QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khi nào phải thiết kế các đoạn nối trong móng cọc với các kích thước khác nhau?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khi nào phải thiết kế các đoạn nối trong móng cọc với các kích thước khác nhau?

    Mình mới bảo vệ đồ án nền móng. Trong phần móng cọc mình dùng cọc dài 12m, gồm 2 đoạn nối 6m. GV hướng dẫn có hỏi 1 câu thế này: có khi nào trong thiết kế phải dùng 2 đoạn khác kích thước không? 5m & 7m chẳng hạn?

    - Em: Để thuận tiện cho chế tạo và thi công, người ta dùng các đoạn cọc bằng nhau. Không dùng khác kích thước!
    - Thầy: Không, tôi từng tính đấy. Và điều này là có thực đấy!
    - Em sau 5' suy nghĩ: Có trường hợp thế này: trong kho hay trên công trường có sẵn cọc 7m, bản thiết kế cọc 12m, ta chẳng dại gì đi chế tạo thêm cọc 6m. Làm cọc 5m để nối.
    - Thầy: Cười! hà.. hà hà.... hà..hà hà... Cậu thật có khiếu hài hước. Tôi hỏi chơi thôi, về suy nghĩ thêm nhá.

    Về nhà suy nghĩ, gửi mail cho thầy:
    - "Khi tại vị trí độ sâu h = 1/2 chiều dài cọc là vùng đất rất yếu (bùn), để tránh mối nối cọc rơi vào vùng đất yếu, ta dùng chiều dài cọc khác nhau".
    - Em có một vài thắc mắc chưa tìm được lời giải đáp, muốn hỏi thêm thầy
    1. Đóng đoạn cọc dài hay ngắn xuống trước?
    2. Trong trường hợp giả định đặc biệt, giả sử có 2 cọc, mỗi cọc gồm 2 đoạn cọc có chiều dài lần lượt là h1,h2 với h1 > h2. Chiều dài vùng đất yếu là h, ta thiết kế h1- h2 > h. Nghĩa là đoạn cọc nào đóng xuống trước thì mối nối cũng nằm ngoài vùng đất yếu. Vậy ta có nên thay đổi trình tự đóng các đoạn cọc hay không? (Lần 1 đóng cọc ngắn trước, lần 2 cọc dài trước - Với mục đích các hạn chế số lượng mối nối cùng nằm trên 1 mặt phẳng ngang)

    Đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm của thầy, gửi lên mong các bác góp ý.
    Thân!
    Vật liệu xây dựng Thanh Bình
    Biên Hòa Đồng Nai

  • #2
    Ðề: Khi nào phải thiết kế các đoạn nối trong móng cọc với các kích thước khác nhau?

    Mình nghĩ là lên đóng đoạn cọc có chiều dài h1 xuống trước thì mối nối sẽ tốt hơn. Do áp lực đất tác dụng lên thân cọc càng ở độ sâu lớn càng lớn, thêm vào đó, mối nối càng gần vị trí cốt nền càng dễ kiểm tra, thi công ...
    -->>Tiền chỉ quan trọng khi bạn không có tiền<<---

    (www.khoacongnghe.com - Đại Học Hải Phòng)

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Khi nào phải thiết kế các đoạn nối trong móng cọc với các kích thước khác nhau?

      Nguyên văn bởi SunRiver View Post
      - Em sau 5' suy nghĩ: Có trường hợp thế này: trong kho hay trên công trường có sẵn cọc 7m, bản thiết kế cọc 12m, ta chẳng dại gì đi chế tạo thêm cọc 6m. Làm cọc 5m để nối.
      - Thầy: Cười! hà.. hà hà.... hà..hà hà... Cậu thật có khiếu hài hước. Tôi hỏi chơi thôi, về suy nghĩ thêm nhá.
      Theo mình nghĩ thì phạm vi câu hỏi của thầy hoàn toàn thuộc về lĩnh vực thi công. Người thiết kế khi chọn chiều dài đoạn cọc ( ngoại trừ cọc ULT???), họ luôn lưu tâm đến chiều dài của cây thép là 11.7m. Ví dụ khi chiều dài cọc là 18m thì thường chọn 2 tổ hợp (6m+12m) chứ không ai chọn (8m+8m).

      Mình thấy bạn trả lời cũng khá chính xác ( có đi vào trọng tâm của câu hỏi), không hiểu sao thầy lại hà hà hà nữa. Nếu cọc tồn trong kho có đầy đủ lý lịch thì làm thêm một số công tác thí nghiệm để có thể vận động bên giám sát A đưa vào sử dụng.
      Thân!

      Ghi chú

      Working...
      X