QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cứu em với các bác nhé

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cứu em với các bác nhé

    Em là sinh viên mới ra trường, các bác giúp em chuyện này với... Em đang thiết kế tường kè chắn đất cho khu vực chợ làng chống sạt lỡ của sông, đất nền rất yếu (khoảng 37 m) nên phải xử lý bằng cọc đóng, các bác cho em hỏi:mình quan niệm nó như móng cọc chịu tải trọng ngang lớn để tính toán có được không? và trường hợp đất nền yếu không thể tìm được hệ số nền K thì chúng ta phải xử lý như thế nào?
    Các bác nào có bài thuyết minh tính toán kè post lên cho em với (các bước tính toán như thế nào..), do em là dân xây dựng nên vấn đề kè này quả thật đau đầu.. .. Các bác cứu em với thành thật cảm ơn cả nhà...

  • #2
    Ðề: Cứu em với các bác nhé

    Thực ra tường kè chắn đất như bạn miêu tả đã được giải quyết khá nhiều (trên đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6 ....). Bạn có thể dựa trên quyển sách Tường chắn đất (tên sách có thể mình nhớ không chính xác lắm ?!) của tác giả Nguyễn Trường Phiệt. Bạn cũng có thể quan niệm móng tường như móng cọc bình thường để tính toán. Trong trường hợp đất yếu không thể tìm được hệ số K thì có thể dựa vào các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất dưới bệ cọc để giải .... Chúc bạn thành công !!!!!!!!!!!!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cứu em với các bác nhé

      Nguyên văn bởi CLuan
      Em là sinh viên mới ra trường, các bác giúp em chuyện này với... Em đang thiết kế tường kè chắn đất cho khu vực chợ làng chống sạt lỡ của sông, đất nền rất yếu (khoảng 37 m) nên phải xử lý bằng cọc đóng, các bác cho em hỏi:mình quan niệm nó như móng cọc chịu tải trọng ngang lớn để tính toán có được không? và trường hợp đất nền yếu không thể tìm được hệ số nền K thì chúng ta phải xử lý như thế nào?
      Các bác nào có bài thuyết minh tính toán kè post lên cho em với (các bước tính toán như thế nào..), do em là dân xây dựng nên vấn đề kè này quả thật đau đầu.. .. Các bác cứu em với thành thật cảm ơn cả nhà...
      Bạn có thể tính toán tường kè chắn đất này theo dạng tường cừ, hiện nay tại VN đã có công nghệ chế tạo và thi công tường cừ bằng BTCT. Tính toán loại kết cấu này tương tự như tính toán tường cừ larsen (có thể download thêm tài liệu về tường cừ mà tôi đã post lên ở http://www.ketcau.com/showthread.php?t=672).
      Nếu bạn quan tâm thêm về tường cừ BTCT thì có thể liên hệ với tôi bằng email.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cứu em với các bác nhé

        Nguyên văn bởi CLuan
        Em là sinh viên mới ra trường, các bác giúp em chuyện này với... Em đang thiết kế tường kè chắn đất cho khu vực chợ làng chống sạt lỡ của sông, đất nền rất yếu (khoảng 37 m) nên phải xử lý bằng cọc đóng, các bác cho em hỏi:mình quan niệm nó như móng cọc chịu tải trọng ngang lớn để tính toán có được không? và trường hợp đất nền yếu không thể tìm được hệ số nền K thì chúng ta phải xử lý như thế nào?
        Bài toán có thể giải với 2 loại chính :
        1) Tường thấp (dưới 5m) : bạn đóng cọc là OK. Ðất nền yếu thì phải xem lại đóng tới độ sâu bao nhiêu. Tính theo tường chắn đất (hình chứ L) là xong.
        Nếu như tải trọng ngang quá lớn, mà phép tính trượt không an toàn, bạn có thể đóng cọc nghiêng (thí dụ nghiêng 20° )
        2) Tường quá cao (5-10m) : bạn phải xài đến cọc barette, và neo vào trong đất.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cứu em với các bác nhé

          Nguyên văn bởi CLuan
          Em là sinh viên mới ra trường, các bác giúp em chuyện này với... Em đang thiết kế tường kè chắn đất cho khu vực chợ làng chống sạt lỡ của sông, đất nền rất yếu (khoảng 37 m) nên phải xử lý bằng cọc đóng, các bác cho em hỏi:mình quan niệm nó như móng cọc chịu tải trọng ngang lớn để tính toán có được không? và trường hợp đất nền yếu không thể tìm được hệ số nền K thì chúng ta phải xử lý như thế nào? ..
          Vấn đề là bạn đóng cọc trên mái sông? Nếu như vậy thì đk thi công rất khó khăn, có thể ảnh hưởng đến sự ổn định mái do máy đóng gây ra, tuy rằng về lý thuyết thì cái gì cũng có thể làm được. Trước đây tôi cũng tham gia một dự án đại loại thế này nhưng phía chủ đầu tư chỉ thích lát mái (tất nhiên là cầm chắc lưỡi hái của mấy bác xóm liều trên đê). Vấn đề của bạn chỉ cần đóng cọc là OK. Phía trên có thể kết hợp vải địa kỹ thuật tăng cường ổn định tường sườn BTCT nếu cao quá. Về hệ số k, cứ lấy giá trị bé nhất (hoặc bằng 0) nếu cọc chưa xuống đến chân đê hoặc quá gần mép sông (thiên an tòan). Tất nhiên bạn cũng phải chuẩn bị mấy câu hỏi của các cụ thẩm đinh, đại khái "cung trượt cắt qua cọc thì tính sao?". Lúc này thì cứ Slope/w lẫn Plaxis phang các bác tá lả. Thích thì chiều thêm 1 ít sap2000 cho nó đậm đà bản sắc quê ta. Chúc vui.

          Có 1 bác gì khác dẫn sai tên ông "Nguyễn T P". Ông này họ Phan.

          Ghi chú


          • #6
            Cảm ơn cả nhà

            Cảm ơn lời góp ý của các bác nhé. Rất buồn là em biết đến diễn đàn này trể quá... rất mong sự chỉ bảo thêm của cả nhà nhe'....

            Ghi chú

            Working...
            X