nhất tại một tiết diện thì đầu tiên cần phải tổ hợp theo kiểu ADD các trường hợp, chẳng hạn :1. TT+HT ; 2. TT+0.9HT+0.9GiotraiX ; 3. TT+0.9HT+0.9GiophaiX....(ta phải kể hết tất cả các trường hợp có thể xẩy ra) sau cùng ta phải dùng ENVE để bao hết các trường hợp kể trên.
                          Mong các bạn có ý kiến!

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

                            Nguyên văn bởi trungxd1
                            Việc tổ hợp tải trọng (hay tổ hợp nội lực) trong SAP để tìm ra nôi lực lớn nhất tại một tiết diện thì đầu tiên cần phải tổ hợp theo kiểu ADD các trường hợp, chẳng hạn :1. TT+HT ; 2. TT+0.9HT+0.9GiotraiX ; 3. TT+0.9HT+0.9GiophaiX....(ta phải kể hết tất cả các trường hợp có thể xẩy ra) sau cùng ta phải dùng ENVE để bao hết các trường hợp kể trên.
                            Mong các bạn có ý kiến!
                            Nếu tổ hợp như vậy thì tại một mặt cắt có 6 thành phần nội lực max và 6 thành phần nội lực min, nhưng lại có thể không đồng thời xảy ra như vậy. Ví dụ Mzmax ở tổ hợp 123 nhưng Nmax lại ở tổ hợp 124 chẳng hạn.
                            Nếu lấy tổ hợp này thiết kế thì "có thể" sẽ an toàn hơn nhưng lại không theo TCVN. Vì TCVN ứng với mỗi tổ hợp có 1 thành phần Max hoặc Min và các thành phần tương ứng đi kèm.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Mong các bác giải đáp giúp các khúc mắc

                              Nguyên văn bởi hien nghiem
                              Nếu tổ hợp như vậy thì tại một mặt cắt có 6 thành phần nội lực max và 6 thành phần nội lực min, nhưng lại có thể không đồng thời xảy ra như vậy. Ví dụ Mzmax ở tổ hợp 123 nhưng Nmax lại ở tổ hợp 124 chẳng hạn.
                              Nếu lấy tổ hợp này thiết kế thì "có thể" sẽ an toàn hơn nhưng lại không theo TCVN. Vì TCVN ứng với mỗi tổ hợp có 1 thành phần Max hoặc Min và các thành phần tương ứng đi kèm.
                              Theo toi y Ban Hien Nghiem noi dung, toi cung thac mac o van de nay
                              Ban co the cho biet cach giai quyet cua ban kg? Cam on

                              Ghi chú

                              Working...
                              X