Tác giả: TS. Nguyễn Sĩ Phương (biên dịch)
Bóp còi là nghĩa vụ công dân tại Việt Nam. Còi dùng để cướp đường, cũng có khi chỉ vì tay đang rảnh rỗi, cũng có khi do cả hai. Thậm chí, vì vô cớ, muốn chơi trội giữa trời đất.
Với cư dân Hà Thành, giao thông Hà Nội là một phần cuộc sống, thường nhật như không khí để thở, nước để uống; nhưng trong con mắt của người nước ngoài lạ lẫm tới, lại là những phát hiện khác thường. Biết được những khám phá đó của họ về mình, dù sai đúng cũng là điều thú vị, nhất là bài viết mới đây đăng trên trang mạng Welt online Đức, với tiêu đề "Giao thông Hà Nội - một sự điên rồ hoàn toàn bình thường", thu hút rất nhiều độc giả Đức bình luận.
Bạn cảm thấy mình rất chịu chơi ư? Bạn thấy chưa việc gì có thể thoả mãn tính thích hung hiểm, hay bạn thấy sức khoẻ của mình tốt như kim cương không gì tàn phá được? Vậy mời bạn tham gia giao thông tại Việt Nam, bạn sẽ được mở rộng tầm mắt.
Bóp còi là nghĩa vụ công dân tại Việt Nam. Còi dùng để cướp đường, cũng có khi chỉ vì tay đang rảnh rỗi, cũng có khi do cả hai. Thậm chí, vì vô cớ, muốn chơi trội giữa trời đất. Tiếng còi khắp mọi nơi, đằng sau, đằng trước, trái, phải, đâu đâu cũng ing ỏi còi, 24 trên 24, bảy ngày trong tuần.
Tiếng còi cũng rất vô cùng, muôn màu muôn vẻ, người thì lắp còi ngắn tiếng nhưng chói tai, người thì dùng còi âm dài nhưng trầm đục, một văn hoá âm thanh phát triển nhất thế giới. Gần đây, tôi còn nghe có vụ tài xế xe tải trang bị còi mạnh 300 Dez. (trong khi máy khoan bê tông chỉ gây tiếng ồn 120 Dez.) làm một người phụ nữ đi đường giật mình đánh rơi đứa con đang bế, khiến nó mất mạng. Người Việt hay gọi Lào là nước "vạn tượng", nên tôi cũng xin được mạn phép gọi Việt Nam là đất nước "vạn còi"!
Tôi cho rằng, người Việt, ai cũng nghĩ mình phải có vài ba mạng sống, nếu không thì chẳng ai dại gì tham gia giao thông, bởi lúc nào cũng phải đem mạng mình ra cá cược. Trên luật là đi lề phải nhưng thường thì chỗ nào cũng phóng lên được, kể cả vỉa hè, ụ chắn, miễn là có chỗ. Nháy đèn như ở Đức là gì? Ở đây được coi là trò vô duyên. Dành cho mọi việc, bạn đều phải sử dụng vũ khí tối hậu: còi. Nếu bạn bị tai nạn giao thông thì sao? Câu trả lời chỉ có một: chết là cái chắc. Cấp cứu khẩn cấp ư? Ai điên mà lao đầu xuống đường đầy xe để cấp cứu bạn?
Nếu có người nhân từ gọi điện cho xe cấp cứu ư, bạn cũng khó còn sống để đợi. Bởi xe cũng phải mất vài tiếng mới tới nơi. Tại đây xe cấp cứu không ai nhường đường, không chỉ bởi mọi người vô ý thức, mà đơn giản vì nếu họ có muốn nhường đường thì cũng không có chỗ để tránh.
Thậm chí bọn vô lại còn lợi dụng lúc nạn nhân nằm lăn ra để nhảy vào móc túi. Tốt nhất đừng để vướng vào tai nạn, đồng nghĩa với việc muốn chắc chắn nhất thì đừng ra đường. Công an giao thông Việt Nam đúng ra có nhiệm vụ nặng nề nhất thế giới, nhưng chắc quá bận, hoặc qúa khác so với đồng nghiệp quốc tế, nên hầu như không bao giờ thấy được mặt họ trên đường, ngoại trừ trên vài trục chính.
Xe máy tại Việt Nam là phương tiện giao thông số một, giống như ô tô tại Đức. Vì vậy mọi người dùng nó để chuyên trở mọi thứ khiến ta phải ngạc nhiên bội phục, từ dăm thành viên gia đình tới rau quả, đồ ăn, thậm chí gia súc, bò lợn vừa giết mổ còn nguyên móc hàm. Có hôm tôi tưởng mình năm mơ, khi nhìn một chiếc tủ to bự tự chạy trên đường, tới lúc vượt qua mới thấy đằng trước có người lái.
Có phụ nữ còn cưỡi sau chiếc xe đang phóng bạt mạng vạch vú cho con bú. Việt Nam đang chịu đựng mùa hè nóng nhất từ 50 năm nay. Nhiệt độ thường xuyên quá 40. Vì muốn tránh cho da bị đen nên phụ nữ ra đường thường che kín tay chân mặt mũi, thậm chí đeo cả găng tay. Thêm vào kích râm, khẩu trang bịt mặt và đội mũ bảo hiểm trông họ không khác mấy nhân viên làm việc trong nhà máy điện nguyên tử cần phòng chống phóng xạ. Nhiều người trang bị đen từ đầu tới chân khiến tôi nghĩ tới bọn khủng bố Hồi giáo.
Không khí tại đây ô nhiễm nặng nề, khi xe cộ tăng mỗi năm lên 15%, bụi từ đường thêm vào khói xe cộng bụi xây dựng và mùi rác rưởi tạo một cảm giác qúa ngột ngạt. Hiện nay tỉ lệ ô nhiễm không khí tại Việt Nam cao gấp ba ranh giới gây hại sức khỏe. Bạn muốn đổ xăng thì nên căng mắt ra tìm, nếu chưa biết thì không tìm ra được, nếu biết được rồi thì sẽ thấy ở đâu cũng có. Các trạm xăng xe máy nhỏ thường đựng xăng trong vỏ chai cola và hay để vài chai đục mờ lên ghế con tại lề đường, chớ đừng tưởng đó là cola thật rồi tu.
Nếu bạn muốn đi xe đạp thì nên để ý tới bàn chân của mình khi dừng xe, chân có thể bị xe sau cán nát bất kỳ lúc nào. Người Việt ai cũng có phong cách đi ngổ ngáo, hình thành phong cách chung là không ai nhường ai, chính bởi ai cũng đi và nghĩ như ai, nên thường không sao; bạn chỉ cần làm khác một chút, hay tưởng nhầm đang chạy xe ở nước bạn, nhường nhịn ai đó, thì coi như cầm chắc tai nạn. Cái đó đã nằm trong máu của mọi người.
Tôi đã có lúc mục thị một người mẹ dạy con mình tập đi xe đạp trên luồng đường chính, nhằm giờ cao điểm.
Khi tôi trò chuyện với một đồng hương đang làm việc một năm nay tại Hà Nội, anh mỉm cười nói rằng, lúc đầu anh cũng không quen nhưng chỉ sau vài tháng, anh thấy nếu quay lại Đức sẽ rất nhớ tới tiếng còi và những con đường đầy rác rưởi tại xứ sở này, vì nó hình thành nên một phần máu thịt mình khi sống ở đây mất rồi.
Nếu thực sự đúng vậy, thì đó qủa là lý do hoàn toàn tự nhiên khiến không ai chịu bắt tay vào khắc phục các vấn đề giao thông tại Việt Nam, hoặc giả họ sợ mất đi phong cách riêng của mình chăng?
http://tuanvietnam.net/2010-09-10-du...thong-hien-dai
Bóp còi là nghĩa vụ công dân tại Việt Nam. Còi dùng để cướp đường, cũng có khi chỉ vì tay đang rảnh rỗi, cũng có khi do cả hai. Thậm chí, vì vô cớ, muốn chơi trội giữa trời đất.
Với cư dân Hà Thành, giao thông Hà Nội là một phần cuộc sống, thường nhật như không khí để thở, nước để uống; nhưng trong con mắt của người nước ngoài lạ lẫm tới, lại là những phát hiện khác thường. Biết được những khám phá đó của họ về mình, dù sai đúng cũng là điều thú vị, nhất là bài viết mới đây đăng trên trang mạng Welt online Đức, với tiêu đề "Giao thông Hà Nội - một sự điên rồ hoàn toàn bình thường", thu hút rất nhiều độc giả Đức bình luận.
Bạn cảm thấy mình rất chịu chơi ư? Bạn thấy chưa việc gì có thể thoả mãn tính thích hung hiểm, hay bạn thấy sức khoẻ của mình tốt như kim cương không gì tàn phá được? Vậy mời bạn tham gia giao thông tại Việt Nam, bạn sẽ được mở rộng tầm mắt.
Bóp còi là nghĩa vụ công dân tại Việt Nam. Còi dùng để cướp đường, cũng có khi chỉ vì tay đang rảnh rỗi, cũng có khi do cả hai. Thậm chí, vì vô cớ, muốn chơi trội giữa trời đất. Tiếng còi khắp mọi nơi, đằng sau, đằng trước, trái, phải, đâu đâu cũng ing ỏi còi, 24 trên 24, bảy ngày trong tuần.
Tiếng còi cũng rất vô cùng, muôn màu muôn vẻ, người thì lắp còi ngắn tiếng nhưng chói tai, người thì dùng còi âm dài nhưng trầm đục, một văn hoá âm thanh phát triển nhất thế giới. Gần đây, tôi còn nghe có vụ tài xế xe tải trang bị còi mạnh 300 Dez. (trong khi máy khoan bê tông chỉ gây tiếng ồn 120 Dez.) làm một người phụ nữ đi đường giật mình đánh rơi đứa con đang bế, khiến nó mất mạng. Người Việt hay gọi Lào là nước "vạn tượng", nên tôi cũng xin được mạn phép gọi Việt Nam là đất nước "vạn còi"!
Tôi cho rằng, người Việt, ai cũng nghĩ mình phải có vài ba mạng sống, nếu không thì chẳng ai dại gì tham gia giao thông, bởi lúc nào cũng phải đem mạng mình ra cá cược. Trên luật là đi lề phải nhưng thường thì chỗ nào cũng phóng lên được, kể cả vỉa hè, ụ chắn, miễn là có chỗ. Nháy đèn như ở Đức là gì? Ở đây được coi là trò vô duyên. Dành cho mọi việc, bạn đều phải sử dụng vũ khí tối hậu: còi. Nếu bạn bị tai nạn giao thông thì sao? Câu trả lời chỉ có một: chết là cái chắc. Cấp cứu khẩn cấp ư? Ai điên mà lao đầu xuống đường đầy xe để cấp cứu bạn?
Nếu có người nhân từ gọi điện cho xe cấp cứu ư, bạn cũng khó còn sống để đợi. Bởi xe cũng phải mất vài tiếng mới tới nơi. Tại đây xe cấp cứu không ai nhường đường, không chỉ bởi mọi người vô ý thức, mà đơn giản vì nếu họ có muốn nhường đường thì cũng không có chỗ để tránh.
Thậm chí bọn vô lại còn lợi dụng lúc nạn nhân nằm lăn ra để nhảy vào móc túi. Tốt nhất đừng để vướng vào tai nạn, đồng nghĩa với việc muốn chắc chắn nhất thì đừng ra đường. Công an giao thông Việt Nam đúng ra có nhiệm vụ nặng nề nhất thế giới, nhưng chắc quá bận, hoặc qúa khác so với đồng nghiệp quốc tế, nên hầu như không bao giờ thấy được mặt họ trên đường, ngoại trừ trên vài trục chính.
Xe máy tại Việt Nam là phương tiện giao thông số một, giống như ô tô tại Đức. Vì vậy mọi người dùng nó để chuyên trở mọi thứ khiến ta phải ngạc nhiên bội phục, từ dăm thành viên gia đình tới rau quả, đồ ăn, thậm chí gia súc, bò lợn vừa giết mổ còn nguyên móc hàm. Có hôm tôi tưởng mình năm mơ, khi nhìn một chiếc tủ to bự tự chạy trên đường, tới lúc vượt qua mới thấy đằng trước có người lái.
Có phụ nữ còn cưỡi sau chiếc xe đang phóng bạt mạng vạch vú cho con bú. Việt Nam đang chịu đựng mùa hè nóng nhất từ 50 năm nay. Nhiệt độ thường xuyên quá 40. Vì muốn tránh cho da bị đen nên phụ nữ ra đường thường che kín tay chân mặt mũi, thậm chí đeo cả găng tay. Thêm vào kích râm, khẩu trang bịt mặt và đội mũ bảo hiểm trông họ không khác mấy nhân viên làm việc trong nhà máy điện nguyên tử cần phòng chống phóng xạ. Nhiều người trang bị đen từ đầu tới chân khiến tôi nghĩ tới bọn khủng bố Hồi giáo.
Không khí tại đây ô nhiễm nặng nề, khi xe cộ tăng mỗi năm lên 15%, bụi từ đường thêm vào khói xe cộng bụi xây dựng và mùi rác rưởi tạo một cảm giác qúa ngột ngạt. Hiện nay tỉ lệ ô nhiễm không khí tại Việt Nam cao gấp ba ranh giới gây hại sức khỏe. Bạn muốn đổ xăng thì nên căng mắt ra tìm, nếu chưa biết thì không tìm ra được, nếu biết được rồi thì sẽ thấy ở đâu cũng có. Các trạm xăng xe máy nhỏ thường đựng xăng trong vỏ chai cola và hay để vài chai đục mờ lên ghế con tại lề đường, chớ đừng tưởng đó là cola thật rồi tu.
Nếu bạn muốn đi xe đạp thì nên để ý tới bàn chân của mình khi dừng xe, chân có thể bị xe sau cán nát bất kỳ lúc nào. Người Việt ai cũng có phong cách đi ngổ ngáo, hình thành phong cách chung là không ai nhường ai, chính bởi ai cũng đi và nghĩ như ai, nên thường không sao; bạn chỉ cần làm khác một chút, hay tưởng nhầm đang chạy xe ở nước bạn, nhường nhịn ai đó, thì coi như cầm chắc tai nạn. Cái đó đã nằm trong máu của mọi người.
Tôi đã có lúc mục thị một người mẹ dạy con mình tập đi xe đạp trên luồng đường chính, nhằm giờ cao điểm.
Khi tôi trò chuyện với một đồng hương đang làm việc một năm nay tại Hà Nội, anh mỉm cười nói rằng, lúc đầu anh cũng không quen nhưng chỉ sau vài tháng, anh thấy nếu quay lại Đức sẽ rất nhớ tới tiếng còi và những con đường đầy rác rưởi tại xứ sở này, vì nó hình thành nên một phần máu thịt mình khi sống ở đây mất rồi.
Nếu thực sự đúng vậy, thì đó qủa là lý do hoàn toàn tự nhiên khiến không ai chịu bắt tay vào khắc phục các vấn đề giao thông tại Việt Nam, hoặc giả họ sợ mất đi phong cách riêng của mình chăng?
http://tuanvietnam.net/2010-09-10-du...thong-hien-dai