QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Du học sang Nhật

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Du học sang Nhật

    Du học sang Nhật
    Công ty Hoàng Lê có dấu hiệu lừa đảo du học sinh

    Không thể lấy được visa cho các học sinh sang Nhật như đã hứa hẹn, Hoàng Lê liên tục thay đổi hợp đồng, dời ngày nhập học cũng như đổi trường đại học. Khi hợp đồng không được thực hiện, công ty cũng không chịu bồi hoàn chi phí cho các gia đình.

    Theo lời quảng cáo học tiếng Nhật với người Nhật Bản, học phí rẻ nhất với chất lượng cao nhất; học sinh có thể học tập bậc đại học, trên đại học hoặc học nghề tại hơn 600 trường ở Nhật Bản mà không phải thi, hàng chục gia đình đã đến đăng ký, nộp tiền học cho con tại Công ty Hoàng Lê, 156 Yên Phụ, Hà Nội.

    Trong số đó có gia đình bà Vân ở quận Đống Đa, Hà Nội. Với mong muốn con trai tên Hiếu vừa trượt đại học được sang Nhật học, bà Vân đã nộp cho Công ty Hoàng Lê số tiền ban đầu là hơn 36 triệu đồng (trong đó 28,3 triệu đồng là tiền tư vấn du học). Theo hợp đồng, đến tháng 1/2005, Hiếu sẽ lên đường sang Nhật nhập học.

    Để chuẩn bị cho chương trình du học này, Hiếu cùng các du học sinh tương lai phải tham gia một khoá học tiếng vào tháng 7/2004. Nhưng do công ty chưa bố trí được giáo viên từ Nhật sang, nên đến tháng 10 lớp học này mới khai giảng. Việc học tập kéo dài đến tháng 12/2004 thì có tin đồn gây hoang mang cho cả phụ huynh lẫn du học sinh tương lai: "Khoá học trước không có đứa nào bay được, khoá lần này cũng thế thôi". Nếu du học sinh đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc không tốt nghiệp chương trình học tiếng thì họ sẽ phải tự nguyện chịu các phí đã chi thực tế theo hợp đồng. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh đành cố gắng chờ đợi.

    Gần đến ngày sang Nhật, Hiếu được thông báo: “Trường phía Nhật tạm dừng nhận du học sinh ở tất cả các trung tâm của Việt Nam” và mọi hồ sơ do Công ty Hoàng Lê đứng ra xin thủ tục visa sẽ không được đại sứ quán Nhật Bản đồng ý. Điều đó có nghĩa không có học sinh nào được sang nước mặt trời mọc học như kế hoạch.

    Ông Lê Minh Tiến, Giám đốc Công ty Hoàng Lê giải thích, toàn bộ 24 học sinh VN xin visa sang Nhật học tập theo con đường tự túc khoá tháng 1/2005 đều bị từ chối cấp visa vì nhiều du học sinh các khóa trước của công ty vi phạm pháp luật Nhật và một số du học sinh học dốt, có ý thức kém. Đây là trường hợp ngoài khả năng của công ty nên trách nhiệm không thuộc về nhà trường cũng như Hoàng Lê.

    Các phụ huynh yêu cầu công ty phải trả lại tiền, nhưng Hoàng Lê từ chối với lý do "theo hợp đồng không phải trả đồng nào, vì số tiền này được sử dụng để làm các thủ tục tư vấn, xét tuyển, giao dịch giữa các bên, hoàn chỉnh hồ sơ, xin visa".

    Không đồng tình với cách giải quyết trên, các gia đình du học sinh liên tục đến công ty yêu cầu lấy lại tiền. Trước áp lực này, ngày 4/1/2005, Giám đốc Lê Minh Tiến đã ký vào biên bản đồng ý trả 20 triệu đồng trên tổng số tiền tư vấn du học 28,3 triệu đồng cho 9/24 gia đình. Còn 8,3 triệu đồng ông Tiến hứa sẽ trả vào tháng 10/2005.

    Tuy nhiên, vào ngày 17/2/2005, khi gia đình bà Vân đến yêu cầu Giám đốc Lê Minh Tiến trả nốt 8,3 triệu đồng để gia đình tìm cho con chỗ học khác thì công ty đưa ra một biên bản thảo sẵn. Trong đó ghi rõ thoả thuận thanh lý hợp đồng giữa gia đình và công ty mà không hề nói đến số tiền 8,3 triệu đồng.

    Bà Vân thắc mắc thì được ông Lê Tiến trả lời: "Công ty không có khả năng trả số tiền đó. Số tiền đã trả là do tôi đã bỏ tiền túi ra. Nếu còn muốn tiếp tục cho con đi học thì đóng thêm tiền học tiếng để đi vào tháng 10/2005. Nếu không đi được công ty sẽ trả lại bằng và học bạ cho gia đình".

    Tuyên - một du học sinh khác cũng gặp rắc rối với Hoàng Lê. Ngày 7/8/2003, gia đình Tuyên đã ký hợp đồng tham gia học tiếng Nhật tại công ty và sẽ lên đường đến trường TOPA học vào tháng 4/2004. Nhưng chỉ hai tháng sau, ngày 20/10/2003, một hợp đồng mới được ký kết. Theo đó, ngày lên đường bị thay đổi sang tháng 10/2004 và nhập học tại ĐH TAKUSHOUKU. Đến tháng 7/2004, Giám đốc Tiến còn thuyết phục gia đình ký hợp đồng khác để chuyển sang trường Nhật Ngữ An, Tokyo. Đến cuối tháng 9/2004, ông Tiến thông báo em không được đi với lý do em không đáp ứng được yêu cầu trong cuộc phỏng vấn của trường bạn.

    Ngày 16/10/2004, bố mẹ Tuyên đến Hoàng Lê xin lại hồ sơ và số tiền đóng ban đầu theo hợp đồng là gần 26 triệu đồng. Nhưng hồ sơ thì lấy được, còn số tiền thì đến nay vẫn phải... đợi.

    Một trường hợp tương tự là Kiên, ở quận Tây Hồ, Hà Nội. Đợt tháng 7/2004, du học sinh này là 1/14 trường hợp được lên đường sang Nhật. 4 tháng sau đó, ông Tiến thông báo với gia đình là du học sinh Kiên vi phạm pháp luật nước bạn, đang bị bắt giữ. Giám đốc Tiến yêu cầu gia đình viết đơn gửi hiệu trưởng nhà trường để xin cho con về nước.

    Mẹ Kiên đã tìm hiểu và được biết visa của con chị chỉ có thời hạn 6 tháng (hết hạn vào 2/1/2005). Trường mà Kiên theo học là System Toyo Gaigo - trường tư thục chứ không phải công lập như Hoàng Lê thông báo ban đầu.

    Gia đình của Kiên cho rằng, Công ty Hoàng Lê, mà đại diện là ông Tiến, tỏ ra không có trách nhiệm đối với học sinh của mình. Vì ngay cả khi thông báo Kiên vi phạm pháp luật, ông Lê Minh Tiến cũng không biết em đang ở đâu. Trong lần gặp mặt với gia đình Kiên, ông Tiến cho biết không nắm được thông tin vì du học sinh được sang Nhật là công ty hết trách nhiệm. Trong khi trước đây ông khẳng định trách nhiệm của công ty với du học sinh là hết thời gian học dự bị bên Nhật (1-2 năm).

    Ông Phan, bố của em Kiên cho biết, Giám đốc Tiến đã thu 16 triệu đồng để lo vé cho Kiên về nước. Nhưng đến trưa ngày 20/2/2005, Giám đốc Tiến vẫn còn chưa biết Kiên ở đâu.

    Theo lời ông Phan, trước khi cho con đi du học, ngoài một sổ tiết kiệm trị giá 5.000 USD thế chấp cho Hoàng Lê, gia đình còn phải thế chấp 2.700 USD cho trường System Toyo Gaigo.

    Trong hợp đồng ký kết, mỗi gia đình du học sinh sẽ phải thế chấp 1 sổ tiết kiệm trị giá 5.000 USD hoặc 10.000 USD, bản gốc do Giám đốc Công ty Hoàng Lê giữ. Theo đó, thời hạn thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ có hiệu lực cho đến khi du học sinh hoặc đã hoàn thành chương trình học tập dự bị tại trường được cấp giấy nhập học hoặc đã trở về Việt Nam hợp pháp. Ngoài bản hợp đồng tư vấn du học, còn có phụ lục hợp đồng tư vấn du học với nội dung tình nguyện thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

    Theo điều 2 bản cam kết ba bên, nếu du học sinh vi phạm hợp đồng và phụ lục hợp đồng với Công ty Hoàng Lê thì gia đình du học sinh mặc nhiên chấp nhận để công ty hưởng lợi sổ tiết kiệm thế chấp.

    Trong cuộc trao đổi với VnExpress, bà Đào Thị Liên Hương - Chủ tịch Liên hiệp tư vấn du học Việt Nam (VICA) - cho biết, thông thường tiền chi phí cho dịch vụ bao gồm: thủ tục tư vấn, xét tuyển, giao dịch giữa các bên, hoàn chỉnh hồ sơ, xin visa, không quá 500 USD. Khi hợp đồng vì lý do nào đó không được thực hiện thì đơn vị tư vấn phải có trách nhiệm hoàn trả lại một phần tiền đó, không dưới 50%.

    Không chỉ làm công tác tư vấn, các công ty giới thiệu du học phải có trách nhiệm với du học sinh ngay cả khi họ đang học tập tại nước bạn. Khi du học sinh có vướng mắc về pháp luật thì công ty tư vấn nên hỗ trợ cùng gia đình giải quyết.


    *Tên các du học sinh và phụ huynh đã được thay đổi

    Lấy tin theo VnExpres.

  • #2
    Ðề: Du học sang Nhật

    ha ha tiền mất tật mang

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Du học sang Nhật

      Theo em được biết thì du học ở nhật bạn khá đắt đỏ riêng học phí học một khóa tiếng nhật đã mất khoảng 5000USD rồi với lại học phí bên ấy rất đắt có thể nói là đắt cắt cổ.

      Ghi chú

      Working...
      X