QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Múc nước thí nghiệm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Múc nước thí nghiệm

    Trong công tác khảo sát địa chất công trình để xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện hiện nay người ta hay dùng thí nghiệm múc nước để đánh giá nước chảy vào hố móng khi xây dựng công trình. Hiện nay ở Việt nam theo tôi biết thì chưa có tài liệu hay tiêu chuẩn nào viết về thí nghiệm này. Người ta làm thí nghiệm này theo cách của hút nước đơn giản và người sau làm theo người trước. Vì vậy không thể hiểu hết được bản chất của thí nghiệm cũng như ý nghĩa của thí nghiệm trong việc đánh giá điều kiện ĐCCT. Vậy bác nào có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này, cũng như có tài liệu viết về thí nghiệm này xin chia sẻ cùng mọi người để công tác khảo sát ĐCCT của chúng ta ngày càng hoàn thiện và có nhiều ý nghĩa trong thiết kế và thi công công trình.

  • #2
    Ðề: Múc nước thí nghiệm

    Bác ơi! bác thuê em làm da đen cho bác đi. không phải suy nghĩ nhiều, ma lại được tư vấn miễn phí, không phải mất thời gian nghiên cứu tài liệu. ĐT: 0983 132 652. Mr Đại

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Múc nước thí nghiệm

      Đây là diễn đàn để mọi người chia sẻ chứ không phải là nơi bạn rao vặt. Nếu làm chỉ để mà làm, làm dập khuôn theo người khác thì ai cũng có thể làm được. Nhưng mức độ đúng của tài liệu đến đâu, cơ sở của nó là gì và nó được chỉ dẫn theo tài liệu nào mới là quan trọng bạn ạ.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Múc nước thí nghiệm

        a nào nói là ở VN ko có tài liệu hay tiêu chuẩn nào về thí nghiệm hút nước cần xem lại nhé. các anh cần tìm các sách chuyên môn về ĐCCT để tham khảo. chỉ có điều đúng là chưa có TCVN về TN này nhưng cách mà các a vẫn làm là theo các TChuẩn của Liên Xô cũ chứ ko phải là làm bừa đâu. còn tài liệu thì vẫn có thể tìm được. đặc biệt là TL của thủy lợi... xin cám ơn đã đọc ý kiến.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Múc nước thí nghiệm

          Nếu bạn biết chính xác tên tài liệu đó là gì thì nêu ra cho mọi người biết. Tôi đang làm ở cơ quan đầu ngành của thủy lợi nhưng hỏi đến các bác chuyên gia cũng không có tài liệu này.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Múc nước thí nghiệm

            Nguyên văn bởi geotech-ihr View Post
            Nếu bạn biết chính xác tên tài liệu đó là gì thì nêu ra cho mọi người biết. Tôi đang làm ở cơ quan đầu ngành của thủy lợi nhưng hỏi đến các bác chuyên gia cũng không có tài liệu này.
            Đúng là tôi cũng chưa thấy tiêu chuẩn nào nói về vấn đề này cả, hình như chỉ là kiến thức về Địa chất thủy văn dạy trong các trường ĐH MĐC, Thủy Lợi, XD, GT.. chứ chưa có TCVN. Tôi cũng một vài lần làm cái thí nghiệm này, thú thực là ngại lắm. Cách làm của tôi là: khi khoan đến độ sâu nghi ngờ có nước thì dừng khoan làm sạch lỗ khoan sau đó múc hết nước trong lỗ khoan (khó lắm, bơm hoặc múc được ít mà nước chảy vào thì nhiều, nếu trong cát không cảnh giác có khi sập hết lỗ khoan) khi nào hết nước thì bắt đầu đo nước dâng dần trong LK, khi nào thấy ổn định hoặc dao động theo thủy triều thì thôi. Thí nghiệm là thế nhưng cũng chẳng biết tính toán, sử lý như thế nào đành bệ nguyên kết quả đo (theo thời gian) vào báo cáo. Chỉ sợ có Bác nào bắt mạch thì không biết trả lời sao??? Chính vì vậy có Bác nào có tài liệu về món này thì cho anh em thao khảo với. Cám ơn

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Múc nước thí nghiệm

              Vấn đề này có tiêu chuẩn chứ có sách viết hẳn hoi, có điều các bác chưa biết đó thui. Ko ai gọi là múc nước thí nghiệm nữa mà là hút nước thí nghiệm. Có Quy phạm về hút nước thí nghiệm. Mọi người muốn hiểu sâu về vấn đề này thì đọc quấn Điều tra Địa chất thuỷ văn của thâyd Đoàn Văn Cánh . Mặc dù nó viết cho các giếng khoan ĐCTV nhưng mục đích chung là tính các thông số ĐCTV lên mọi người tham khảo ở đó là bài bản nhất.
              Quang Khải

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Múc nước thí nghiệm

                Nguyên văn bởi Mr.Khai View Post
                Vấn đề này có tiêu chuẩn chứ có sách viết hẳn hoi, có điều các bác chưa biết đó thui. Ko ai gọi là múc nước thí nghiệm nữa mà là hút nước thí nghiệm. Có Quy phạm về hút nước thí nghiệm. Mọi người muốn hiểu sâu về vấn đề này thì đọc quấn Điều tra Địa chất thuỷ văn của thâyd Đoàn Văn Cánh . Mặc dù nó viết cho các giếng khoan ĐCTV nhưng mục đích chung là tính các thông số ĐCTV lên mọi người tham khảo ở đó là bài bản nhất.
                Bạn hiểu nhầm vấn đề rồi bạn ạ. Hút nước thí nghiệm và hút nước thí nghiệm là hai thí nghiệm khác nhau. Múc nước thí nghiệm chỉ có thể coi là trường hợp của hút nước đơn giản. Hiện nay bên thủy lợi, thủy điện vẫn làm rất nhiều, nhưng chưa rõ cơ sở lý luận của nó.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Múc nước thí nghiệm

                  Nguyên văn bởi geotech-ihr View Post
                  Bạn hiểu nhầm vấn đề rồi bạn ạ. Hút nước thí nghiệm và hút nước thí nghiệm là hai thí nghiệm khác nhau. Múc nước thí nghiệm chỉ có thể coi là trường hợp của hút nước đơn giản. Hiện nay bên thủy lợi, thủy điện vẫn làm rất nhiều, nhưng chưa rõ cơ sở lý luận của nó.
                  Đúng là ''múc'' khác với ''hút''

                  thực ra về cơ sở lý thuyết chung là giống nhau, đều dựa vào số liệu về thay đổi mực nước theo thời gian để tính cả. Mọi người có thể tham khảo các tài liệu tiếng Anh về ''SLUG TEST'' - trên mạng nhiều vô thiên lủng.

                  Nôm na là: Slug test là thí nghiệm xác định thông số tầng chứa nước (trong đó có cả độ dẫn nước hay tính thấm) được sử dụng rộng rãi. Nguyên tắc: khi thí nghiệm, mực nước trong hố khoan được thay đổi (lên hoặc xuống) bằng cách múc ra hay đổ nước vào hoặc bằng cách thay thế thể tích khi cho thanh hình trụ vào hố khoan (có lẽ bởi thế nên thí nghiệm mới có tên gọi SLUG ).

                  Trong thí nghiệm, mực nước được đo đạc, ghi chép cùng thời gian cho đến khi mực nước đạt tới vị trí trước khi thí nghiệm. Hệ số thấm được tính toán từ số liệu về chiều cao cột nước và thời gian theo nhiều công thức/phương pháp khác nhau. Các bác có thể tham khảo các tài liệu của các tác giả của công thức (nhức đầu lắm ). Ví dụ: Hvorslev (1951), Cooper et al (1967), Bouwer and Rice (1976), Nguyen and Pinder (1984) (ông Nguyen này chắc người Việt, nhưng chắc chắn không phải thầy giáo ở VN )... và còn nhiều tác giả khác nữa. Tất nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu điểm, hạn chế và phù hợp ở điều kiện nhất định nào đó (điều này tôi chưa đủ trình và thời gian để bàn tới).

                  Như vậy, thí nghiệm múc nước khác với hút nước ở chỗ, trong thí nghiệm hút nước, việc hút kéo dài để tạo phễu hạ thấp và mực nước trong giếng được duy trì ổn định - việc tính toán thông số được tiến hành theo số liệu khi phễu mực nước đã ổn định. Trong thí nghiệm múc nước, việc thay đổi mực nước diễn ra tức thời, và số liệu thí nghiệm được ghi chép đến khi mực nước trong giếng trở về như ban đầu, đồng nghĩa với việc tính toán được tiến hành theo số liệu khi mực nước thay đổi. (bố cháu diễn đạt hơi loằng ngoằng - văn dốt, đọc lại mình viết còn thấy nhức đầu, mong mọi người thông cảm )

                  Các bác có thể ngâm cứu bài viết của tác giả Bervely L.Herzog ''Slug test for determining hydraulic conductivity of natural geologic deposit''. (nhờ bác Gu Gồ tìm là ra ngay). Trong bài viết có trình bày tóm lược các phương pháp tính đối với thí nghiệm.

                  Nhiều dòng chia sẻ cho đỡ buồn ngủ. Giờ đi ngủ thôi.

                  Just SHAREs n CHEERs!
                  Last edited by wasabi; 25-08-2010, 09:15 PM. Lý do: để đọc dễ hiểu hơn
                  Gravitation is not responsible for people falling in love

                  Ghi chú

                  Working...
                  X