QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khí Động cầu dây văng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Khí Động cầu dây văng

    chào quí vị, ai ủng hộ thì hô lên một tiếng chứ!!!

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Khí Động cầu dây văng

      Xin chào các đồng đội!
      Tôi cũng rất quan tâm tới vấn đề này nhưng chưa có tài liệu về nó, nếu bạn nào có share cho tôi với!
      Thầy Trung ơi, hôm trước em phone cho thầy hỏi về vấn đề nghiên cứu này nhưng không thấy thầy trả lời vậy hôm nay thầy trả lời cho em nhé.
      Đ/c: linhtruonghong@yahoo.com

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Khí Động cầu dây văng

        Chào forum,
        Mình rất mừng là có nhiều người thích thú với công việc nghiên cứu này. Phải nói rằng ở VN mình chưa coi trọng việc nghiên cứu nhiều, như thế chỉ giải quyết các bài toắn thiết kế đơn giản thì được, khi đặt vấn đề các công trình lớn có tầm QT thì hơi khó khăn. Mình sẽ cố gắng hết sức để cung cấp tài liệu cho các bạn. Đúng là chỉ có SV của trường mình mới vào được trang Web http://www.usherbrooke.ca/biblio/periodiques/
        Các bạn cứ đọc qua các tiêu đề rồi gửi link lên forum. Còn trong trường hợp không được nữa thì xin cho keywords (Tên tác giả, chuyên ngành...).
        Xin trỏ lại vấn đề Cable:
        1. Mình đã làm thử bài toắn tính DĐ riêng 1 đoạn cable nhịp 366m, hai đầu gối cố định, làm việc không gian, đường kính 35,6mm, lực căng ban đầu của cable là 25%Tgh=45000N tương ứng độ võng ở giữa nhịp là 8.46m. Kết quả TSDĐ riêng f1=0,1884Hz, đối xứng ngoằi mặt phẳng ; f2=0,3769Hz phản xứng trong mặt phẳng....Kết quả này phù hợp với công thức giải tích của Irvine: Ok
        2. Về vấn đề gió động, cứ giả sử mình có kq đo vận tốc gió tại một số điểm trên kết cấu. Như vậy là đã thiết lập được theo thời gian áp lực gió lên công trình trong 1 khoảng thời gian T đủ lớn. Các bạn cùng đọc file attach "Non-lineair...", thi sẽ thấy Davenport dùng luôn kq đó để mô phỏng gió lên cable(tâm điểm của bài báo là mảng non-lineair của cable). (Cách này mình cũng sẽ thử vào mùa hè này). Vấn đề mình quan tâm bây giờ là mảng phổ của gió động, nghia là biểu diễn tác động động của gió theo hàm tần số tác động w. Anh em thử xem có gì góp ý được cho furum nhé!
        Có bài này về tháp dây neo, các bạn xem thử.


        Mới sửa lại ở phần w1->f1; w2->f2=0,3769Hz. Sorry!
        Attached Files
        Last edited by UdeS; 27-03-2005, 08:07 AM.
        Không nên mơ ước thành cây đứng chồn chân mỏi gối mơ đầy cánh hoa

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Khí Động cầu dây văng

          Không biết bạn UdeS băn khoăn về phổ (đầu vào ??) của gió là như thế nào thế ? Vì như tôi hiểu thì vấn đề khó khăn là cái interaction giữa cable và gió chứ nhỉ ?

          Thêm nữa, không biết vơi một cái cable có đường kính bé khoảng 3cm và tần số dao động riêng thấp như trường hợp của bạn (cái giá gị của tần số dao động riêng thứ hai chắc bạn gõ nhầm ?) thì ảnh hưởng của turbulent liệu có quan trọng không nhỉ ?
          Does engineering need science?

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Khí Động cầu dây văng

            Cam on nhe, minh dang tim tai lieu ve cac vấn đề phổ của gió, wind spectrum và một số tiêu chuẩn code có dùng chúng để tính toán nhưng cũng toàn thứ quí hiếm cả. Mình rất cảm ơn nếu bạn nào có tài liệu đấy thì cho anh em dùng với, xin hậu tạ. O có tài liệu về vấn đề này thì nói chuyện tính toán chỉ là suông mà thôi.!!!! Hoặc cũng phải có cách mô phỏng tác động gió đối với dây, toàn là tác dụng ngẫu nhiên nên o biết phải tính thế nào, mong huynh chỉ giáo!!

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Khí Động cầu dây văng

              Chào các anh,
              Anh Phu_ho đặt câu hỏi rất đúng!. Có đến ~50% số đề tài nghiên cứu Thạc Sĩ, Tiến Sĩ trong nước không trả lời được câu hỏi "nghiên cứu để làm gì?". Không có dự án cụ thể thì mọi nghiên cứu đều trên mây trên gió hết, như thế hết sức lãng phí.
              Trở lại vấn đề bài toắn cable. Lâu nay dân thiết kế cột điện vẫn thường kể đến thành phần gió động tác dụng lên tháp (thông qua hệ số động trong khi tính gió tĩnh hoặc phân ra hẳn trường hợp gió động riêng) và tác dụng lên dây (chỉ thông qua hệ số khí động) rồi chuyền vào tháp để tính tháp. Trên thế giới cũng vậy. Họ đặt vấn đề là tại sao cột điện vẫn đổ?!. Trước đây máy tính chưa phát triển nên việc tính toắn được đơn giản hóa như ở trên đã nêu. Do đó đã không tính hết đến hoạt tải do dao động lớn bất đối xứng của dây cable tác động lên tháp. Khi đó vấn đề không còn là diện tích đón gió nhiều hay ít mà là độ nhạy của kết cấu đối với gió động. Vậy nhé!
              Có bài này nói về phân tích phi tuyến hình học "Geometrically Nonlinear Buffeting Response of a Cable-Stayed Bridge", forum đọc tham khảo rồi cùng bàn luận!
              Attached Files
              Không nên mơ ước thành cây đứng chồn chân mỏi gối mơ đầy cánh hoa

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Khí Động cầu dây văng

                Nguyên văn bởi UdeS
                ...
                Khi đó vấn đề không còn là diện tích đón gió nhiều hay ít mà là độ nhạy của kết cấu đối với gió động. Vậy nhé!
                ...
                yes, nhưng mình "tưởng tượng" là với cái dây nhỏ như của bạn thì bước sóng của các turbulent sẽ rất nhỏ (???) nên muốn hỏi là cái global response (để làm đổ cột điện) của cái dây cable có tần số dao động riêng rất thấp như của bạn liệu có nhạy với turbulent effect không thôi ? Còn nhạy vói gió động thì tất nhiên rồi

                Xưa xửa xừa xưa tôi cũng có một hồi lọ mọ chiến đấu với mấy cái thứ dài loằng loằng này đấy. Có cái hồi đấy tôi lặn dưới biển nên cái thứ tôi làm nó vừa to vừa dài hơn cái của bạn nhiều, lúc đầu thì là mấy cái đây bằng bắp chân, sau thì đến mấy cái ống thép to bắng cái cột nhà (nhưng dài khoảng 1500m nên cũng chẳng khác cái dây là mấy). Nhưng tôi nhớ thì khi đó bài toán turbulent họ chỉ dùng để xét dến vortex shedding effect cho bài toán mỏi thôi.
                Does engineering need science?

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Khí Động cầu dây văng

                  Kính chào cac thầy !
                  Em Là sinh viên năm 4 trường Đại học Bách Khoa Đà Nằng
                  sau khi ghé thăm và doc các bài viết của mấy thầy về khí động trong cầu dây văng em thích thú lắm
                  Em đang chuẩn bị đề tài tốt nghiệp là " thiết kế cầu dây văng " nên cần học hỏi nhiều ở các thẩy
                  Em xin thành thật biết ơn

                  Ghi chú

                  Working...
                  X