Chào quí vị, hiện nay vấn đề xây dựng các công trình cầu có khẩu độ lớn càng ngày càng phổ biến. Một vấn đề đặt ra ở đây là những dao động quá mức thậm chí đến phá hủy kết cấu hoặc ít cũng làm giảm tuổi thọ công trình và tốn kém khoản bảo dưỡng. Nguyên nhân đến từ nhiều phía mà một trong chúng là kích động gió, mưa. Cầu dây văng là một loại kết cấu rất nhạy cảm với vấn đề dao động này. Nhưng tính toán chúng cũng như thí nghiệm hầm gió để kiểm toán không hề đơn giản và tốn kém nhiều. Tôi muốn lập đề tài này để có chỗ anh em cùng tham khảo giúp đỡ nhau, mong quí vị hưởng ứng. Hiện quí vị nào cần tài liệu thì hô lên một tiếng nhé.
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Khí Động cầu dây văng
Collapse
X
-
Ðề: Khí Động cầu dây văng
Theo quan điểm của tôi thì có thể nghiên cứu dao động của các bộ phận riêng của kết cấu cầu dây văng và tìm cách giảm thiểu chúng. Khi từng phần giảm đi thì dao động tổng thể cũng sẽ có xu hướng giảm đi. Đầu tiên tôi muốn nói đến giảm dao động cho cáp văng, kế đến giảm dao động cho tháp cầu và cuối cùng là hệ dầm. Về dao động của dây cáp văng thì hiện trên thế giới có dùng các thiết bị giảm chấn dạng nhớt (viscous) hay giảm bằng ma sát, thậm chí có thể bố trí thêm các giây cáp xiên.
Về tháp và hệ dầm thì họ dùng các thiết bị TMD và tất nhiên phải dùng các dạng ổn đinh về khí động như tháp chữ A và hệ dầm có bộ phận dẫn thoát khí....
Trên đây là vài ý kiến khờ dại của tôi, mong quí vị bổ sung chỉ bảo, xin chân thành cảm ơn!!!
-
Ðề: Khí Động cầu dây văng
Xin lỗi vì không gửi được nhiều, bác cứ xem qua cái này chút đã, còn vào google mà search thì đầy. Nếu cần thì tôi có thể cung cấp thêm, xin liên hệ 0908207151. Thanks vì đã quan tâm, hi vọng bác thích thú vấn đề này.Attached Files
Ghi chú
-
Ðề: Khí Động cầu dây văng
Anh Ngay Xuan va anh LINH thân mến.
Lẽ ra đề mục này nên xếp vào mục Thiết kế càu thì se có nhiều nguòi đọc hơn. Không biết các anh có nhất trí nhu thế không va Ban QT mạng có cách nào chuyển vị trí chủ đề này không.
Tôi dược giao nhiệm vụ biên soạn Tài liệu về Huóng dẫn thiết kế chống gió cho cầu dây.
Dang cần có cộng tác viên quá, Muốn mời 2 anh cùng tham gia.Nếu được thì quý hoá lắõiin mời tất cả bà con trên mạng này , anh nào có thời gian và quan tâm, muốn cùng hợp tác thì xin gọi tôi 0913 555 194. Rất mong trả lòi.
Thân ái
NVTGS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
ĐT: 0913 555 194
Ghi chú
-
Ðề: Khí Động cầu dây văng
Kính chào thày Trung, chính em là người hôm trước tết đến tìm thầy trên bộ môn và được thày cho ngồi đọc tài liệu. Đúng ra em phải đến nhờ thầy nhiều hơn nhưng trong thời gian vừa rồi em phải chọn lại đồ án tốt nghiệp, chắc em không làm chuyên về vấn đề này nữa mà chỉ là một chuyên đề. Tuy nhiên, đây là vấn đề em rất quan tâm và mong được nghiên cứu về nó, em rất biết ơn về mọi sự giúp đỡ của thầy. Nếu thầy cho phép em sẽ tiếp tục liên lạc với thầy.
Ghi chú
-
Ðề: Khí Động cầu dây văng
Bài này giới thiệu khá khái quát về vấn đề giảm chấn cầu dây văng thông qua ví dụ về cầu Huston ở Mỹ. Sau này mình sẽ upload lên các kết quả thí nghiệm ở cầu này cũng như phân tích về khả năng của loại thiết bị giảm chấn viscous đã dùng để giảm dao động dây cáp cho cầu.
Ghi chú
-
Ðề: Khí Động cầu dây văng
Xin chào cả nhà!
Em đang làm đề tài về: "Phân tích động đường dây tải điện". Trong đấy có mảng gió động (tubulent), phân tích phi tuyến (non-linéair) hệ cable. Tần số DD riêng của hệ cable, cable-pylone có thể dùng ADINA tính chính xác so với công thức trong cuốn "Cable Structure" của Max Irvine. Như vậy về mảng dao động riêng của hệ là có thể yên tâm. Em đang mắc ở phần phân tích phổ của gió động. Forum có ý kiến gì chỉ giáo không ạ?
Có bài này về cable, mọi người cùng tham khảo !
(Em cũng thấy nên để mục này vào phần Thiết kế cầu có lẽ hợp lý hơn, không biết mấy bác nghĩ sao?)Attached FilesLast edited by UdeS; 22-03-2005, 08:24 AM.Không nên mơ ước thành cây đứng chồn chân mỏi gối mơ đầy cánh hoa
Ghi chú
-
Ðề: Khí Động cầu dây văng
Xin forum chỉ giáo cho em biết cách thức giảm chấn cho hệ cable ở cầu. Theo em được biết thì quan điểm tách từng bộ phận của kết cấu để thiết kế giảm dao động, nhằm giảm dao động của cả hệ là đúng, nhưng thực tế khi mô hình hoá từng bộ phận để chạy bài riêng lẻ thì điều kiện biên hơi khó xác định chính xác. Các anh có cao kiến gì không ạ?!Không nên mơ ước thành cây đứng chồn chân mỏi gối mơ đầy cánh hoa
Ghi chú
-
Ðề: Khí Động cầu dây văng
Vấn đề này tôi cũng rất quan tâm, tôi đã tham khảo phần ổn định khí động trong sách của GS. Lê Đình Tâm. Sách chỉ nói một cách tổng quát ma chưa đưa ra cách giải quyết một cách cụ thể. Anh em nào có tài liệu hay hay xin cho thỉnh giao.Hãy quý những gì mình đang có!
Ghi chú
-
Ðề: Khí Động cầu dây văng
Về tài liệu, anh em cứ search bằng google, nếu không down được thì xin cứ cho cái link, nếu giúp được thì forum sẽ giúp. Bên trường mình có thuê bao một số báo điện tử, các bác có thể tham khảo ở đây: http://www.usherbrooke.ca/biblio/periodiques/Không nên mơ ước thành cây đứng chồn chân mỏi gối mơ đầy cánh hoa
Ghi chú
-
Ðề: Khí Động cầu dây văng
Xin chào đồng chí Udes, gọi là đồng chí vì bạn có cùng hướng nghiên cứu như mình. Chuyện phân tích tần số riêng, ok. Chuyện phân tích phổ gió động thực sự cũng làm mình đau đầu. Mình chỉ mới biết là các phổ này được xây dựng dựa trên các thí nghiệm đo gió ở nước ngoài và theo các công thức tính của họ. Có rất nhiều cách tính và vì vậy có nhiều dạng phổ gió khác nhau. Có thể dùng Sap 9, trong đó cũng có hướng dẫn dùng phổ gió khi khai báo tải trọng. Ngoài ra, mình không có tài liệu "Cable Structure", không biết bạn có thể cho mượn được không. Số điện của mình là 0989207151, xin hãy gọi điện hoặc nhắn tin, nếu là file thì mình xin copy, là sách thì foto nhé. Thanks nhiều.
Ghi chú
-
Ðề: Khí Động cầu dây văng
Gửi anh Udes, tôi vào http://www.usherbrooke.ca/biblio/periodiques/
nhưng không lấy được tài liệu vì hình như không phải sinh viên bên pháp, o ở trường đấy nên o lấy được, xin anh chỉ dẫn cho. Nếu anh đang ở Pháp thì xin anh gửi cho một ít tài liệu vì bên này rất khó kiếm. Về phần anh nói chuyện tách các phần ra rất đúng, trong thực tế chúng làm việc đồng thời nên các điều kiện biên rất khó xác định. Quan điểm của tôi là đơn giản hóa bài toán đã, sau đó ta bổ sung các điều kiện biên cho chúng, cụ thể ở đây tôi đã nghiên cứu dây một mình, dây với thiết bị cản nhớt, tiến tới là dây có một đầu dao động do tháp hay dầm dao động. Thanks!!!!
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú