Trong khi người dân sửng sốt và phẫn nộ trước vụ việc rút bớt thép ở cọc nhà A2 (Thanh Xuân, Hà Nội), khá đông giới thiết kế và thi công lại tỏ ra bình thản bởi theo kinh nghiệm của họ, chuyện rút ruột công trình như thế không mới và là tất yếu.
Một kỹ sư với hàng chục năm kinh nghiệm thiết kế và giám sát thi công các công trình xây dựng lớn cho rằng, vụ A2 những người trực tiếp rút ruột công trình có thể phải thực thi theo một kế hoạch đặt trước.
Theo trình tự, khi triển khai một dự án xây dựng, phải mời đấu thầu công khai. Các bên tham gia bỏ thầu sẽ lập hồ sơ, trong đó có cả bản thiết kế và dự toán sơ bộ, nộp một khoản phí nhất định làm kinh phí xét và chấm thầu. Tuy nhiên, theo kỹ sư này, thông thường mỗi dự án có một ứng viên sáng giá được ngầm chọn trước. Trước khi mở thầu, ứng viên đó đã đến làm việc với chủ dự án, sau đó tự làm 3-4 bộ hồ sơ dự thầu có đóng dấu đỏ hẳn hoi, trong đó chỉ có một bộ chính. Kết quả chấm thầu chắc chắn sẽ nghiêng về "ứng viên sáng giá" đó, tất nhiên là sau khi có một khoản chung chi nho nhỏ. Nếu là hợp đồng tư vấn, giám sát hay thiết kế, tỷ lệ có thể lên tới 20% giá trị hợp đồng. Nếu là hợp đồng thi công, tỷ lệ đó thấp hơn, chỉ khoảng 4-10% nhưng giá trị tuyệt đối rất lớn. "Với khoản chi phí đi đêm khổng lồ đó, bên B không bớt xén thì không thể làm nên công trình, chứ đừng nói tới chuyện làm xong mà lỗ vốn", anh nói.
Thông thường, chủ đầu tư và tư vấn phải rà soát lại dự toán của bên B, cắt đi những phần không cần thiết, tuy nhiên, do đã được chung chi họ làm ngơ cho các dự toán khống, kê khai nhiều đầu việc, áp dụng tiêu chuẩn không cần thiết để khi thi công có thể rút bớt vật tư. Ở nhiều dự án, bên B thậm chí còn rút ruột với tỷ lệ lớn hơn nhiều so với phần dự toán khống, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.
Giới chuyên môn cho biết, có 3 "mánh" để rút ruột công trình. Một là lập dự toán khống, trong đó đưa ra mức giá cao, kê khai nhiều đầu việc, áp dụng tiêu chuẩn an toàn tối đa; khi đi vào thi công, sẽ rút bớt xuống. Chẳng hạn thi công phần móng thực tế chỉ có 4-5 đầu việc, nhưng khi lập dự toán bên B kê khai tới 6-7, phần việc không làm đó sẽ vẫn được tính công nếu bên A không mạnh tay cắt bỏ. Hoặc chiếc cọc này chỉ cần sâu 40 m là đủ, nhưng bên thi công đã lập dự toán tới 50 m với lý do đề phòng đất ở khu vực đó xấu, không đảm bảo nếu cọc chỉ sâu 40 m... Cũng với mánh này, giá của thiết bị chỉ là 1 tỷ đồng, bên B có thể kê khai gấp đôi.
"Kỹ xảo" thứ hai là ăn bớt chất lượng, tức là đưa các nguyên vật liệu phẩm cấp kém hơn thiết kế vào công trường. Một phương thức không kém phần phổ biến đó là ăn bớt khối lượng. Thường thì thiết kế một công trình thường tính thêm cả phần hệ số an toàn để đề phòng những biến cố bất thường. Tuy nhiên, bên thi công thường cắt tối đa hệ số an toàn đó để rút bớt nguyên vật liệu, thậm chí, có nơi còn ăn bớt tới mức làm nguy hại tới độ an toàn của công trình.
Thông thường, khi thi công một công trình xây dựng nhà dân dụng, phần móng cọc dễ "làm xiếc" nhất bởi giá trị lớn và khi đã hoàn thành khó bị phát hiện. Một chiếc cọc chống khoan nhồi thường phải bắt sâu vào lớp đá cuội của địa tầng (độ sâu khoảng 40-50 m). Về lý thuyết, để đảm bảo cọc có thể tải lực truyền của công trình phía trên và chống được những lực nghiêng tác động vào thân cọc, người ta phải đặt rọ thép đến đáy, theo suốt chiều dài cọc. Một ống thép nhỏ thông suốt cũng được gắn suốt chiều dài cọc để phục vụ cho công tác nghiệm thu sau này. Và sau khi đặt rọ, người ta phải bịt kín đầu phía trên của ống thép, tránh nguyên vật liệu rơi vào làm tắc ống. Khi hạng mục hoàn thành, bên giám sát có thể nghiệm thu và đo chiều dài rọ thép bằng cách siêu âm. Tuy nhiên, nhiều kỹ sư thi công cho rằng, không cần thiết phải thả thép đến đáy bởi ở nửa độ sâu phía dưới, hầu như không có lực uốn. Vì vậy, dù thiết kế có yêu cầu đặt tới 50 m thép thì bên thi công vẫn quyết định chỉ đặt một nửa khối lượng thép và quan niệm làm thế không ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
"Thực tế thì lâu nay, giới xây dựng vẫn chưa hoàn toàn thống nhất với nhau về chuyện có nên đặt toàn bộ thép theo chiều dài của cọc hay không. Khi thiết kế người ta vẫn phải áp dụng các hệ số an toàn cho công trình phòng khi có sự cố như động đất, bão, gió... Nhưng với người thi công, không làm theo đúng thiết kế là anh đã sai rồi, không thể nguỵ biện rút bớt nguyên vật liệu mà không ảnh hưởng tới công trình", một kỹ sư chuyên về móng cọc nói.
Tình trạng rút ruột công trình được Hiệp hội Xây dựng VN nhiều lần cảnh báo và cho rằng đã đến lúc đánh lên một hồi chuông báo động vì nó xảy ra ở cả dự án trong nước lẫn dự án có phía nước ngoài tham gia. Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng Trần Chủng cũng nhận xét, hành vi rút ruột công trình khá phổ biến, mỗi nơi một kiểu, song chủ yếu rơi vào các dự án nhóm B, C. Trong số đó, có nhiều thiết kế công trình an toàn quá mức gây lãng phí, chẳng hạn đài móng của Nhà thi đấu Bình Định thiết kế tới hơn 3 m, nhưng khi kiểm tra thấy 1,5 m cũng đã đạt.
Tại Hội nghị toàn quốc về đầu tư xây dựng cơ bản đầu năm nay, tình trạng rút ruột và tham ô các công trình xây dựng đã được nhiều địa phương báo cáo. Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Phòng cho biết, việc buông lỏng dễ dãi trách nhiệm của tư vấn giám sát xảy ra ở nhiều công trình thể hiện qua việc không ghi chép đầy đủ nhật ký thi công buông lỏng kiểm tra số lượng, chất lượng chủng loại vật tư thiết bị đưa vào công trình dẫn đến nhà thầu lợi dụng tăng khối lượng xây lắp, thay đổi chủng loại vật tư để thanh toán gian dối.
Ở Đăk Lăk, các đơn vị tư vấn tính toán cấp loại khối lượng công trình cao hơn so với yêu cầu sử dụng làm tăng tổng mức đầu tư công trình, giám sát thi công nghiệm thu công trình không chặt chẽ tạo cơ hội cho thi công bớt khối lượng làm thất thoát vốn đầu tư.
Các cơ quan thanh tra "rờ" tới 10 công trình với vốn đầu tư 25 tỷ đồng ở An Giang đã phát hiện sai phạm tới 4,52 tỷ đồng với các thủ đoạn phổ biến khối lượng thi công giảm so với thiết kế, bên B cấu kết với bên A kê đơn giá lên cao ...
Nhức nhối trước thực trạng này, Bộ Kế hoạch Đầu tư đang soạn thảo quy chế quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước theo đó chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả chất lượng và tiến độ xây dựng của dự án, cơ chế chịu trách nhiệm là cá nhân thay vì tập thể chung chung như hiện nay.
Cũng có khá nhiều địa phương đề nghị ban hành quy định về giám sát cộng đồng trong đầu tư và xây dựng, tăng cường kiểm tra kiểm soát các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu trong từng hạng mục để kịp thời phát hiện vi phạm. "Chúng tôi coi trọng giám sát của dân, của công nhân có ý thức. Vụ A2 là do công nhân phát hiện ra. Hầu hết các sai phạm đều do người dân tố giác, nhờ những bức thư đó mới có thể phát hiện ra sai phạm ở Cầu Thanh Trì, sân vận động Đồng Hới, hầm chui Văn Thánh...", ông Chủng nói.
Nhóm phóng vien
Nguon: Vnexpress.net
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-...5/03/3B9DC180/
Một kỹ sư với hàng chục năm kinh nghiệm thiết kế và giám sát thi công các công trình xây dựng lớn cho rằng, vụ A2 những người trực tiếp rút ruột công trình có thể phải thực thi theo một kế hoạch đặt trước.
Theo trình tự, khi triển khai một dự án xây dựng, phải mời đấu thầu công khai. Các bên tham gia bỏ thầu sẽ lập hồ sơ, trong đó có cả bản thiết kế và dự toán sơ bộ, nộp một khoản phí nhất định làm kinh phí xét và chấm thầu. Tuy nhiên, theo kỹ sư này, thông thường mỗi dự án có một ứng viên sáng giá được ngầm chọn trước. Trước khi mở thầu, ứng viên đó đã đến làm việc với chủ dự án, sau đó tự làm 3-4 bộ hồ sơ dự thầu có đóng dấu đỏ hẳn hoi, trong đó chỉ có một bộ chính. Kết quả chấm thầu chắc chắn sẽ nghiêng về "ứng viên sáng giá" đó, tất nhiên là sau khi có một khoản chung chi nho nhỏ. Nếu là hợp đồng tư vấn, giám sát hay thiết kế, tỷ lệ có thể lên tới 20% giá trị hợp đồng. Nếu là hợp đồng thi công, tỷ lệ đó thấp hơn, chỉ khoảng 4-10% nhưng giá trị tuyệt đối rất lớn. "Với khoản chi phí đi đêm khổng lồ đó, bên B không bớt xén thì không thể làm nên công trình, chứ đừng nói tới chuyện làm xong mà lỗ vốn", anh nói.
Thông thường, chủ đầu tư và tư vấn phải rà soát lại dự toán của bên B, cắt đi những phần không cần thiết, tuy nhiên, do đã được chung chi họ làm ngơ cho các dự toán khống, kê khai nhiều đầu việc, áp dụng tiêu chuẩn không cần thiết để khi thi công có thể rút bớt vật tư. Ở nhiều dự án, bên B thậm chí còn rút ruột với tỷ lệ lớn hơn nhiều so với phần dự toán khống, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.
Giới chuyên môn cho biết, có 3 "mánh" để rút ruột công trình. Một là lập dự toán khống, trong đó đưa ra mức giá cao, kê khai nhiều đầu việc, áp dụng tiêu chuẩn an toàn tối đa; khi đi vào thi công, sẽ rút bớt xuống. Chẳng hạn thi công phần móng thực tế chỉ có 4-5 đầu việc, nhưng khi lập dự toán bên B kê khai tới 6-7, phần việc không làm đó sẽ vẫn được tính công nếu bên A không mạnh tay cắt bỏ. Hoặc chiếc cọc này chỉ cần sâu 40 m là đủ, nhưng bên thi công đã lập dự toán tới 50 m với lý do đề phòng đất ở khu vực đó xấu, không đảm bảo nếu cọc chỉ sâu 40 m... Cũng với mánh này, giá của thiết bị chỉ là 1 tỷ đồng, bên B có thể kê khai gấp đôi.
"Kỹ xảo" thứ hai là ăn bớt chất lượng, tức là đưa các nguyên vật liệu phẩm cấp kém hơn thiết kế vào công trường. Một phương thức không kém phần phổ biến đó là ăn bớt khối lượng. Thường thì thiết kế một công trình thường tính thêm cả phần hệ số an toàn để đề phòng những biến cố bất thường. Tuy nhiên, bên thi công thường cắt tối đa hệ số an toàn đó để rút bớt nguyên vật liệu, thậm chí, có nơi còn ăn bớt tới mức làm nguy hại tới độ an toàn của công trình.
Thông thường, khi thi công một công trình xây dựng nhà dân dụng, phần móng cọc dễ "làm xiếc" nhất bởi giá trị lớn và khi đã hoàn thành khó bị phát hiện. Một chiếc cọc chống khoan nhồi thường phải bắt sâu vào lớp đá cuội của địa tầng (độ sâu khoảng 40-50 m). Về lý thuyết, để đảm bảo cọc có thể tải lực truyền của công trình phía trên và chống được những lực nghiêng tác động vào thân cọc, người ta phải đặt rọ thép đến đáy, theo suốt chiều dài cọc. Một ống thép nhỏ thông suốt cũng được gắn suốt chiều dài cọc để phục vụ cho công tác nghiệm thu sau này. Và sau khi đặt rọ, người ta phải bịt kín đầu phía trên của ống thép, tránh nguyên vật liệu rơi vào làm tắc ống. Khi hạng mục hoàn thành, bên giám sát có thể nghiệm thu và đo chiều dài rọ thép bằng cách siêu âm. Tuy nhiên, nhiều kỹ sư thi công cho rằng, không cần thiết phải thả thép đến đáy bởi ở nửa độ sâu phía dưới, hầu như không có lực uốn. Vì vậy, dù thiết kế có yêu cầu đặt tới 50 m thép thì bên thi công vẫn quyết định chỉ đặt một nửa khối lượng thép và quan niệm làm thế không ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
"Thực tế thì lâu nay, giới xây dựng vẫn chưa hoàn toàn thống nhất với nhau về chuyện có nên đặt toàn bộ thép theo chiều dài của cọc hay không. Khi thiết kế người ta vẫn phải áp dụng các hệ số an toàn cho công trình phòng khi có sự cố như động đất, bão, gió... Nhưng với người thi công, không làm theo đúng thiết kế là anh đã sai rồi, không thể nguỵ biện rút bớt nguyên vật liệu mà không ảnh hưởng tới công trình", một kỹ sư chuyên về móng cọc nói.
Tình trạng rút ruột công trình được Hiệp hội Xây dựng VN nhiều lần cảnh báo và cho rằng đã đến lúc đánh lên một hồi chuông báo động vì nó xảy ra ở cả dự án trong nước lẫn dự án có phía nước ngoài tham gia. Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng Trần Chủng cũng nhận xét, hành vi rút ruột công trình khá phổ biến, mỗi nơi một kiểu, song chủ yếu rơi vào các dự án nhóm B, C. Trong số đó, có nhiều thiết kế công trình an toàn quá mức gây lãng phí, chẳng hạn đài móng của Nhà thi đấu Bình Định thiết kế tới hơn 3 m, nhưng khi kiểm tra thấy 1,5 m cũng đã đạt.
Tại Hội nghị toàn quốc về đầu tư xây dựng cơ bản đầu năm nay, tình trạng rút ruột và tham ô các công trình xây dựng đã được nhiều địa phương báo cáo. Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Phòng cho biết, việc buông lỏng dễ dãi trách nhiệm của tư vấn giám sát xảy ra ở nhiều công trình thể hiện qua việc không ghi chép đầy đủ nhật ký thi công buông lỏng kiểm tra số lượng, chất lượng chủng loại vật tư thiết bị đưa vào công trình dẫn đến nhà thầu lợi dụng tăng khối lượng xây lắp, thay đổi chủng loại vật tư để thanh toán gian dối.
Ở Đăk Lăk, các đơn vị tư vấn tính toán cấp loại khối lượng công trình cao hơn so với yêu cầu sử dụng làm tăng tổng mức đầu tư công trình, giám sát thi công nghiệm thu công trình không chặt chẽ tạo cơ hội cho thi công bớt khối lượng làm thất thoát vốn đầu tư.
Các cơ quan thanh tra "rờ" tới 10 công trình với vốn đầu tư 25 tỷ đồng ở An Giang đã phát hiện sai phạm tới 4,52 tỷ đồng với các thủ đoạn phổ biến khối lượng thi công giảm so với thiết kế, bên B cấu kết với bên A kê đơn giá lên cao ...
Nhức nhối trước thực trạng này, Bộ Kế hoạch Đầu tư đang soạn thảo quy chế quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước theo đó chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả chất lượng và tiến độ xây dựng của dự án, cơ chế chịu trách nhiệm là cá nhân thay vì tập thể chung chung như hiện nay.
Cũng có khá nhiều địa phương đề nghị ban hành quy định về giám sát cộng đồng trong đầu tư và xây dựng, tăng cường kiểm tra kiểm soát các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu trong từng hạng mục để kịp thời phát hiện vi phạm. "Chúng tôi coi trọng giám sát của dân, của công nhân có ý thức. Vụ A2 là do công nhân phát hiện ra. Hầu hết các sai phạm đều do người dân tố giác, nhờ những bức thư đó mới có thể phát hiện ra sai phạm ở Cầu Thanh Trì, sân vận động Đồng Hới, hầm chui Văn Thánh...", ông Chủng nói.
Nhóm phóng vien
Nguon: Vnexpress.net
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-...5/03/3B9DC180/