QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

    Xin các cao thủ trong diễn đàn tư vấn giúp !
    Tôi đã xem TCVN 2737-1995 (Tải trọng và tác động); TCXDVN 375-2006 về thiết kế công trình chống động đất không thấy nói đến vấn đề nhà cao bao nhiêu tầng (Hoặc cao bao nhiêu m) thì bắt buộc phải tính gió động và động đất (Có thể do sơ xuất không đọc kỹ)
    Bạn nào biết xin mách giùm (Tôi đang rất cần)
    Hiện tôi đang thẩm tra một công trình 9 tầng (cao 45m tại Hà nội) trong hồ sơ TVKT không đả động gì đến tải trọng động đất.
    Mong giúp đỡ nhiệt tình của các bạn. Xin cám ơn

  • #2
    Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

    Nguyên văn bởi tvd View Post
    Xin các cao thủ trong diễn đàn tư vấn giúp !
    Tôi đã xem TCVN 2737-1995 (Tải trọng và tác động); TCXDVN 375-2006 về thiết kế công trình chống động đất không thấy nói đến vấn đề nhà cao bao nhiêu tầng (Hoặc cao bao nhiêu m) thì bắt buộc phải tính gió động và động đất (Có thể do sơ xuất không đọc kỹ)
    Bạn nào biết xin mách giùm (Tôi đang rất cần)
    Hiện tôi đang thẩm tra một công trình 9 tầng (cao 45m tại Hà nội) trong hồ sơ TVKT không đả động gì đến tải trọng động đất.
    Mong giúp đỡ nhiệt tình của các bạn. Xin cám ơn
    hiii! 9 tầng mà cao 45m? mỗi tầng của nhà này 5m, cao nhỉ?
    Tính gió động thì với những công trình nhà cao tầng >40m thì phải tính rồi.
    Còn với Động Đất theo e còn tùy vào, Quy mô, tầm quan trọng của Công trình, yêu cầu của chủ đầu tư, vị trí địa lý...... nên ng ta không ấn định dõ dàng với chiều cao nào thì phải tính Động Đất, tuy nhiên hiện nay do yêu cầu sự bền vững của công trình thì 9 tầng cũng cần tính Động Đất rồi, e được biết gia tốc nền ở Hà Nội nhìn chung lớn hơn gia tốc nền ở Hải Phòng, nhưng mà trường e có cái nhà 9 tầng cao 38,5m cũng tính Động Đất rồi đó bác ah.
    hiii! bác y/c TVTK làm lại đi cho an toàn.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

      Đây là bệnh viện ngành (02 tầng hầm + 9 tầng + 1 tầng mái) chiều cao (tầng 1 : 4,5m, tầng giữa :3.6m, tầng 10: 4,5m, tầng mái : 3,3 m) tầng 1 cao hơn cốt san nền 1,5m
      Toàn bộ chiều cao : 42,75m + 1,5m = 44, 25m

      Trích :
      PV Lao Động đã phỏng vấn PGS-TS Trần Chủng - Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng). Ông Chủng cho biết:

      - Đối với những công trình nhà cao tầng (theo quy định từ 9 tầng trở lên), trong thiết kế xây dựng nhà thầu ngoài việc tính toán tải trọng của bản thân công trình (tải trọng đứng), còn phải tính toán 2 loại tải trọng nữa vô cùng quan trọng là tải trọng của gió bão và tải trọng động đất (tải trọng ngang).
      - Bên cạnh nhà cao tầng, các công trình công cộng, công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị như bệnh viện, trạm điện, đài truyền hình cũng được yêu cầu tính toán kháng chấn kỹ lưỡng để bảo đảm các chấn động chỉ ảnh hưởng ở mức tối thiểu đến sự vận hành của các công trình này.


      [IHiện đơn vị nào chịu trách nhiệm việc giám sát thực hiện đối với những công trình nhà cao tầng buộc phải có thiết kế về kháng chấn?

      - Trước hết, việc tính toán kháng chấn và chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế là nhà thầu thiết kế công trình. Tiêu chuẩn để chọn nhà thầu thiết kế của chủ đầu tư căn cứ vào các quy định của Bộ Xây dựng. Cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát là các sở xây dựng các địa phương.

      Sở xây dựng phải có trách nhiệm kiểm tra xem công trình xây dựng trên địa bàn đã thực hiện đúng các quy định hay chưa: Chủ đầu tư thuê tư vấn thì tư vấn có đủ năng lực không, nhà thầu thiết kế đã có tính toán kháng chấn chưa và nếu tính toán thì dựa theo tiêu chuẩn nào? Sau khi làm rõ các vấn đề nêu trên, nếu cơ quan quản lý hoặc kể cả chủ đầu tư vẫn cần xác định thêm có thể thuê đơn vị tư vấn độc lập để thẩm tra lại thiết kế này.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

        bệnh viện cao 45 m phải được yêu cầu tính toán kháng chấn kỹ lưỡng để bảo đảm các chấn động chỉ ảnh hưởng ở mức tối thiểu đến sự vận hành của các công trình này--> TC Trung Quốc ghi rỏ hơn của VN !

        http://www.codeofchina.com/plus/sear...e=titlekeyword

        Có thể tính theo tiêu chuẩn TCXDVN 375-2006, hoặc dùng EC08,
        ASCE07, FEMA tùy phần mềm sử dụng cũng có bảo đảm.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

          Nhà cao tầng trên 40m thì phải tính gió động rồi(TC 229)
          Còn việc có tính toán động đất hay không thì như anh Ninh nói đó. Còn tùy vào tính chất công trình. Nhưng rõ nhất vẫn là anh nên tham khảo TC375. Trong đó nói rõ khi nào thì tính tải trọng động đất. Khi nào thì chỉ cấu tạo kháng chấn
          Em nhớ chính xác thì nó dựa vào gia tốc nền khu vực đó
          <0,08g thì chỉ cấu tạo kháng chấn
          >0,8 thì tính toán tải trọng động đất rồi
          TIỀN KHÔNG QUAN TRỌNG, NHƯNG ĐÔI KHI TIỀN LÀ TẤT CẢ

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

            ý nhầm >0,08.hehe
            TIỀN KHÔNG QUAN TRỌNG, NHƯNG ĐÔI KHI TIỀN LÀ TẤT CẢ

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

              tiện đây các bác cho e hỏi vấn đề này một chút.
              khi tính động đất e thấy phần lớn chỉ xét đến phổ phản ứng đàn hồi theo phương nằm ngang, trong cuốn " hướng dẫn tính toán động đất theo TCVN375-2006" cũng chỉ tính cho phương nằm ngang. mà không thấy đả động gì đến phổ phản ứng đàn hồi theo phương thẳng đứng, thực chất trong nhiều trường hợp thành phần thẳng đứng sẽ gây nguy hiểm không kém gì thành phần ngang kia.....
              giả sử có tính thành phần thẳng đứng thì khi nhập vào mô hình Etabs thì thành phần này sẽ nhập vào đâu? vì trong hộp thoại khai báo giá trị tải trọng chỉ có các thành phần tải trọng ( Fx, Fy, Mz) liệu Mz có phải là Fz không nhỉ?hiiiii....
              mong các bác chỉ giáo..! thanhks các bác nhá

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

                Nguyên văn bởi trandinhninh View Post
                tiện đây các bác cho e hỏi vấn đề này một chút.
                khi tính động đất e thấy phần lớn chỉ xét đến phổ phản ứng đàn hồi theo phương nằm ngang, trong cuốn " hướng dẫn tính toán động đất theo TCVN375-2006" cũng chỉ tính cho phương nằm ngang. mà không thấy đả động gì đến phổ phản ứng đàn hồi theo phương thẳng đứng, thực chất trong nhiều trường hợp thành phần thẳng đứng sẽ gây nguy hiểm không kém gì thành phần ngang kia.....
                Có tính phổ phản ứng đàn hồi theo phương thẳng đứng chớ sao không ! Bạn xem kỷ trong TC375 có quy định rõ ràng khi nào cần phải tính đấy .
                Nguyên văn bởi trandinhninh View Post
                giả sử có tính thành phần thẳng đứng thì khi nhập vào mô hình Etabs thì thành phần này sẽ nhập vào đâu? vì trong hộp thoại khai báo giá trị tải trọng chỉ có các thành phần tải trọng ( Fx, Fy, Mz) liệu Mz có phải là Fz không nhỉ?hiiiii....
                mong các bác chỉ giáo..! thanhks các bác nhá
                Dĩ nhiên bác nhập ở đó là ko được rồi và cái Mz ko phải là Fz đâu Sở dĩ không có cái Fz vì Etabs cho khai báo ở đây là dạng tải tĩnh , nhập động đất theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương .

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

                  Có tính phổ phản ứng đàn hồi theo phương thẳng đứng chớ sao không ! Bạn xem kỷ trong TC375 có quy định rõ ràng khi nào cần phải tính đấy .
                  tất nhiên là trong TC375 thì có đề cập đến rồi.
                  ở đây e muốn đề cập đến phương pháp "phân tích phổ phản ứng dạng dao động" khi mà phương pháp "phân tích tĩnh lực ngang tương đương" không áp dụng được, bởi vì ngoài các dạng dao động chính ra thì các dạng dao động khác cũng có ảnh hưởng khá lớn đến công trình..........
                  thắc mắc của e là tại sao trong cuốn " hướng dẫn thiết kế kết cấu nhà cao tầng btct chịu động đất theo TC375" trong ví dụ tính theo phương pháp "phổ phản ứng dạng dao động" tác giả ko đề cập đến phổ phản ứng đàn hồi theo phương thẳng đứng? đây là file ví dụ trích ra từ cuốn sách đó.
                  vidu2-Prof. Daiminh.pdf
                  nếu tính theo "phổ phản ứng dạng dao động" ta bỏ qua phổ phản ứng đàn hồi theo phương thẳng đứng, chỉ xét đến phổ theo phương ngang thì liệu có được ko nhỉ?
                  Dĩ nhiên bác nhập ở đó là ko được rồi và cái Mz ko phải là Fz đâu Sở dĩ không có cái Fz vì Etabs cho khai báo ở đây là dạng tải tĩnh , nhập động đất theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương .
                  như vậy có nghĩa là nhập tải trọng động đất vào mục: Define static load case Names, Auto lateral load "user loads" ......chỉ dùng cho phương pháp " tĩnh lực ngang tương đương"....phải vậy ko ???

                  vậy thì nhập tải trọng tính theo phương pháp "phổ phản ứng đàn hồi dạng dao động" thì nhập như thế nào?
                  có phải là nhập theo hàm không? sau khi tính toán được các phổ thiết kế theo các phương. ta vào: Define --> Response Spectrum Functon… Add User Spectrum. nhập các phổ đã tính toán...
                  sau đó vào: Define -->Response Spectrum Cases…Add New Spectrum… tổ hợp động đất theo các phương x, y, z..?

                  mong các bác chỉ giáo!

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

                    Nguyên văn bởi trandinhninh View Post
                    tất nhiên là trong TC375 thì có đề cập đến rồi.
                    ở đây e muốn đề cập đến phương pháp "phân tích phổ phản ứng dạng dao động" khi mà phương pháp "phân tích tĩnh lực ngang tương đương" không áp dụng được, bởi vì ngoài các dạng dao động chính ra thì các dạng dao động khác cũng có ảnh hưởng khá lớn đến công trình..........
                    thắc mắc của e là tại sao trong cuốn " hướng dẫn thiết kế kết cấu nhà cao tầng btct chịu động đất theo TC375" trong ví dụ tính theo phương pháp "phổ phản ứng dạng dao động" tác giả ko đề cập đến phổ phản ứng đàn hồi theo phương thẳng đứng? đây là file ví dụ trích ra từ cuốn sách đó.
                    [ATTACH]9963[/ATTACH]
                    nếu tính theo "phổ phản ứng dạng dao động" ta bỏ qua phổ phản ứng đàn hồi theo phương thẳng đứng, chỉ xét đến phổ theo phương ngang thì liệu có được ko nhỉ?


                    như vậy có nghĩa là nhập tải trọng động đất vào mục: Define static load case Names, Auto lateral load "user loads" ......chỉ dùng cho phương pháp " tĩnh lực ngang tương đương"....phải vậy ko ???

                    vậy thì nhập tải trọng tính theo phương pháp "phổ phản ứng đàn hồi dạng dao động" thì nhập như thế nào?
                    có phải là nhập theo hàm không? sau khi tính toán được các phổ thiết kế theo các phương. ta vào: Define --> Response Spectrum Functon… Add User Spectrum. nhập các phổ đã tính toán...
                    sau đó vào: Define -->Response Spectrum Cases…Add New Spectrum… tổ hợp động đất theo các phương x, y, z..?

                    mong các bác chỉ giáo!
                    Theo tôi thì như thế này nhé :
                    Theo tiêu chuẩn thì tùy vào công trình (cụ thể là độ cứng) mà ta có thể tính tải trọng động đất theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương hoặc phương pháp phổ phản ứng ( cái Time history functions thì ko bàn đến nhé ^^ ) . Khi bác sử dụng các công thức này để tính ra các thành phần tải trọng dưới dạng LỰC (dù bất kỳ theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương hoặc phương pháp phổ phản ứng) và nhập vào phần mềm Etabs theo Define static load case Names tức là đã chuyển tải ĐỘNG thành tải TĨNH . Vì vậy , người ta xây dựng 1 hàm phổ phản ứng - respone spectrum functions (đúng với bản chất tên gọi của nó) để nhập vào Etabs theo Define -->Response Spectrum Cases…Add New Spectrum…

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

                      Nguyên văn bởi trandinhninh View Post
                      tất nhiên là trong TC375 thì có đề cập đến rồi.
                      ở đây e muốn đề cập đến phương pháp "phân tích phổ phản ứng dạng dao động" khi mà phương pháp "phân tích tĩnh lực ngang tương đương" không áp dụng được, bởi vì ngoài các dạng dao động chính ra thì các dạng dao động khác cũng có ảnh hưởng khá lớn đến công trình..........
                      thắc mắc của e là tại sao trong cuốn " hướng dẫn thiết kế kết cấu nhà cao tầng btct chịu động đất theo TC375" trong ví dụ tính theo phương pháp "phổ phản ứng dạng dao động" tác giả ko đề cập đến phổ phản ứng đàn hồi theo phương thẳng đứng? đây là file ví dụ trích ra từ cuốn sách đó.
                      [ATTACH]9963[/ATTACH]
                      nếu tính theo "phổ phản ứng dạng dao động" ta bỏ qua phổ phản ứng đàn hồi theo phương thẳng đứng, chỉ xét đến phổ theo phương ngang thì liệu có được ko nhỉ?


                      như vậy có nghĩa là nhập tải trọng động đất vào mục: Define static load case Names, Auto lateral load "user loads" ......chỉ dùng cho phương pháp " tĩnh lực ngang tương đương"....phải vậy ko ???

                      vậy thì nhập tải trọng tính theo phương pháp "phổ phản ứng đàn hồi dạng dao động" thì nhập như thế nào?
                      có phải là nhập theo hàm không? sau khi tính toán được các phổ thiết kế theo các phương. ta vào: Define --> Response Spectrum Functon… Add User Spectrum. nhập các phổ đã tính toán...
                      sau đó vào: Define -->Response Spectrum Cases…Add New Spectrum… tổ hợp động đất theo các phương x, y, z..?

                      mong các bác chỉ giáo!
                      Bác Ninh cho em xin bộ tài liệu ví dụ đính kèm ở trên luôn nha .cám ơn bác nhiều.
                      mail của em : ksnguyenbachkhoa@gmail.com
                      "Tôi không hoàn hảo, nhưng tôi là duy nhất"
                      sigpic

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

                        Nguyên văn bởi ksnbk View Post
                        Bác Ninh cho em xin bộ tài liệu ví dụ đính kèm ở trên luôn nha .cám ơn bác nhiều.
                        mail của em : ksnguyenbachkhoa@gmail.com
                        hiện giờ mình không có file cuốn sách đó, bạn có thể ra các hiệu sách ở cổng trường ĐH XD ở đó có bán đó. tên sách là: " hướng dẫn thiết kế kết cấu nhà cao tầng btct chịu động đất theo TC375"

                        chúc thành công!

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

                          Nguyên văn bởi trandinhninh View Post
                          hiện giờ mình không có file cuốn sách đó, bạn có thể ra các hiệu sách ở cổng trường ĐH XD ở đó có bán đó. tên sách là: " hướng dẫn thiết kế kết cấu nhà cao tầng btct chịu động đất theo TC375"

                          chúc thành công!
                          Vâng, tôi sẽ tìm cuốn sách đó . Cảm ơn bác
                          Chúc thành công !
                          "Tôi không hoàn hảo, nhưng tôi là duy nhất"
                          sigpic

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

                            Nhờ các bác chỉ giúp e cách nhập tải trọng động đất vào etabs! Thank các bạn nhiều!

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Nhà bao nhiêu tầng thì bắt buộc phải tính toán gió động và động đất

                              mình có tải file của bạn Ninh gửi về nc rồi. nhưng còn một số vấn đề chưa hiểu xin các bác chỉ giáo. trong tài liệu có tính tải động đất theo 2 phương pháp: PHƯƠNG PHÁP LỰC TĨNH TƯƠNG ĐƯƠNG và PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHỔ PHẢN ỨNG. vậy khi nhập tải trọng động đất vào etabs mình nhập theo phương nào. xin chỉ giáo cho mình cách nhập tải động đất vào etabs nữa nhá! xin các bác giúp tận tình. luôn luôn lắng nghe và học hỏi. cảm ơn các bác.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X