QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

    thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường,theo các anh chị thì thí nghiệm nào xác định trạng thái của đất chuẩn nhất,nghe nói thí nghiệm SPT ở Việt Nam thì chuẩn chỉ 30-:-40%.
    Kỹ sư mà ko biết quy trình về thí nghiệm địa chất có nên làm chủ nhiệm đồ án ko?
    Kỹ sư địa chất làm về địa chất 10 năm rồi mà đi hỏi cách thí nghiệm 9 chỉ tiêu cơ lý của đất,bắt TNV fải chỉ nữa thì bó tay,nếu kỹ sư như vậy thì đi chết cho rồi,tôi thấy có nhiều kỹ sư ko có năng lực mà hay nổ bom lắm,có anh em nào chỉ tui cách test mấy kỹ sư đó ko?test sau mà ko biết cách trả lời luôn đó

  • #2
    Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

    Trước đây thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường thường cho kết quả khác nhau do rất nhiều nguyên nhân (dân ĐKT chắc biết). Gần đây với sự ra đời của các thiết bị đo biến dạng cục bộ (local strain measurement) đo biến dạng của đất cứng và đá mềm với eps dưới 0.001%, khoảng cách đó gần như bị xóa nhòa. Hiện nay chưa có thí nghiệm nào test trạng thái của đất chuẩn nhất vì sự hạn chế của thiết bị đo cũng như trình độ của kỹ thuật viên. Cái khó khi thí nghiệm là không biết giải thích kết quả. Câu trả lời duy nhất là phải TN làm lại nhiều lần và viết paper.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

      Sao bac lai bi quan the nhi!!!, o dau cung cho thi nghiem dang tin cay, cho khong chu!, co nguoi hay nguoi do chu! (co the o cho bac no the) bac cu noi vay bon em lam sao con muon lam nghe DCCT-DKT nua
      Email: Hoangkiendkt@yahoo.com
      ĐT: 0912370215-0989085385

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

        Sắp xếp theo độ tin cậy từ cao xuống thấp:
        -Xuyên tĩnh CPTu
        -Nén ngang (pressuremeter test)
        -Cắt cánh VST
        -SPT

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

          Bác Huy: SPT phổ biến vì là nó dễ làm. Chứ còn chất lượng thì tam toạng lắm. Thành thử muốn dùng kết quả thí nghiệm cũng phải correct chán chê mới được. Cắt cánh cũng là một dạng thí nghiệm thô thiển như vậy. Xuyên tĩnh CPT và nén ngang nếu mà so với 2 ông kia thì tinh xảo hơn nhiều.

          Bác Duongtn: Kỹ sư không nhất thiết phải biết cụ thể trình tự thao tác làm thí nghiệm như thế nào nhưng chí ít phải hiểu được nguyên tắc. Với lại cái nghề này biết nổ một tí cũng hay của nó . Kỹ sư xây dựng chứ có phải rocket scientist đâu, phỏng bác?

          P/S - Cuối năm mừng tuổi cháu nhà bác Huy một phiếu rồi nhé

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

            Em các bác hiện cũng đang dính 1 quả đất trương nở nhưng xem hồ sơ địa chất của các cụ thì thấy giấu tiệt mấy cái hình trụ hố khoan lẫn các kết quả thí nghiệm thế mà vẫn lọt phê duyệt báo cáo. Các bác ĐCCT nhà mình khá thật. Ấy là chưa truy đến mấy cái tọa độ hố khoan.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

              Mình đang chuẩn bị khảo sát hai tuyến metro cho Siemen tại TPHCM. Bọn nó đòi phải có thiết bị đo năng lượng SPT:
              http://pile.com/pdi/es/productos/spt/default.asp
              Mua đắt tiền quạ Điều này chứng tỏ tụi nó không tin số búa SPT, nếu dùng thiết kế độ tin cậy không cao (tuy nhiên dễ thí nghiệm).

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                Khi nào có kết quả cuối cùng mình sẽ post lên cho anh em.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                  Kỹ sư chủ nhiệm đồ án có phải biết tất cả các kỹ thuật thí nghiệm ĐKT không? theo tôi trả lời như bác Phạm là đúng, vì:
                  Thực ra, khi thiết kế kết cấu công trình, thường nhiều kỹ sư thiết kế chỉ làm việc trên kết quả báo cáo thẩm tra của đơn vị khảo sát là chính (đó là theo pháp luật qui định), nhưng vẫn cần biết nguyên tắc và độ tin cậy của các cách thí nghiệm.
                  Hiện nay, có nhiều qui trình thí nghiệm rất khác nhau, ví dụ ngay cả việc nén tĩnh cọc thì cũng có nhiều kiểu nén, vì vậy, dù kỹ sư tư vấn không biết hoặc biết rồi mà vẫn yêu cầu TNV trình bày lại (để biết hay để kiểm tra hiểu biết của người thí nghiệm) cũng là điều tốt. (các bạn cứ làm việc với tư vấn nước ngoài sẽ thấy họ làm như vậy, cái gì cũng hỏi hết)
                  Không ai có thể biết hết mọi điều, kỹ sư thiết kế móng có khi còn biết rõ móng hơn chủ nhiệm đồ án, và TNV lại biết rõ thao tác thí nghiệm hơn kỹ sư móng là điều bình thường.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                    Tôi là thành viên mới, xin được phép có vài lời mạn đàm.
                    Theo thiển ý của tôi, các kỹ sư ngày nay phải có những hiểu biết nhất định về công tác khảo sát-thí nghiệm. Rất nhiều công trình ngày nay không bền vững vì lý do: khảo sát-thí nghiệm ĐKT thiếu nội dung, phương pháp không đúng, không phù hợp hoặc các số liệu khảo sát ĐKT không đủ độ tin cậy. Các thử nghiệm nên thiên về các phương pháp thử nghiệm hiện trường, sẽ có độ tin cậy cao hơn, phản ánh đúng tình hình làm việc thực tế của nền đất hơn. SPT là một phương pháp dễ làm, chi phí thấp, nhưng với cách làm và quy trình VN hiện nay thì...cũng chỉ để cho vui thôi.
                    Xin cám ơn quý vị.
                    http://cauduongbkdn.com

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                      Xin cám ơn Bạn PhanTuHuong (xin phép được xưng hô như vậy) đã có hồi âm nhanh chóng.

                      Quan điểm cá nhân của tôi, công khảo khảo sát ĐCTC-ĐKT phải được đặt ở một vị trí thích đáng trong quá trình KS-TK và cả trong quá trình thi công nữa; và chi phí cho công tác này dù có đắt gấp nhiều lần đi chăng nữa (so với những chi phí dành cho "nó" hiện nay) cũng phải chấp nhận, không thể làm hời hợt được.

                      Tôi cũng đã gặp không ít dự án đầu tư xây dựng cầu đường, vốn đầu chục tỉ, hàng trăm tỉ, nhưng tiến độ thi công vô cùng chậm chạm do công tác KS ĐCCT-ĐKT không được đầu tư đúng mức, nhiều dự án đã có những như hỏng từ rất sớm (mà nguyên nhân chính là các số liệu KS ĐCCT-ĐKT không đúng , không đủ do nhiều nguyên nhân). So với vốn đầu tư cho một dự án xây dựng (đặc biệt là cầu đường), chi phí cho công tác ĐCCT-ĐKT có đáng là bao!

                      Một điều đáng nói nữa ở đây là khi công trình gặp sự cố, mọi "tội lỗi" thường được đổ lên đầu Nhà thầu thi công, chứ mấy ai đổ lỗi cho đơn vị KS-TK không có Đề cương KS ĐCCT-ĐKT đầy đủ hay Chủ đầu tư (đôi khi Đề cương KS đầy đủ nhưng các vị này các cắt nội dung, khối lượng để "giảm chi phí").

                      Việc lập đề cương KS ĐCCT-ĐKT thường do các Chủ nhiệm đồ án thiết kế. Các vị này nếu không có các hiểu biết về công tác KS ĐCCT-ĐKT, không có những thông tin mới về các PP KS ĐCCT-ĐKT hiện đại ngày nay, liệu có đưa ra được các yêu cầu KS ĐCCT-ĐKT đúng mức?

                      Xin Bạn cho thêm ý kiến bình luận về độ chặt của đất được xác định thông qua thí nghiệm SPT.
                      Last edited by nbc; 26-08-2006, 03:53 PM.
                      http://cauduongbkdn.com

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                        Theo bạn, kết quả xác định độ chặt của đất (dung trọng của đất) trong lỗ khoan thông qua thí nghiệm SPT có sai khác thế nào so với đất ở trạng thái nguyên dạng?
                        http://cauduongbkdn.com

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                          Nguyên văn bởi PhanTuHuong
                          Không hiểu các bạn làm như thế nào nhưng tôi thấy SPT hữu dụng đấy chứ. Với đất rời, làm thế nào bạn xác định được độ chặt ngoài hiện trường nếu ko dùng SPT (ngoài xuyên tĩnh)?? Với các công trình móng sâu, thí nghiệm hiện trường khác không thể thực hiện nhưng SPT vẫn có thể (như anh Huy có nói đến). Tuy nhiên, không nên sử dụng SPT trong đất loặi sét vì kết quả cho ra linh tinh lắm. Mô tả trạng thái đất loặi sét theo SPT thì hỏng luôn đấy!
                          Xin đóng góp vài ý kiến như vậy!
                          Khái niệm độ chặt ngoài hiện trường do bạn đề cập trong bài viết nên tôi mới thấy lạ (vì vậy phải mở ngoặc thêm từ dung trọng).

                          Theo chỗ tôi được biết thì hiện nay chúng ta đã đồng nghĩa độ chặt với dung trọng khô thực tế đạt được ở hiện trường sau quá trình đầm nén.
                          Còn để xác định độ chặt đầm nén K ngoài thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn (thí nghiệm xác định tương quan dung trọng khô - độ ẩm) còn phải tiến hành thêm các thử nghiệm dung trọng ẩm và độ ẩm của đất ngoài hiện trường bằng các phương pháp:
                          - Dao đai;
                          - Phao Cô-va-li-ép;
                          - Phễu rót cát;
                          - Bao mỏng;
                          - Dùng thiết bị đồng vị phóng xạ.

                          Cám ơn Bạn đã có những trao đổi.
                          Last edited by nbc; 27-08-2006, 10:29 PM.
                          http://cauduongbkdn.com

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                            Cám ơn Bạn ToanDF đã có lời giới thiệu chúng tôi với nhau.
                            Mảng ĐCCT-ĐKT tôi cũng mê lắm, nhưng hiểu biết còn hạn chế quá. Mong được các anh chị trên Diễn đàn chỉ giáo thêm.
                            http://cauduongbkdn.com

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường...

                              Nguyên văn bởi nbc
                              Khái niệm độ chặt ngoài hiện trường do bạn đề cập trong bài viết nên tôi mới thấy lạ (vì vậy phải mở ngoặc thêm từ dung trọng).

                              Theo chỗ tôi được biết thì hiện nay chúng ta đã đồng nghĩa độ chặt với dung trọng khô thực tế đạt được ở hiện trường sau quá trình đầm nén.
                              Theo tôi hiểu thì cần phân biệt độ chặt của đất dính với đất rời.

                              Khi thiết kế đập đất đầm nén, người ta quan tâm đến đất dính vì có khả năng chống thấm tốt. Độ chặt (hay còn gọi hệ số đầm nén) là tỷ số của dung trọng khô thiết kế yêu cầu đất đắp thân đập so với dung trọng khô lớn nhất đạt được bằng đầm thí nghiệm Proctor trong phòng.
                              K=gamma ktk/gammakmax. (K>0.95 đến K>0.97)


                              Đối với đất rời, có người đã đặt vấn đề đắp đê, đập bằng đất rời nhưng bị phản đối kịch liêt, lý do là mất ổn định thấm. Về vấn đề xác định độ chặt cùa đất rời, xác định gamma thiết kế của vật liệu này ra sao? các bác thảo luận cho vui.

                              Riêng với cát, độ chặt được thế giới định nghĩa như sau
                              D=(emax-e)/(emax-emin)

                              Xem ra vấn đề độ chặt của đất cũng không đơn giản nhỉ.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X