QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

ai học công trình thủy điện nhỉ???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • ai học công trình thủy điện nhỉ???

    xin chào cả nhà, cho hỏi có ai học công trình thủy điện không? bên đó mọi người tính toán thiết kế như thế nào vậy? giới thiệu cho tôi chút nhé, tôi học ngầm mà. Vâng xin cảm ơn

  • #2
    Ðề: ai học công trình thủy điện nhỉ???

    Chắc bên Thủy Lợi học kỹ về cái này lắm, post cho anh em học hỏi kinh nghiệm thiết kế đi. Đúng không bác Hùng?
    Attached Files
    Last edited by hama; 24-03-2005, 03:07 AM.
    Tất cả chúng ta đều thất bại.
    Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: ai học công trình thủy điện nhỉ???

      To hungcan, ý bác thì "tính toán thiết kế " về cái gì đây

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: ai học công trình thủy điện nhỉ???

        ý tôi muốn hỏi là bên đó tính toán và thiết kế các đường hầm dẫn nước có áp và giếng điều áp như thế nào. Nói chung là tất cả các loại đường hầm mà các bác phải tính va khi tính và thiết kế thì dựa vào giả thuyết của tác giả nào, có phần mềm gì chưa? giới thiệu cho tui chút coi. Ví dụ như bên tôi tính toán va thiết kế theo mấy cụ Nga ngố là chính bây giờ cũng có một số phần mềm nhưng chưa phát triển được, cũng chưa được tiếp cận

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: ai học công trình thủy điện nhỉ???

          Đúng rồi, hiện nay có một số chương trình có giúp ích kha khá trong việc thiết kế. Nhưng kinh nghiệm sử dụng còn rất hạn chế, vì hiện nay các công trình trong đất việt Nam chưa có, mới rục rịch cái underground ở TP Hồ Chí Minh thôi, mà nếu trong joint rock hay fault rock thì các chương trình tính theo phương pháp môi trường liên tục nghẹo luôn, mà chủ yếu sử dụng phương pháp kinematic analysis hay distinct element method để giải quyết (hiện nay hình như 3DEC, UDEC, DDA (distinct element method) và Unwedge (key block stability) hỗ trợ cái phần nứt nẻ này, nhưng ở Việt nam quá hiếm) . Các công trình thuỷ điện hiện nay chủ yếu là được xây trong môi trường đất đá tương đối rắn cứng, chủ yếu là intact rock nhưng cứ phải tính lớp bê tông dày đến hơn nửa mét thì vô lý (Hoà Bình chẳng hạn). Em thấy nhiều đường hầm áp lực trên thế giới nếu điều kiện cho phép họ không cần chống giữ gì cả , hay trong như thiên nhiên, các cactơ như Phong Nha, Bích động nó còn to hơn Hải Vân nhiều mà cần chống giữ gì đâu mà nó vẫn tồn tại bao nhiêu lâu chả làm sao cả, hì hì... Việc xây thuỷ điện ở Việt Nam còn phải học hỏi người Na Uy nhiều vì hiện nay trong lĩnh vực này họ vẫn là những người có kinh nghiệm nhất.
          Còn các Bác, các Bác sử dụng phương pháp tính nào để tính các vấn đề này đây???
          Tất cả chúng ta đều thất bại.
          Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: ai học công trình thủy điện nhỉ???

            hama và hungcan học trường nào vậy tôi học chuyên nghành thủy điện của trường xây dựng đây. các bác cho anh em học hoi ít kinh nghiệm với...có gì hay poss lên cho anh em cùng tham khảo đi...

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: ai học công trình thủy điện nhỉ???

              Hama à thế thì bạn chưa thi công hầm rồi. Địa chất hầm là vô cùng phức tạp, nếu ko làm áo thì thứ nhất là tổn thất thủy lực rất lớn, tiếp đến là khả năng mất nước và còn rất nhiều vấn đề khác nữa...Do vậy tất cả các đường hầm đã thi công tại VN ta phải làm áo hầm và nó đã đg vận hành rất tốt. Còn bạn so sánh với hang động tự nhiên thì thôi rồi ko có gì để nói cả. Hãy tham khảo các công trình đã làm đi thì sẽ rõ.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: ai học công trình thủy điện nhỉ???

                He, He. Em vẫn còn nặng về lý thuyết lắm các bác ạ. Kinh nghiệm thực tế của em là con số 0 tròn trĩnh.
                Ý em nói ở trên là các đường ngầm không dẫn nước cơ bác Trung ạ. Còn về các đường hầm áp lực tuy rất hạn hữu và không phổ biến, nếu điều kiện địa chất cho phép thì người ta chả cần chống giữ gì cả (nói không chống giữ gì cả là hơi sai - phải có gia cố ít nhiều), tất nhiên trường hợp này rất hiếm khi sảy ra nhưng cũng không phải là ngoại lệ. Theo em nhớ không nhầm thì tại VN cũng có một đoạn hầm không chống cũng khá dài - hình như ở Đanhim (nếu sai thì các bác thứ lỗi)
                Rất tiếc em chuyên ngành của em là XDCTN - chỉ là kỹ thuật XDN đơn thuần, cái phần thuỷ năng, thuỷ lực của dân thuỷ điện em mù tịt. Thất lễ quá với các bác quá.
                Last edited by hama; 17-04-2005, 04:13 AM.
                Tất cả chúng ta đều thất bại.
                Ta đau khổ không phải vì Ta thất bại mà đau khổ vì biết rằng Ta đã không làm hết sức mình!

                Ghi chú

                Working...
                X