Hi, all
Tôi đang nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ chiêu cơ lý của đất, mong nhận được sự chỉ giáo Anh Em.
TÍNH TOÁN GÓC MA SÁT TRONG CỦA ĐẤT CÁT
Cơ sở tính toán
Giả sử mũi cọc khoan nhồi được đặt tại cao độ -47,12m, nằm vào lớp đất cát hạt trung trạng thái chặt có SPT từ 48 đến 65 . Tại cao trình này trong trong quá trình khoan lấy mẫu không lấy được mẫu nguyên dạng để thí nghiệm xác định góc ma sát trong của đất cát. Căn cứ vào kết quả phân tích sau để tính góc ma sát trong của đất cát phục vụ tính toán SCT của cọc.
a. Theo công thức Peck, Hanson và Thornburn
phi = 54-27,6034e- 0,014N’60
Trong đó:
N’60 Số SPT hiệu chỉnh, N’60 = N60* CN = N* CE* CN
Trong đó:
N số SPT xuyên được 30cm, đơn giản lấy trung bình (48+65)/2 = 56
CE hệ số hiệu quả, tham khảo Bowles và thiên về an toàn lấy = 0,5
CN hệ số độ sâu, Peck(1974) = 0,77log (20/1,05/s’v)
s’v = H*gtb = 4500cm*0,00172Kg/cm3 = 7,74 Kg/cm2
==> CN = 0,77*log(20/1,05/7,74) = 0,3
==> N’60 = N* CE* CN =56*0,5*0,3 = 8,4
Vậy, phi = 54-27,6034e- 0,014*8,4 = 30o
(Trong tính toán trên, xem như không có mực nước ngầm)
b. Theo công thức Schmertmann
phi = arctg[N60/(12,2+20,3 s’v)]0,34
Trong đó:
N60= N* CE = 56*0,5=28
s’v Ứng suất lực thẳng đứng hữu hiệu (bar) = 7,74
Vậy, phi = arctg[28/(12,2+20,3*7,74)]0,34 = 28o
c. Theo Terzaghi, Peck (1967)
Bảng1 - Độ chặt tương đối (Dr) và góc ma sát trong phi
Trạng thái Dr(%) N30* phio
Xốp 30 10 25-30
Chặt vừa 30-60 10-30 30-32,3
Chặt 60-80 30-50 32,3-40
Rất chặt >80 >50 40-45
*N30 Số SPT không chuẩn hóa.
Với N30 = (48+65)/2 = 56 búa, nội suy theo bảng 1 có phi = 40o
d. Tính theo [1]
Lớp đất số có các chỉ tiêu cơ lý: Khối lượng riêng, g = 2,28g/cm3; Độ ẩm tự nhiên, W =19,6% Đối chiếu với Phụ lục 23/22TCN18-79 có góc ma sát trong của đất khoảng (35-42)o, thiên về an toàn chọn phi = 35o
Tóm tắt kết quả tính góc ma sát (phi) trong lớp đất tại mũi cọc.
- Peck, Hanson
và Thornburn: 30
- Schmertmann: 28
- Terzaghi, Peck (1967): 40
- 22TCN18-79: 35
Vấn đề thảo luận:
- Theo hiểu biết của Tôi để thí nghiệm ra góc phi thì thí nghiệm theo AASHTO T238 (ASTM D3080): Theo quy phạm này mẫu đất thí nghiệm phải ở trạng thái Thoát nước- cố kết
- Theo thí nghiệm cắt nhanh TCVN 4199-1995 có 3 loại mẫu như sau:
1. Thoát nước- Cố kết
2. Thoát nước – Không cốt kết
3. Không thoát nước – Không cố kết
Thầy có thể cho Em biết góc phi tính theo công thức tại a, b, c sẽ tương ứng với thí nghiệm theo loại mẫu nào?
Thông thường ở phòng thí nghiệm, chỉ thí nghiệm với tổ mẫu 3 (Không thoát nước – Không cố kết ), như vậy có sự khác biệt gì hay liên hệ gì giữa các loai mẫu, ý nghĩa?
Tài liệu tham khảo
1.Thí nghiệm đất hiện trường và ứng dụng trong phân tích nền móng -
Nguyến Thái-Vũ Công Ngữ- Nhà xuất bản KHKT –Hà Nội 2003
2. Đất xây dựng phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn TCXD 226-1999
--------------
Toi post file .PDF de theo doi hon,
Tôi đang nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ chiêu cơ lý của đất, mong nhận được sự chỉ giáo Anh Em.
TÍNH TOÁN GÓC MA SÁT TRONG CỦA ĐẤT CÁT
Cơ sở tính toán
Giả sử mũi cọc khoan nhồi được đặt tại cao độ -47,12m, nằm vào lớp đất cát hạt trung trạng thái chặt có SPT từ 48 đến 65 . Tại cao trình này trong trong quá trình khoan lấy mẫu không lấy được mẫu nguyên dạng để thí nghiệm xác định góc ma sát trong của đất cát. Căn cứ vào kết quả phân tích sau để tính góc ma sát trong của đất cát phục vụ tính toán SCT của cọc.
a. Theo công thức Peck, Hanson và Thornburn
phi = 54-27,6034e- 0,014N’60
Trong đó:
N’60 Số SPT hiệu chỉnh, N’60 = N60* CN = N* CE* CN
Trong đó:
N số SPT xuyên được 30cm, đơn giản lấy trung bình (48+65)/2 = 56
CE hệ số hiệu quả, tham khảo Bowles và thiên về an toàn lấy = 0,5
CN hệ số độ sâu, Peck(1974) = 0,77log (20/1,05/s’v)
s’v = H*gtb = 4500cm*0,00172Kg/cm3 = 7,74 Kg/cm2
==> CN = 0,77*log(20/1,05/7,74) = 0,3
==> N’60 = N* CE* CN =56*0,5*0,3 = 8,4
Vậy, phi = 54-27,6034e- 0,014*8,4 = 30o
(Trong tính toán trên, xem như không có mực nước ngầm)
b. Theo công thức Schmertmann
phi = arctg[N60/(12,2+20,3 s’v)]0,34
Trong đó:
N60= N* CE = 56*0,5=28
s’v Ứng suất lực thẳng đứng hữu hiệu (bar) = 7,74
Vậy, phi = arctg[28/(12,2+20,3*7,74)]0,34 = 28o
c. Theo Terzaghi, Peck (1967)
Bảng1 - Độ chặt tương đối (Dr) và góc ma sát trong phi
Trạng thái Dr(%) N30* phio
Xốp 30 10 25-30
Chặt vừa 30-60 10-30 30-32,3
Chặt 60-80 30-50 32,3-40
Rất chặt >80 >50 40-45
*N30 Số SPT không chuẩn hóa.
Với N30 = (48+65)/2 = 56 búa, nội suy theo bảng 1 có phi = 40o
d. Tính theo [1]
Lớp đất số có các chỉ tiêu cơ lý: Khối lượng riêng, g = 2,28g/cm3; Độ ẩm tự nhiên, W =19,6% Đối chiếu với Phụ lục 23/22TCN18-79 có góc ma sát trong của đất khoảng (35-42)o, thiên về an toàn chọn phi = 35o
Tóm tắt kết quả tính góc ma sát (phi) trong lớp đất tại mũi cọc.
- Peck, Hanson
và Thornburn: 30
- Schmertmann: 28
- Terzaghi, Peck (1967): 40
- 22TCN18-79: 35
Vấn đề thảo luận:
- Theo hiểu biết của Tôi để thí nghiệm ra góc phi thì thí nghiệm theo AASHTO T238 (ASTM D3080): Theo quy phạm này mẫu đất thí nghiệm phải ở trạng thái Thoát nước- cố kết
- Theo thí nghiệm cắt nhanh TCVN 4199-1995 có 3 loại mẫu như sau:
1. Thoát nước- Cố kết
2. Thoát nước – Không cốt kết
3. Không thoát nước – Không cố kết
Thầy có thể cho Em biết góc phi tính theo công thức tại a, b, c sẽ tương ứng với thí nghiệm theo loại mẫu nào?
Thông thường ở phòng thí nghiệm, chỉ thí nghiệm với tổ mẫu 3 (Không thoát nước – Không cố kết ), như vậy có sự khác biệt gì hay liên hệ gì giữa các loai mẫu, ý nghĩa?
Tài liệu tham khảo
1.Thí nghiệm đất hiện trường và ứng dụng trong phân tích nền móng -
Nguyến Thái-Vũ Công Ngữ- Nhà xuất bản KHKT –Hà Nội 2003
2. Đất xây dựng phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn TCXD 226-1999
--------------
Toi post file .PDF de theo doi hon,
Ghi chú