QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cùng so sánh sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cùng so sánh sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn!

    Thời gian qua, tính toán móng cọc cho một công trình, Pre đã gặp một bối rối khi phải điều trần trước các nhà thẩm kế liên quan đến việc sự dụng tiêu chuẩn.

    Bên thiết kế dùng BS, theo qui định của Bộ Xây dựng thì bộ tiêu chuẩn BS được dùng mà không cần xin phép, bên thẩm kế tính theo TCVN ( thực nhất là tiêu chuẩn của Nga) đồng thời theo BS.

    Vấn đề nảy sinh là :
    1- Theo TCVN , tải trọng để tính cọc là tải trong tính toán.
    2- Nhưng theo BS nó lại là tải trọng tiêu chuẩn.

    Câu hỏi là :
    -Liệu có thể đồng thời so sánh hai hệ thống tiêu chuẩn trên hay không?
    - Nếu được thì làm thế naò để đưa ra kết quả chung cho cả hai tiêu chuẩn?
    - Trong trường hợp kết quả chỉ thoả mãn với một tiêu chuẩn thì sẽ xử lý như thế nào?

    Vị nào đã gặp phải rắc rối tương tự xin chỉ bảo đôi điểu, xin cảm ơn.

  • #2
    Ðề: Cùng so sánh sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn!

    Xin cho hỏi BS có phải là British Standard (tiêu chuẩn Anh-quốc) hay không?
    Nếu đúng vậy thì chắc đã lỗi thời rồi, vì bây giờ Anh, Pháp, Ðức, Bỉ, Hà-Lan, Ý... nói chung Europe xài Eurocode.
    Eurocode dành cho mỗi quốc gia có quyền đặt tiêu chuẩn riêng cho hợp điạ phương của họ như : tải trọng, hệ số an toàn trên vật liệu điạ phương...
    Tôi không hiểu vấn đề của bạn lắm, thật vậy :
    1- Từ lâu rồi, tải trọng tính cọc cũng vẫn là tải trọng tính toán. (thí dụ P)
    2- Tải trọng tiêu chuẩn là do phương pháp thử nghiệm nén cọc, sau khi ta nén đúng vào một trọng lương nào đó, thí dụ 1,5P hay gì gì đó, mà độ lún ổn định thì có quyền cho cọc chịu P.
    Bạn thấy hai giá trị này khác nhau Một đằng là thiết kế, một đằng là nghiệm thu (không biết tôi xài chữ Việt có đúng không nữa, hồi tôi ở Việt-Nam, tụi này còn xài tiếng Anh và Pháp, chưa có đủ chữ Việt).

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cùng so sánh sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn!

      Đúng là khi thẩm tra ta nên theo tiêu chuẩn mà thiết kế họ sử dụng vì nếu không sẽ rất khó đi đến kết luận cuối cùng trong trường hợp tiêu chuẩn này thì đạt còn tiêu chuẩn khác lại không đạt. (Tất nhiên nếu kiểm tra theo cả 2 tiêu chuẩn đều đạt thì không phải nói làm gì!)

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cùng so sánh sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn!

        Để có thể thảo luận chi tiết hơn , Pre xin giải thích đôi điều:
        1- Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXD 205 :1998 tại điều số 6.1.6 trong công thức 6.1 phần giải thích viết "P - Tải trọng thẳng đứng tính toán tác dụng lên nhóm cọc"
        2- Theo Tiêu chuẩn BS 8004: 1985- Section two điều khoản 2.3.2.4.1 viết như sau " Loads used in the design of foundations should be unfactored values and not the factored loads calcultated in BS 8110."
        Trước tiên, nếu thật cặn kẽ thì bản chất việc xác định tải trong trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737 và tiêu chuẩn Anh BS 8110 là không giống nhau.
        -Theo TCVN 2737 , tải trọng được tính toán trên cơ sở xác xuất vượt tải cho trước
        - Theo BS 8110 là dựa trên cơ sở số liệu thống kê
        Bản chất hai phương pháp này là khác nhau ( Pre xin không đi vào phân tích chi tiết vì không phải là nội dung tranh luận)

        Việc đem lắp giá trị trong tiêu chuẩn Việt Nam vào tính ở tiêu chuẩn BS đã là một việc làm kiểu " đầu Ngô mình Sở", nhưng hiện không có cách nào khác trong thực hành.
        Kế đến việc gọi tải trọng được tính toán tương đương với factored loads và tải trọng tiêu chuẩn tương đương với unfactored loads cũng là sự chuyển đổi không chínhd thức.
        Sau khi ta chấp nhận hai không đồng nhất trên , thì ta lại tiếp đến phải sử lý vấn đề quan niện tải trọng trọng nào là tải trọng sử dụng trong các phép tính như vướng mắc Pre nêu ở đầu bài.
        Rõ ràng việc khẳng định định kết quả tính là sai hay đúng giữa hai tiêu chuẩn là việc làm cần thật thận trọng và còn nhiều thảo luận nữa trong những nhà chuyên môn, nhất là khi kết quả phủ nhận nhau.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cùng so sánh sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn!

          Nguyên văn bởi Prebronzer
          Thời gian qua, tính toán móng cọc cho một công trình, Pre đã gặp một bối rối khi phải điều trần trước các nhà thẩm kế liên quan đến việc sự dụng tiêu chuẩn.

          Bên thiết kế dùng BS, theo qui định của Bộ Xây dựng thì bộ tiêu chuẩn BS được dùng mà không cần xin phép, bên thẩm kế tính theo TCVN ( thực nhất là tiêu chuẩn của Nga) đồng thời theo BS.

          Vấn đề nảy sinh là :
          1- Theo TCVN , tải trọng để tính cọc là tải trong tính toán.
          2- Nhưng theo BS nó lại là tải trọng tiêu chuẩn.
          Câu hỏi là :
          -Liệu có thể đồng thời so sánh hai hệ thống tiêu chuẩn trên hay không?
          - Nếu được thì làm thế naò để đưa ra kết quả chung cho cả hai tiêu chuẩn?
          - Trong trường hợp kết quả chỉ thoả mãn với một tiêu chuẩn thì sẽ xử lý như thế nào?
          Vị nào đã gặp phải rắc rối tương tự xin chỉ bảo đôi điểu, xin cảm ơn.
          Vấn đề Pre đề cập trên liên quan đến phương pháp tính toán.

          1. Tiêu chuẩn BS 8004: 1986 tính toán nền móng (cả móng nông và móng cọc) theo phương pháp ứng suất cho phép (permissible stress method). Ở Mỹ và nhiều nước khác vẫn áp dụng phương pháp này để thiết kế nền móng. Theo pp ƯSCP tải trọng đua vào tính toán là tải trọng không có hệ số, các giá trị của đất nền để đưa vào tính toán sức chịu tải là các giá trị đặc trưng (characteristic values) có được từ các thí nghiệm trong phòng hoặc hiện trường. Sức chịu tải cho phép của nền đất được xác định bằng SCT cực hạn chia cho một hệ số an toàn tổng thể FS=2~4, hệ số an toàn tổng thể này xét đến tất cả các yếu tố như sự bất thường của tải trọng, sự biến động của đặc trưng đất nền, độ tin cậy của phương pháp tính toán...

          2. Từ những năm 60, 70 các nước ở châu Âu và Mỹ chuyển sang thiết kế kểt cấu phần trên (superstructure) theo phương pháp trạng thái giới hạn (TTGH) và như vậy có nghĩa là các phương pháp thiết kế không thống nhất được áp dụng cho phần kết cấu bên trên (PP TTGH) và phần nền đất (PP ƯSCP). Điều này gây kho khăn cho công tác thiết kế chung.

          Hiện nay các nước Châu Âu muốn có một hệ thống thiết kế thống nhất cho toàn bộ công trình và do vậy họ áp dụng phương pháp TTGH trong thiết kế nền móng - thể hiện ở tiêu chuẩn EC-7. Nội dung của phương pháp này thì mọi người đã biết, cơ bản gồm 2 TT: THGH tối hậu (ultimate) và TTGH sử dụng (serviceability). Theo TTGH tối hậu thì tải trọng đưa vào tính toán là tải trọng có hệ số, và các giá trị nền đất là các giá trị thiết kế (design values) được xác định bằng các giá trị đặc trưng nói trên chia cho các hệ số cục bộ. Nói tóm lại là thay vì dùng hệ số an toàn tổng thể FS thì dùng các hệ số cục bộ phù hợp với quy trình thiết kế phần trên.

          Ở Mỹ nhiều tổ chức cũng giới thiệu phương pháp thiết kế theo hệ số thành phần (LRFD) để thiết kế nền móng, phương pháp này tiệm cận với phương pháp TTGH.

          3. Tiêu chuẩn Việt Nam (Liên Xô) quy định thiết kế nền móng theo phương pháp TTGH, do vậy tải trọng đưa vào là tải trọng có hệ số. Đối với nền đất thì sử dụng các hệ số cục bộ chứ không phải là hệ số an toàn tổng thể FS.

          Với các câu hỏi mà Pre đặt ra tôi nghĩ là không so sánh được chính xác các tiêu chuẩn với nhau (tôi đã có bài viết về vấn đề này ở đâu đó phần "tĩnh tải, hoạt tải"), nhưng có thể so sánh gần đúng được. Nếu Pre mà tính theo ca hai phương pháp thì tốt nhất là cứ lấy giá trị thiên về an toằn và chờ kết quả nén tĩnh cọc sau đó điều chinh thiết kế phù hợp.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cùng so sánh sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn!

            Một vấn đề chắc chắn có thể nói được cho việc Prebronzer nêu ra là dù bên thẩm định hay thiết kế dựa vào tiêu chuẩn nào đi nữa thì giá trị dự báo sức tải trọng đó phải gần với tải trọng ở phép thử (tức là nén tĩnh chẳng hạn). Bên thẩm định nếu có mâu thuẫn với bên thiết kế về con số này cũng chưa thể nói ngay là thiết kế sai nhà thiết kế bao giờ cũng thế sẽ chỉ định thử cọc tại hiện trường chứ không dùng kết quả dự báo sức chịu tải theo lý thuyết để làm kết luận ngay lập tức được.
            Cuối cùng ở phép thử cọc bạn sẽ biết dự báo nào sát hơn để làm kinh nghiệm cho project sau. Nếu cả hai dự báo đều không sát với kết quả thí nghiệm thì có thể đặt vấn đề về độ tin cậy của số liệu khảo sát địa chất. Bạn cũng cần thận trọng khi dùng BS vì các thí nghiệm c, fai của việt nam đều tuân theo qui phạm của Nga về việc lấy mẫu, kích thước mẫu pp thử...nếu những số liệu về tính chất cơ lý có được từ BS thì vấn đề có thể ngược lại tức là nên sử dụng BS để dự báo.
            Thân
            HNTuanJP
            3 fundametal questions of mankind:
            Where we are from? Why we exist? What is our ultimate aim?

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cùng so sánh sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn!

              Tôi xin góp bàn luận một chút
              Chuyện hai ông Tu vấn mỗi ông dùng 1 Tiêu chuẩn để tranh luận thì xảy ra nhiều rồi. Vấn đề là đầu bài phải giống nhau, công cụ cũng phải giống nhau.
              Lấy ví dụ quen thuộc của tôi là thiết kế cầu. Nêu bên TK dung TCVN, tuc là TC Nga, dua trên lý thuyết tính toắn theo các Trạng thái giới hạn. Nếu Bên Thẩm tra lại dùng TC cua Mỹ, dụa trên Lý thuyết tính toắn theo ung suất cho phép. Thế thì cãi nhau suốt ngày.
              Cách giải quyết là:
              - Ngay trong NHiệm vụ thiết kế đã ghi ro là công trình đuoc thiết kế theo TC nào. Vậy cả hai Tu vấn đều phải dùng cùng 1 TC thiết kế cũng nhu cùng một hệ thống các TC về thí nghiệm vật liệu và đất đá
              - Có thể chấp nhận việc dùng 1 TC khác để tham khảo thêm và so sánh tỷ số giua các vế trái và vế phải trong mỗi điều kiện kiểm toắn. Nghĩa là so sánh về múc độ dụ trũ an toàn (trị số này không có thú nguyên) của các đieu kiện kiểm toắn (cuong độ, độ võng, nút, dao động).
              - Tuy nhiên thuong thì mỗi Tu vấn có thể và nên dùng các phần mềm khác nhau để Phân tích kết cấu. còn lúc lập các tổ hợp nội lục có nhân hệ số và duyệt mặt cắt các kiểu thì phải dùng cùng 1 TC mói dễ đi đến thống nhất được.
              GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
              ĐT: 0913 555 194

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cùng so sánh sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn!

                Tôi cũng xin bàn luận đôi chút:
                - Việc so sánh hai tiêu chuản của ta và tây hoàn toàn có thể làm được nếu áp dụng đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn của nước đó. Ví dụ BS với TCXD hay SNiP, bằng cách thống nhất đầu vào (tải trọng tiêu chuẩn cho tĩnh tải, hoạt tải) và đặc trưng vật liệu (bê tông, thép), hoặc đặc trưng của đất nền. Sau đó tính nhất quán theo BS ra bao nhiêu thép, theo TCXD (SNiP) ra bao nhiêu thép rồi so sánh với nhau hoặc chia ngược lại hai vế của phương trình cân bằng xem hệ số dự trữ an toàn của ta là bao nhiêu, tây là bao nhiêu.
                - Chúng tôi cũng gặp trường hợp tương tự khi kết hợp chào thầu EC, bị chủ đầu tư xoay. Phía Tây chỉ cấp nhà tiền chế, còn chúng tôi chào sàn, tường và móng. Họ dùng tiêu chuẩn BS và cấp cho chúng tôi tải trọng chân cột để tính móng. Chúng tôi sử dụng toàn bộ phần tính toán của họ, xem xét lại thông số đầu vào của họ và tính toán lại theo cách của ta sử dụng TC Việt Nam để ra kết quả TK móng được phương án thứ nhất. Phương án thứ 2 là dùng tải trọng chân cột của họ tiếp tục tính móng theo BS để ra kết quả thiết kế móng.
                Hai phương án có sự khác nhau, chúng tôi trình chủ đầu tư và yêu cầu thống nhất sử dụng TC nào do họ quyết định.
                Last edited by mrtuan; 24-08-2005, 01:15 AM.

                Ghi chú

                Working...
                X