QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sức chịu tải của nền đất yếu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sức chịu tải của nền đất yếu

    Khi thiết kế san nền, chúng ta phải kiểm toán ổn định trượt của taluy đắp và sức chịu tại của nền đất yếu.
    Ổn định trượt thì có thể sử dụng Geoslope để kiểm tra, còn sức chịu tải của nền đất yếu thì các bạn tính như thế nào? Nếu sử dụng các công thức tính sức chịu tải của móng nông để tính thì sẽ lấy chiều rộng móng bằng bao nhiêu? Chiều rộng san nền thường hàng trăm m, nếu đưa giá trị B này vào công thức sẽ tính được sức chịu tải rất lớn. Có người nói lấy B = 4m nhưng tôi thấy không có cơ sở.
    Lưu ý là việc tính sức chịu tải của nền đất yếu rất quan trọng khi luận chứng sự cần thiết phải xử lý nền trong trường hợp tải trọng khai thác yêu cầu lớn hơn sức chịu tải của nền đất.
    Các bạn cùng thảo luận nhé.

  • #2
    Ðề: Sức chịu tải của nền đất yếu

    - trường hợp này tính sức chịu tải để làm gì?
    - việc áp dụng công thức móng nông thông thường ở đây là không thích hợp. Lớp đắp và nền sẽ biến dạng cùng cấp --> cần tính toán theo bài toán móng mềm (món này tôi mù tịt )
    - nếu chiểu theo khái niệm sức chịu tải của nền - tải trọng giới hạn mà đất chịu được để không xảy ra phá hoại cắt và nền lún trong giới hạn cho phép. Theo tôi, có thể tính sức chịu tải như sau:
    + Dựa vào độ lún mà thiết kế cho phép sẽ tính được tải trọng giới hạn của lớp đắp - có thể coi là sức chịu tải của đất nền.
    + Nếu coi nền đất là đồng nhất và lớp đắp cũng đồng nhất, mất ổn định trượt hoặc lún trồi sẽ xảy ra ở rìa khối đắp (không biết có đúng ko nhỉ ). Vậy từ chiều cao đắp gây mất ổn định -- xác định tải trọng lớp đất - có thể coi đó là sức chịu tải của đất nền.

    đấy là theo ngu ý tôi hiểu: bác pvegeo muốn coi lớp đắp như một cái móng, phỏng ạ?
    Gravitation is not responsible for people falling in love

    Ghi chú

    Working...
    X