QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

    Nguyên văn bởi THANH BK-DN
    Bỏ luôn thép thường ở mặt dưới các ô sàn phía trong khi thiết kế phương án cáp dưl có dính kết là điều có thể về nguyên lý và cũng đã có trong thực tệ Nhưng đó theo mình không phải là thường thường đâu.
    Nếu bạn dám làm và có đủ năng lực pháp lý, cứ dt cho mình (0982145011). Mình sẵn sàng giới thiệu để bạn hợp đồng, nhận tiền, thiết kế và ký vào một hồ sơ thiết kế một cái sàn có hình dạng đơn giản thôi, ô sàn 12x8m để anh em học hỏi
    Riêng mình, trong tất cả các công trình dul đã làm, chưa bao giờ dám bỏ thép dưới hết (mặc dù chạy phần mềm thấy không có thép đưới thật).
    Nếu đơn vị bạn vừa dám thiết kế, vừa thi công trọn gói theo phương án như bạn nói thì mình đảm bảo cho bạn sẽ được thi công công trình nêu trên ngạy
    Bạn có thể dt cho mình để nhận việc ngay nếu muộn
    Cám ơn nhã ý của bạn. Khi nào có dịp về VN tôi sẽ liên lạc với bạn nhé.

    Theo tôi được biết ở VN có một số công ty chuyên thiết kế thi công bê tông ứng suất trước như VSL, Preyssinet và Phú Mỹ Engineering đó, ngoài ra còn có 1 công ty của Úc (Engspan) và 1 số công ty Singapore vừa qua VN cũng chuyên thiết kế ứng lực trước đó. Tôi nghĩ rằng họ có thể thiết kế theo yêu cầu này rất dể dàng.

    Xin chào,

    Ghi chú


    • #77
      Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

      Anh em tkế dự ứng lực việt nam nói chung cũng đều biết nhau cả Nhưng riêng về việc thiết kế sàn bỏ hết thép thường đi (dù chỉ trong một ô sàn ở giữa mà thôi) thì hầu như chưa thấy hồ sơ nào thể hiện ở Việt Nam nên tớ mới gợi ý cho bạn tý tý vậy thôi, vừa rồi mình có thiết kế sàn cho một cái chung cư to, các ô sàn ở giữa đặt thép fi10a350 mà bên thẩm tra còn yêu cầu phải giảm xuống là fi10a300 đó (mặc dù tính toán không cần thép đâu). Cuối cùng phải đặt thêm thép vạo mới được thi cộng

      Ghi chú


      • #78
        Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

        Nhắc đến cái vụ thép thường này em lại nhớ đến cái công trình Center Point (HCM) do VSL thiết kế phần Sàn DUL . Lúc đầu ko bố trí thép thường , khi TC thì Sàn bị nứt tùm lum - may mà chưa xập Sau đó thiết kế phải sửa lại Em nhớ ko lầm thì trong ACI có quy định hàm lượng thép thường cấu tạo thì phải !?

        Ghi chú


        • #79
          Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

          Gửi các bạn 1 hình sàn phẳng trước khi đổ bê tông với rất ít cốt thép.

          Xin chào,
          Attached Files

          Ghi chú


          • #80
            Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

            Trước đây mình có đọc một thuyết minh tính toán sàn dự ứng lực của VSL, họ nói rằng khi tính toán ở trạng thái giới hạn "Lực ứng suất trước không được kể đến trong biểu đồ bao moment vì trong trường hợp này chỉ tính cáp như một vậ̣t liệu". Như vậy nghĩa là sao các bạn?

            Ghi chú


            • #81
              Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

              Bỏ thép thường theo lí thuyết là có thể, tuy nhiên, ở 1 đất nước như VN chất lượng thi công đến công trình trọng điểm QG còn do các bác "nông nhàn" Thanh Hóa Thái Bình làm tuốt thì cũng cần lưu ý rủi ro ngoài kiểm soát.
              Nếu giai đoạn sử dụng tải trọng hoạt tải lớn, chất tải ko đều đặn thì khó ai dám bỏ thép thường. Ai đã từng bỏ thép thường, vui lòng post công trình lên xem nó là cái sàn dùng để làm gì để mọi người biết qua cái. Theo tui, ko nên "tư duy quan liêu", nghe nói bỏ được thì cố sống cố chết bỏ cho bằng anh bằng chị, mỗi công trình có một đặc thù riêng, kĩ sư thiết kế phải tự đánh giá và ra quyết định.
              KSKC->hung huc...hung huc...

              Ghi chú


              • #82
                Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

                Nguyên văn bởi plka View Post
                Bỏ thép thường theo lí thuyết là có thể, tuy nhiên, ở 1 đất nước như VN chất lượng thi công đến công trình trọng điểm QG còn do các bác "nông nhàn" Thanh Hóa Thái Bình làm tuốt thì cũng cần lưu ý rủi ro ngoài kiểm soát.
                Nếu giai đoạn sử dụng tải trọng hoạt tải lớn, chất tải ko đều đặn thì khó ai dám bỏ thép thường. Ai đã từng bỏ thép thường, vui lòng post công trình lên xem nó là cái sàn dùng để làm gì để mọi người biết qua cái. Theo tui, ko nên "tư duy quan liêu", nghe nói bỏ được thì cố sống cố chết bỏ cho bằng anh bằng chị, mỗi công trình có một đặc thù riêng, kĩ sư thiết kế phải tự đánh giá và ra quyết định.
                Hoàn toàn chính xác .Công trình Center point (TPHCM) do VSL lúc đầu thiết kế ko có 1 sợi thép thường gia cố nào cả nên sàn bị nứt tè le -may mà chưa xập sàn

                Ghi chú


                • #83
                  Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

                  <a href="http://s878.photobucket.com/albums/ab348/hieustr/?action=view&current=1.jpg" target="_blank"><img src="http://i878.photobucket.com/albums/ab348/hieustr/1.jpg" border="0" alt="Photobucket"></a>

                  Nếu mà xem cáp chỉ là vật liệu như thép cường độ cao thôi thì sàn căng cáp chẳng còn ý nghĩa gì nữa đúng không các bác, lúc đó thì việc tính toán giống như sàn phẳng bình thường. Có lẽ VSL tính trường hợp này để dự phòng trường hợp cáp sau 50 năm sự chùng ứng suất của cáp vượt quá giá trị cho phép thì tổn thất lực trong cáp là đáng kể, lúc đó cáp chỉ còn là vật liệu như thép cường độ cao( ý kiến chủ quan). Hoặc có thể dự phòng trường hợp hỏa hoạn sự chùng ứng suất của cáp cũng tăng nhanh theo nhiệt độ, theo BS thì ở 60 độ C thì sự chùng ứng suất đã đạt 5.1% và ở 80 độ C thì 7.5%, khi độ giãn dài, sự chùng ứng suất vượt quá giá trị cho phép thì lực ứng suất trước trong cáp không còn nhiều do vậy chỉ xem cáp như vật liệu thông thường( ý kiến chủ quan).

                  Mong các cao thủ đã từng tính sàn DUL cho ý kiến về vấn đề này.
                  Last edited by Manowar; 06-01-2010, 10:02 AM.

                  Ghi chú


                  • #84
                    Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

                    Lưu ý, giới hạn bền, tức là ngấp nghé đứt phựt cái ý! Khi đó, cáp là 1 vật liệu trong bê tông rồi còn gì!!!Thép kéo có mấy giai đoạn ấy, khi đã cuối gd dẻo rồi thì còn gì để nói nữa!
                    KSKC->hung huc...hung huc...

                    Ghi chú


                    • #85
                      Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

                      Nguyên văn bởi plka View Post
                      Lưu ý, giới hạn bền, tức là ngấp nghé đứt phựt cái ý! Khi đó, cáp là 1 vật liệu trong bê tông rồi còn gì!!!Thép kéo có mấy giai đoạn ấy, khi đã cuối gd dẻo rồi thì còn gì để nói nữa!
                      Tất nhiên là không phải tính tới giới hạn bền đâu, giới hạn bền này được nhân với một hệ số K< 1 mà !
                      Last edited by NDL_str; 31-12-2009, 05:36 PM.

                      Ghi chú


                      • #86
                        Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

                        Nguyên văn bởi Manowar View Post
                        Trước đây mình có đọc một thuyết minh tính toán sàn dự ứng lực của VSL, họ nói rằng khi tính toán ở trạng thái giới hạn "Lực ứng suất trước không được kể đến trong biểu đồ bao moment vì trong trường hợp này chỉ tính cáp như một vậ̣t liệu". Như vậy nghĩa là sao các bạn?
                        Chào Manowar,

                        Nên để ý xem trong thuyết minh đó, ở trường hợp tổ hợp ultimate (trạng thái GH thứ 1), họ không kể đến balance load (tải cân bằng) là đúng đó. Nhưng lưu ý tính thêm hyperstatic (secondary) load nhé.

                        Còn nếu là trạng thái GH thứ 2 thì phải kể đến tải cân bằng thôi.

                        Còn về có nên bố trí thép thường cấu tạo không thì nên tìm hiểu loại cáp là bám dính hay không bám dính nhé. Nên hiểu rõ rồi mới nên quyết định bỏ hay không nhé.

                        Thảo luận để cùng tiến bộ

                        Ghi chú


                        • #87
                          Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

                          Nếu không có thép thường thì trong trường hợp gió bão hay động đất thì lấy cái gì chịu moment do lực ngang vậy. Mấy công trình nước ngoài người ta làm không có thép thường vậy đã được kiểm chứng trong trường hợp tải ngang lớn nó có nứt hay không? Đừng vội thấy người ta không đặt cốt thép thường mà chủ quan chỉ đặt cốt thép theo cấu tạo, có ngày tiêu.
                          Theo mình cáp chỉ chịu deadload+liveload, nếu ứng suất kéo vượt quá giới hạn cho phép thì phải thêm thép thường.
                          Để tính thép thường thì phải thêm vài tổ hợp có kể tải trọng ngang vào: 1. Deadload+Liveload+PT+Windload(EQ)
                          2. Deadload+PT+Windload(EQ)

                          Đang tập tành tính PT, mong các cao thủ chỉ giáo

                          Ghi chú


                          • #88
                            Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

                            Anh PTslab cho em hỏi trong tổ hợp tải trọng trường hợp nào thì dùng Prestressing, trường hợp nào thì dùng Hyperstatic?

                            Ghi chú


                            • #89
                              Ðề: Tìm tài liệu về tính toán, cấu tạo sàn phẳng BT ứng suất trước

                              Nguyên văn bởi Manowar View Post
                              Anh PTslab cho em hỏi trong tổ hợp tải trọng trường hợp nào thì dùng Prestressing, trường hợp nào thì dùng Hyperstatic?
                              Chào Manowar,

                              Để xem tổ hợp tải trọng, nếu có phần mềm Adapt hay Ram Concept, Em có thể vào đó xem phần load combination sẽ thấy ngay.

                              Với tổ hợp ultimate (giới hạn bền), khi cắt tiết diện xét khả năng chịu lực có cáp, cốt thép, bê tông thì sẽ sữ dụng tố hợp không kể đến lực cân bằng (load balance). Nói nôm na là nếu vừa giảm tải (tải tác dụng - tải cân bằng), vừa đi tính cáp vào tiết diện là không đúng, rất không an toàn.

                              Với tổ hợp service (giới hạn độ võng), xem tổng thể nguyên 1 đoạn dầm, thì xét đến load balancing làm giảm chuyển vị (tải tác dụng - tải cân bằng).

                              Em có thể tham khảo thêm tài liệu sau của PTI Technical notes về "Hyperstactic (secondary) actions in prestressing and their computation". Tuy nhiên khi tính toán thực tế thì sử dụng phần mềm, vì tính tay sẽ mất rất nhiều thời gian.

                              http://www.mediafire.com/?sharekey=c...9e682a8cd2154a

                              Chúc thành công,

                              Ghi chú

                              Working...
                              X