QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ứng xử của liên kết mềm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ứng xử của liên kết mềm

    Trong chuyên mục này bạn letrung đã nêu tới việc mô hình hóa nút BTCT trong tính toán, ở đây tôi cũng nói tới vấn đề này và muốn cùng mọi người nêu ý kiến về sự ứng xử của nút mềm, mọi người có ý kiến gì về vấn đề này post lên để chúng ta cùng thảo luận nhé.

    Theo cách tính thông thường thì liên kết giữa dầm và cột được giả thiết là liên kết cứng hoặc liên kết khớp. Trong thực tế bằng việc phân tích kết quả các thí nghiệm nhận thấy rằng trong kết cấu thép liên kết được coi là cứng hoàn toàn vẫn có sự biến dạng của bu lông, của bản mã, cánh cột,... nên đều có độ mềm (hay độ đàn hồi) nhất định; hoặc ở các liên kết được coi là khớp đều thì thực tế vẫn có khả năng cản trở (restraint) đến sự xoay tự do của dầm, do đó tại nút vẫn xuất hiện mômen. Việc giả thiết là khớp hoặc cứng là lý tưởng hóa để đơn giản trong quá trình tính toán. Sơ đồ tính với các liên kết là cứng hoằn toằn hay khớp hoàn toàn như vậy rõ ràng là không tương thích với ứng xử thực tế. Liên kết mềm hoặc liên kết nửa cứng phù hợp với ứng xử thực, có khả năng phân phối lại mômen trong dầm và cột, vì vậy có thể điều chỉnh độ mềm của liên kết để tiết kiệm vật liệu làm kết cấu
    Khi đầu dầm có hai liên kết mềm thì mômen tại vị trí đầu dầm và giữa dầm có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn so với trường hợp hai đầu dầm là khớp hoặc cứng.
    Mặt khác với một khung có tiết diện dầm cột như nhau thì chuyển vị và dao động của khung có liên kết đàn hồi lớn hơn khung với các liên kết cứng hoàn toàn, điều đó có nghĩa là khung với các liên kết đàn hồi "mềm" hơn
    Liên kết mềm có độ dẻo nên khả năng hấp thụ năng lượng cao nên khả năng kháng chấn tốt hơn so với liên kết cứng
    Có rất nhiều phần mềm máy tính mô phỏng liên kết như Ansys cuae hãng SAS IP. INC (Mỹ), MYSTRO và LUSAS (Anh), ABAQUS (Mỹ)... Các phần mềm này đã giả quyết được bài toắn tiếp xúc.
    Hiện nay do tính ảnh hưởng lớn của liên kết mềm mà một số nước trong tiêu chuẩn thiết kế thép đã đưa vấn đề này vào như BS 449 - 1969 BS, DIN 18800 : 1990

    Mình nêu vấn đề này để mọi người cùng thảo luận và trao đổi tài liệu cho nhau nếu có.

  • #2
    Ðề: Ứng xử của liên kết mềm

    Đây là một đề tài rất hay mà lâu nay không có bác nào quan tâm nhỉ? Theo đánh giá của tôi, việc phân tích thiết kế liên kết dầm cột BTCT với anh e kỹ sư nhà ta còn rất hạn chế. Tiêu chuẩn của ta cũng chưa đề cập nhiều về vấn đề này. Trong Thiết kế tôi thấy rất ít người tính toán kiểm tra mấy mấy cái nút đó, nhất là ở những trường hợp nguy hiểm, và hậu quả là đã có vài sự cố (tôi gặp) xảy ra ở những vị trí đó. Ở những trường hợp đặc biệt ví dụ như trường hợp với deep-beam, hoặc các dầm khác cốt...cần có những tính toán cần thiết. Các công trình có thiết thế chống động đất lại càng phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề này.
    Những tiêu chí cho thiết kết beam-column joints đặt ra cho tk động đất là: 1/ Đảm bảo cường độ (ứng suất trong joint trong joint không lấy nhỏ hơn ứng suất lớn nhất của cấu kiện yếu nhất). 2/ Đảm bảo khả năng làm việc của cột. 3/ Đảm bảo ứng xử đàn hồi. 4/Thuận tiện thi công.

    Tôi cũng đang quan tâm ngc về mấy cái joint, xin được thảo luận cùng các bác. Bác nào có mấy cái detail thì share lên đây cho tôi với. Nhất là mấy cái trường hợp đặc biệt (của ctrình thực tế) ví dụ: chỗ 2 dầm khác level, khác tiết diện đâm vào cột...
    Tks.
    tphuongcdc@gmail.com

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Ứng xử của liên kết mềm

      Gửi anh em tham khảo file Tính toán nút khung BTCT chịu tải trọng động đất: http://www.mediafire.com/?mixs1beohjw
      tphuongcdc@gmail.com

      Ghi chú

      Working...
      X