Từ sáng tới tối, Hiroko Yokogawa tất bật tại một công ty thiết kế kiến trúc với những đầu việc từ thư ký tới kế toán, nhưng một ngày làm việc của cô chưa dừng ở đó.
Tan sở, Yokogawa về nhà và quán xuyến các cửa hàng và khuyếch trương sản phẩm trên blog hoặc đi gặp khách hàng trong vai trò nhân viên tư vấn. Một phần ba thu nhập của người phụ nữ 32 tuổi này là từ hai việc phụ này. Chúng ngốn của cô trung bình mỗi ngày ba tiếng hoặc 5 tiếng vào cuối tuần.
Hiroko Yokogawa. Ảnh: NYT.
"Không phải tôi chán ghét gì công việc chính mà vì tôi muốn có thu nhập ổn định và không phải phụ thuộc vào công ty", cô nói và cho biết lúc đầu chỉ định làm thêm để kiếm tiền mua sắm.
Suốt nhiều thập kỷ, đường sự nghiệp tiêu biểu của người Nhật là tốt nghiệp đại học, gia nhập một công ty nào đó và trung thành cho đến lúc nghỉ hưu. Cả đời họ sẽ chỉ làm một việc. Khi mức lương giảm khoảng 12% trong thập kỷ qua vì thị trường lao động không ổn định, thanh niên Nhật bắt đầu tìm cách trang trải cho cuộc sống bằng cách làm tới hai thậm chí ba việc cùng lúc.
Một số người đi phát tờ rơi hoặc bán hàng trong siêu thị. Một số đổi tiền trên mạng. Số khác tham gia các trang web đấu giá trên Internet. Một cuộc trưng cầu hồi đầu năm cho thấy khoảng 17% người Nhật ở độ tuổi 17 đến 50 có nghề phụ.
Hơn một nửa số người được hỏi trong cuộc trưng cầu mà Viện chính sách lao động và đào tạo của Nhật tiến hành năm ngoái cho biết họ muốn có việc làm thêm. Gần 90% nói rằng lý do chính là họ mong có thêm tiền tiêu vặt.
Toshihiro Nagahama, nhà kinh tế học thuộc viện nghiên cứu Dai-Ichi Life tại Tokyo, cho rằng người Nhật bắt đầu tích cóp vì sợ mất việc chính trong thời buổi kinh tế khó khăn này. Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật hồi tháng 7 là 5,2%. Con số đó khá thấp so với chuẩn quốc tế nhưng gần cao kỷ lục ở nước này. Nhiều công ty Nhật cũng cấm trả tiền làm thêm giờ để cắt giảm chi phí.
"Vì không có tiền ngoài giờ, ngày càng nhiều người muốn kiếm việc làm thêm", Kirito Nakano, người từng làm nghề phụ để theo đuổi nghề chính, cho hay.
Chàng trai 28 tuổi này khởi nghiệp như nhiều người khác: gia nhập một công ty lớn sau khi tốt nghiệp đại học năm 2004. Khi thấy rằng lương không đủ trang trải mức sống mong muốn, anh bắt đầu kiếm thêm bằng việc môi giới. Ba năm sau, tiền kiếm được từ công việc phụ cao hơn cả thu nhập chính của Nakano.
Hệ thống tuyển dụng mà người lao động gắn bó cả đời với một công ty bắt đầu tan rã ở Nhật sau thời kỳ kinh tế bong bóng năm 1991. Những người như Yokogawa dần quen với thực tế mới này. Cô từng làm rất nhiều công ty, từ nhân viên trực điện thoại đến bán cà vạt và nhiều nghề khác. Tuy vậy, cô nói rằng sự thay đổi này vẫn khiến thế hệ của cô toát mồ hôi.
"Những người ở tuổi ngoài 30 như tôi cảm thấy khó khăn nhất. Những người ở độ tuổi đôi mươi lớn lên trong thời kỳ mới và quen với tình hình kinh tế khó khăn. Nhưng thế hệ tôi lớn lên với niềm tin rằng bạn chỉ cần vào một công ty lớn và làm việc chăm chỉ là sẽ ổn cả đời", Yokogawa nói.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Yoshihiko Noda tháng trước nói rằng đã đến lúc nước này cần hành động để những người trẻ tuổi có thể ước mơ và kiếm được việc làm.
Shinsuke Ogino, tác giả nhiều cuốn sách về làm thêm và làm hai việc cùng lúc, cho biết những người kiếm việc phụ thường không thỏa mãn với công việc chính nhưng đó là dấu hiệu tốt khi số người có tư tưởng làm ăn đang tăng lên.
Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian kiếm tiền cũng khiến người ta mệt mỏi. "Làm thêm vì tiền đúng là hết hơi. Nhưng nếu bạn làm công việc mà bạn yêu thích thì nó khiến bạn mạnh mẽ hơn", Yokogawa nói và cho biết thêm cô thường kết hợp công việc quảng cáo sản phẩm với việc ghé thăm các cửa hiệu.
Yokogawa cũng hy vọng dùng kinh nghiệm kiếm việc của cô để giúp người khác tìm việc làm và lối sống phù hợp với họ. Mỗi khách hàng cần đến sự tư vấn của cô phải trả lệ phí 36 USD. Cô dự định sẽ tăng lệ phí vào năm tới và phát triển dịch vụ này, có thể biến nó thành công việc thực sự.
Nhưng kế hoạch đó không có nghĩa là cô sẽ bỏ việc tại công ty thiết kế kiến trúc kia. "Tôi không muốn bỏ việc mà muốn có vài việc khác nhau cùng lúc", cô nói.
Ngọc Sơn
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Cuo...0/09/3BA201B7/
Tan sở, Yokogawa về nhà và quán xuyến các cửa hàng và khuyếch trương sản phẩm trên blog hoặc đi gặp khách hàng trong vai trò nhân viên tư vấn. Một phần ba thu nhập của người phụ nữ 32 tuổi này là từ hai việc phụ này. Chúng ngốn của cô trung bình mỗi ngày ba tiếng hoặc 5 tiếng vào cuối tuần.
Hiroko Yokogawa. Ảnh: NYT.
"Không phải tôi chán ghét gì công việc chính mà vì tôi muốn có thu nhập ổn định và không phải phụ thuộc vào công ty", cô nói và cho biết lúc đầu chỉ định làm thêm để kiếm tiền mua sắm.
Suốt nhiều thập kỷ, đường sự nghiệp tiêu biểu của người Nhật là tốt nghiệp đại học, gia nhập một công ty nào đó và trung thành cho đến lúc nghỉ hưu. Cả đời họ sẽ chỉ làm một việc. Khi mức lương giảm khoảng 12% trong thập kỷ qua vì thị trường lao động không ổn định, thanh niên Nhật bắt đầu tìm cách trang trải cho cuộc sống bằng cách làm tới hai thậm chí ba việc cùng lúc.
Một số người đi phát tờ rơi hoặc bán hàng trong siêu thị. Một số đổi tiền trên mạng. Số khác tham gia các trang web đấu giá trên Internet. Một cuộc trưng cầu hồi đầu năm cho thấy khoảng 17% người Nhật ở độ tuổi 17 đến 50 có nghề phụ.
Hơn một nửa số người được hỏi trong cuộc trưng cầu mà Viện chính sách lao động và đào tạo của Nhật tiến hành năm ngoái cho biết họ muốn có việc làm thêm. Gần 90% nói rằng lý do chính là họ mong có thêm tiền tiêu vặt.
Toshihiro Nagahama, nhà kinh tế học thuộc viện nghiên cứu Dai-Ichi Life tại Tokyo, cho rằng người Nhật bắt đầu tích cóp vì sợ mất việc chính trong thời buổi kinh tế khó khăn này. Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật hồi tháng 7 là 5,2%. Con số đó khá thấp so với chuẩn quốc tế nhưng gần cao kỷ lục ở nước này. Nhiều công ty Nhật cũng cấm trả tiền làm thêm giờ để cắt giảm chi phí.
"Vì không có tiền ngoài giờ, ngày càng nhiều người muốn kiếm việc làm thêm", Kirito Nakano, người từng làm nghề phụ để theo đuổi nghề chính, cho hay.
Chàng trai 28 tuổi này khởi nghiệp như nhiều người khác: gia nhập một công ty lớn sau khi tốt nghiệp đại học năm 2004. Khi thấy rằng lương không đủ trang trải mức sống mong muốn, anh bắt đầu kiếm thêm bằng việc môi giới. Ba năm sau, tiền kiếm được từ công việc phụ cao hơn cả thu nhập chính của Nakano.
Hệ thống tuyển dụng mà người lao động gắn bó cả đời với một công ty bắt đầu tan rã ở Nhật sau thời kỳ kinh tế bong bóng năm 1991. Những người như Yokogawa dần quen với thực tế mới này. Cô từng làm rất nhiều công ty, từ nhân viên trực điện thoại đến bán cà vạt và nhiều nghề khác. Tuy vậy, cô nói rằng sự thay đổi này vẫn khiến thế hệ của cô toát mồ hôi.
"Những người ở tuổi ngoài 30 như tôi cảm thấy khó khăn nhất. Những người ở độ tuổi đôi mươi lớn lên trong thời kỳ mới và quen với tình hình kinh tế khó khăn. Nhưng thế hệ tôi lớn lên với niềm tin rằng bạn chỉ cần vào một công ty lớn và làm việc chăm chỉ là sẽ ổn cả đời", Yokogawa nói.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Yoshihiko Noda tháng trước nói rằng đã đến lúc nước này cần hành động để những người trẻ tuổi có thể ước mơ và kiếm được việc làm.
Shinsuke Ogino, tác giả nhiều cuốn sách về làm thêm và làm hai việc cùng lúc, cho biết những người kiếm việc phụ thường không thỏa mãn với công việc chính nhưng đó là dấu hiệu tốt khi số người có tư tưởng làm ăn đang tăng lên.
Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian kiếm tiền cũng khiến người ta mệt mỏi. "Làm thêm vì tiền đúng là hết hơi. Nhưng nếu bạn làm công việc mà bạn yêu thích thì nó khiến bạn mạnh mẽ hơn", Yokogawa nói và cho biết thêm cô thường kết hợp công việc quảng cáo sản phẩm với việc ghé thăm các cửa hiệu.
Yokogawa cũng hy vọng dùng kinh nghiệm kiếm việc của cô để giúp người khác tìm việc làm và lối sống phù hợp với họ. Mỗi khách hàng cần đến sự tư vấn của cô phải trả lệ phí 36 USD. Cô dự định sẽ tăng lệ phí vào năm tới và phát triển dịch vụ này, có thể biến nó thành công việc thực sự.
Nhưng kế hoạch đó không có nghĩa là cô sẽ bỏ việc tại công ty thiết kế kiến trúc kia. "Tôi không muốn bỏ việc mà muốn có vài việc khác nhau cùng lúc", cô nói.
Ngọc Sơn
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Cuo...0/09/3BA201B7/