Gởi các bạn cùng quan tâm về gia cố nền bằng đất trộn Xi măng (Deep Soil Mixing Columns)
Phòng thí nghiệm Vật Liệu Xây Dựng chúng tôi có tiến hành thí nghiệm đất trộn xi măng phục vụ thiết kế gia cố công trình nền đường, làm tường chắn đất. Số lượng mẫu thí nghiệm trên ~2000mẫu, trong đó có cả thí nghiệm chgo giai đoạn thiết kế và giai đoạn trộn thử ại hiện trường.
Đất được thí nghiệm với hai loại xi măng chính NGHISON PCB40 và HOLCIM READY FLOW. Các cấp phối XM/ĐÂT 100, 150, 200, 250 kg/m3. Lượng nước 50% và 80% so với XM (chỉ trường hợp cho công nghệ trộn ướt). Các kết quả thí nghiệm hiện nay chưa được phép công bố (vì dự án đang thực hiện). Ngoài ra khi thiết kế người ta còn phải thực hiện các thí nghiệm xác định độ pH và Lượng mất khi nung của đất.
Bạn nào quan tâm thì tôi sẽ gởi các hình ảnh thí nghiệm cho.
Hiện nay tập đoàn xây dựng taka của Nhật đang thi công Siêu thi Khuê Trung tại Đà Nẵng đang xử dụng rất nhiều công nghệ cọc vữa. Tôi chỉ có tài liệu hội thảo nên không thể Post lên đây đươc. Theo thuyết trình thì cọc vữa do họ thi công không những có chức năng gia cố nền đất, làm cừ chắn đất thì tuyệt vời mà còn có khả năng chịu lực rất tốt, có thể chịu tải trọng nén từ vài chục đến hơn trăm tấn. Công nghệ này có ưu điểm là thi công nhanh, không gây ô nhiễm môi trường, chất lượng cọc tương đối đều. Điểm đặt biệt của công nghệ là mũi khoan chuyên dụng được thiết kế và chế tạo và đăng ký bản quyền tại Nhật.
Quy trình có thể tóm tắt như sau: Sau khi lấy mẫu đất thí nghiệm để tìm cấp phối thích hợp và chiều sâu khoan hợp lý, quá trình khoan được tiến hành: Khi khoan xuống chiều sâu thiết kế sẽ kết hợp đồng thời với quá trình làm tơi xốp đất, đến độ sâu thiết kế thì sang chu trình ngươc. Lúc đó ximăng được bơm xuống, mũi khoan sẽ quay theo chiều ngựơc vừa rút lên vừa kết hợp trộn ximăng với cát. Khi mũi khoan được rút lên khỏi mặt đất thì cọc ximăng-cát được thi công xong.
Hiện nay phần cọc cát đã thi công xong hàng trăm chiếc nhưng nhiều ngưòi dân xung quanh vẫn không biết là công trường đang thi công mặc dù Siêu thị KT nằm ngay tại vị trí trung tâm của ĐN.
Nếu bạn nào đến ĐN có nhu cầu thì liên hệ với tôi để phôtô tài liệu, chào thân ái.
Ai cần luận văn thạc sỹ của trường DHXD về đề tài này thì liên hệ với mình để photo nhé, xin lỗi anh Trụ , em không liên lạc với anh để xin phép được.
dc:Phạm Thành Trung DT: 0985908720
To: các Bác
Em vừa đọc được một bài báo của ý giới thiệu về cái này. Theo bài báo đó họ có thể tạo ra cọc có đường kính 7 m. Không hiểu làm to thế áp dụng vào đâu đuwojc các Bác nhỉ ? Không biết lọai đuwofng kính lớn nhất ở Việt Nam ta = ? Có ai có thông tin ko vậy?
Có lẽ ta nên dùng từ trụ thay cho từ cọc.
Ngoài cọc XM -đất, còn có cọc xi măng - cát, cọc cát, cọc vôi-đất ... dùng để xử lý nền đất yếu. Việt nam ta chưa có tiêu chuẩn về thiết kế lẫn thi công gia cố nền kiểu này. (Hiện chỉ có TCXD về bấc thấm thoát nước thẳng đứng). Do đó nếu dùng trong thiết kế sẽ gặp khó khăn.
Tài liệu tham khảo, các bài viết hoặc Tổng kết các đề tài nghiên cứu thì có khá nhiều. Mấy bữa nữa các bạn có thể hỏi PGS. TS. Nguyễn Trường Tiến về vấn đề này trong buổi giao lưu trực tuyến. Từ thời chú Tiến làm Trưởng phòng Địa kỹ thuật của IBST, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này và cũng đã có tổng kết trong nhiều đề tài nghiên cứu.
TCXDVN 385: 2006 "Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng" do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ Xây dựng đề nghị, Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BXD ngày 27 tháng 12 năm 2006.
TCXDVN 385: 2006 "Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng" do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ Xây dựng đề nghị, Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BXD ngày 27 tháng 12 năm 2006.
Hình như cái vụ này các Bác ấy thảo luận từ 2005. Lúc ấy chưa có cái đoạn phía trên của bác.
Chào cả nhà!
Mình đang làm đề tài luận tốt nghiệp "Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ bơm phụt xi măng áp lực cao trong thi công tường chắn hầm Thủ Thêm Tp.HCM"
Đề tài của mình tập chung chủ yếu vào công nghệ, thiết bị, quy trình, và đánh giá khả năng ứng dụng nó vào điều kiện địa chất ở nước ta. Mình đang cần một số tài liệu liên quan đến công nghệ này, mình cũng chưa biết được là dựa vào đâu để đánh giá hiệu quả kỹ thuật đối với công nghệ náy, mình đọc một tài liệu người ta đánh giá hiệu quả công nghệ này thông qua thí nghiệm nén UCS, nhưng mình không biết đây là thí nghiệm nén gi?
Mong cả nhà giúp mình với!
Hiện nay một số nơi đã sử dụng cọc xi măng - đất kết hợp với lõi bê tông để tăng cường sức chịu tải cho cọc. Phương pháp tính chủ yếu dựa vào nguyên tắc truyền ứng suất 2 tầng.
Chào các bác, em có thắc mắc.
- Cơ sở lựa chọn chiều sâu cọc xi măng đất. Ví dụ lớp đất yếu của em 28m, thì chọn chiều sâu như thế nào là hợp lí.
- Khoảng cách giữa các cọc như thế nào là tốt nhất.
- Dưới nền cống ngang đường có nên gia cố cọc xi mang hay làm cọc đóng.
Chào các bác, em có thắc mắc.
- Cơ sở lựa chọn chiều sâu cọc xi măng đất. Ví dụ lớp đất yếu của em 28m, thì chọn chiều sâu như thế nào là hợp lí.
- Khoảng cách giữa các cọc như thế nào là tốt nhất.
- Dưới nền cống ngang đường có nên gia cố cọc xi mang hay làm cọc đóng.
Chiều sâu của cọc XMD còn phụ thuộc vào tải trọng bên trên nữa. Thông thường thì tại mũi cọc nếu ngoại lực do cột truyền xuống gần bằng không thì đã đảm bảo.
Chào các bác, em có thắc mắc.
- Cơ sở lựa chọn chiều sâu cọc xi măng đất. Ví dụ lớp đất yếu của em 28m, thì chọn chiều sâu như thế nào là hợp lí.
- Khoảng cách giữa các cọc như thế nào là tốt nhất.
- Dưới nền cống ngang đường có nên gia cố cọc xi mang hay làm cọc đóng.
Chiều sâu cọc đất ximang thì phụ thuộc tải trọng công trình, yêu cầu về sử dụng của công trình (ví dụ, độ lún thế nào, có cho phép biến dạng lớn không....). Khoảng cách cọc đất ximang chọn cần phải tính đến hiệu ứng vòm trong phần đất đắp bên trên đỉnh cọc, hay phải thiết kế một lớp gia cố, hay vải, lưới địa kỹ thuật cường độ cao để triệt tiêu phần tải lên đất giữa các cọc trong trường hợp khoảng cách cọc khá lớn).
Với cống ngang đường thì bạn đâu phải dùng đến cọc ĐXM hay cọc BT. Trong trường hợp cống đặt dưới nền thì lúc đó bạn đã phải đào đi một lượng đất ít nhất là = tiết diện cống (tức là đang dỡ tải, khi đặt cống vào thì chỉ cần trọng lượng cống < lượng đất đào đi với một hệ số an toàn nào đấy thì được rồi).
Tôi làm về cái món cọc ĐXM này cũng khá nhiều, nhưng bản thân lại thấy nó không tốt như người ta vẫn nghĩ.
P/S: Tất nhiên cũng còn phụ thuộc vào đất cần được xử lý, và kết quả trộn thử trong phòng thì mới nói chuyện tiếp được bạn à. Chứ đưa bài toán khơi khơi như vậy thì cũng khó mà góp ý.
Jet-Groundting là công nghệ phun phụt vữa áp lực cao, còn đối với cọc XMĐ được thi công trộn tơi đất và đưa chất gia cố vào nền, và được hỗ trợ bởi bơm áp lực. Bạn Phan An check lại thông tin để mọi người tìm hiểu nha
Ghi chú